Hôm nay,  

Đồng Minh Với Mỹ?

09/07/201300:00:00(Xem: 9816)
...Mỹ giúp xây lại Dinh Độc Lập cho VNCH, đã có tin đồn họ đã gắn máy nghe trong tường...

Nước Mỹ cũng như cả thế giới trong gần hai tháng qua hầu như đã bị hoàn toàn tê liệt, gần như chẳng có gì quan trọng xẩy ra nữa, ngoài những xì-căng-đan liên tục của chính quyền Obama. Tin TT Obama chu du Phi Châu tốn cả trăm triệu bạc, thậm chí lời hứa tặng Phi Châu một tỷ đô để tăng cường hệ thống điện lực cũng chẳng ai ngó ngàng, mặc dù trong thời buổi thắt lưng buộc bụng “sequester” này, các chi tiêu của Nhà Nước đang bị cắt lung tung. Cột báo này tuần trước có viết “cơn mưa này chưa tạnh, cơn bão khác đổ đến”. Bây giờ lạ lùng thay, lại phải viết lại câu đó lần nữa.

Lần này là xì-căng-đan chính quyền Obama cho đặt hệ thống nghe lén các… chính phủ và tổ chức đồng minh. Trước đây, ta đã nghe tin NSA nghe lén cả thế giới, tất cả những cá nhân không phải là công dân Mỹ đều có thể bị NSA nghe lén, kể cả công dân các nước đồng minh trong Liên Hiệp Âu Châu.

Nghe tin này, phát ngôn viên chính phủ Ý Đại Lợi đã phản đối mạnh mẽ và đặt câu hỏi chính quyền Mỹ lấy quyền gì theo dõi các công dân Ý. Báo chí Anh rầm rộ lên án và đặt vấn đề chính phủ Anh có biết chuyện NSA nghe lén công dân Anh không, và có hợp tác với chính quyền Obama trong việc làm bất hợp pháp này không.

Câu chuyện chưa ngã ngũ đến đâu, thì mới đây tờ báo lớn nhất Đức, Der Spiegel lại xì tin động trời hơn là chính quyền Obama đặt máy nghe lén hầu hết các tổ chức và cơ sở ngoại giao, tổng cộng có ít ra là 38 đối tượng bị nghe lén, trong đó có các toà đại sứ các nước đồng minh như Pháp, Ý, Hy Lạp, Nhật, Mexico, Đại Hàn, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn và tòa đại diện của nhiều nước tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước, qua các máy có tên là “dropmire” gắn trong các tòa đại sứ.

Đi xa hơn nữa, NSA cũng đặt hệ thống nghe lén trụ sở chính phủ Liên Hiệp Âu Châu và bộ tư lệnh Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), xâm nhập vào các đường giây điện thoại của các viên chức cao cấp trong hai tổ chức trên.

Theo tài liệu của Spiegel, tại thủ đô Liên Âu, Brussels (cũng là thủ đô của Vương Quốc Bỉ), chính quyền Mỹ đặt nguyên một hệ thống nghe lén các đường giây điện thoại từ trong tòa nhà Justus Lipsius, là trụ sở của chính phủ và quốc hội Liên Âu. Hệ thống nghe lén của Mỹ được đặt tại khu vực của Mỹ do NSA kiểm soát, trong cao ốc của Bộ Tư Lệnh NATO, trong vùng ngoại ô Brussels. Điều chưa rõ ràng là không biết vị tướng Tổng Tư Lệnh NATO, là người Mỹ, có biết gì về chuyện nghe lén các tướng lãnh trong Bộ Tư Lệnh của ông, hay có cho phép hay không.

Không những chỉ nghe lén điện thoại, mà NSA còn chui vào cả các máy fax để thu lại những tài liệu được chuyển qua những máy này, và thâm nhập một cách quy mô vào các hệ thống điện toán quốc gia của các nước và tổ chức đồng minh này.

Ngoài ra, Der Spiegel cũng cho biết NSA theo dõi các nước Âu Châu trên một quy mô rộng lớn hơn mọi dự đoán. Riêng tại Đức không thôi, mỗi tháng NSA theo dõi khoảng 500 triệu cuộc điện đàm và khoảng 300 triệu dữ kiện từ internet (emails và dữ kiện về truy cập các trang mạng) mỗi tháng. Điều đáng ghi nhận là việc theo dõi này xẩy ra ngoài nước Mỹ, do đó, không cần trát toà và không có giới hạn gì trên phương diện pháp luật Mỹ.

Tin động trời này do một trong những nhà báo có uy tín nhất của Âu Châu thu thập được khi ông này bay qua Hồng Kông phỏng vấn anh Edward Snowden, người đã xì tin NSA theo dõi thiên hạ, hiện đang trốn tại phi trường Moscow. Ông ký giả Đức này cho biết tin sốt dẻo đã được anh Snowden xì ra, với đầy đủ bằng chứng do anh lén lấy cắp mang theo.

Cho dù ông ký giả viết gì thì dĩ nhiên tin này vẫn còn cần phải kiểm chứng, nhưng đã gây rúng động chính trường Âu Châu.

Chủ tịch quốc hội Liên Âu Martin Schulz bày tỏ sự “quan ngại lớn”, và so sánh việc làm của NSA với tổ chức mật vụ KGB của Liên Sô thời chiến tranh lạnh, và nói thẳng thừng ông có cảm tưởng Mỹ đã coi Liên Âu như là kẻ thù. Chủ Tịch Liên Âu, ông Jose Manuel Barroso, ra lệnh cho các viên chức an ninh rà soát lại toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc của Liên Âu để khám phá ra mọi hệ thống theo dõi lén lút.

Bộ trưởng Tư Pháp Đức cho rằng hành động này mang chúng ta trở về thời “chiến tranh lạnh”. Có điều khác biệt là trong thời chiến tranh lạnh, phe Mỹ và các đồng minh Tây Phương do thám phe cộng sản Đông Âu, trong khi bây giờ lại là chính quyền Mỹ do thám các đồng minh Tây Âu. Bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel, cho rằng nếu chuyện do thám này là đúng thì đó là một chuyện không thể chấp nhận được. Bà Merkel sắp phải trực diện với cuộc bầu cử quốc hội của Đức, được dự trù cho hai tháng nữa, trong khi dư luận quần chúng Đức hết sức phẫn nộ trước tin NSA do thám này.

Ngoại trưởng Pháp chính thức yêu cầu chính quyền Obama giải thích trong khi TT Pháp Francois Hollande, đòi hỏi Hoa Kỳ chấm dứt ngay tức thời mọi hành động do thám chính phủ Pháp, nếu không thì Pháp sẽ không tham gia cuộc thương thảo mậu dịch tự do giữa Liên Âu và Mỹ dự tính khai mạc trong tuần tới.

Nói chung, phản ứng của các đồng minh Liên Âu đã là một thảm họa ngoại giao với tầm mức chưa từng thấy cho chính quyền Obama. Chưa khi nào các đồng minh lại bất mãn với Mỹ như vậy, cho dù trước đây Liên Âu đã từng có những bất đồng chính kiến với Mỹ như dưới thời chiến tranh Việt Nam và dưới thời chiến tranh Iraq.

Riêng chính phủ Anh thì đã im hơi lặng tiếng, chỉ vì Anh đã hợp tác chặt chẽ với NSA trong việc thu thập thông tin này, qua tổ chức GCHQ (General Command Headquarter, là tổ chức phản gián của Anh, tương tự như NSA).

Báo chí Âu Châu nhất loạt chỉ trích thâm tệ, từ báo thiên hữu Frankfurter Allgemeine của Đức đến thiên tả Le Monde của Pháp. Tờ Financial Times của Anh đã viết bài về sự sụp đổ hoàn toàn của thần tượng cấp tiến của Âu Châu, mô tả TT Obama là người chuyên nói một đàng làm một nẻo, nói chuyện như Jimmy Carter mà hành xử còn mánh mung hơn Kissinger. Điển hình là chính sách chống khủng bố, một mặt chỉ trích phương thức của TT Bush, mặt khác vi phạm nhân quyền và luật pháp gấp bội Bush qua việc dùng máy bay không người lái bắn giết bừa bãi.

Phản ứng của chính quyền Obama đã chứng tỏ một sự bối rối, không biết phải giải thích như thế nào. Ngoại Trưởng John Kerry tuyên bố ông không biết gì về chuyện do thám này, sẽ tìm hiểu và bàn lại sau.

Toà Bạch Ốc đã mau mắn xuất thế võ thủ sở trường là... chiả tay về người khác để đổ thừa chạy tội. Ông Ben Rhodes, phụ tá an ninh quốc gia –trực thuộc Tòa Bạch Ốc- đã bán cái, tuyên bố đây là chuyện của giới tình báo, họ mới là những người có câu giải thích rõ ràng. Làm như thể Tòa Bạch Ốc không biết gì về các việc làm của các cơ quan an ninh tình báo vậy.

TT Obama, trong một cuộc họp báo tại Tanzania, đã lên tiếng đại khái cho chuyện này là “chuyện bé xé ra to” của truyền thông. Theo ông, tất cả các chính quyền của bất cứ nước nào cũng đều có các bộ phận thu thập thông tin, từ thù cũng như bạn, để “có thể hiểu rõ vấn đề hơn” như ông nói. Mặt khác, TT Obama cũng hứa sẽ cho điều tra lại toàn bộ vấn đề xem Mỹ đã có đi quá xa không.


Nhìn chung vào vấn đề, điều TT Obama nói không phải là sai. Sự thật là chuyện do thám lẫn nhau là chuyện chẳng những bình thường mà còn cần thiết. Ai cũng tìm cách do thám mọi người khác, thù cũng như bạn. Ngay cả Do Thái và Mỹ cũng đã do thám lẫn nhau tối đa, mặc dù đây là hai nước đồng minh khắng khít nhất từ trước đến nay. Trong chính trị nội bộ Mỹ, chuyện hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ do thám lẫn nhau cũng là chuyện thường tình thôi.

Ngay cả ngoài phạm vi chính trị hay quân sự, việc tìm hiểu về chíến lược kinh doanh của công ty cạnh tranh, hay việc ăn cắp kỹ thuật sáng chế là chuyện đương nhiên. Đúng như TT Obama nói, mục tiêu là thu thập càng nhiều tin tức càng tốt, để giúp hiểu rõ sự việc hơn.

Nhưng có hai vấn đề đặt ra là chừng mực và kín đáo. Đối với kẻ thù thì dĩ nhiên chuyện chừng mực không được đặt ra, càng moi được nhiều tin tức càng tốt, càng theo dõi sâu, càng hại nhau nhiều càng tốt, không có giới hạn. Nhưng đối với bạn và đồng minh, thì nhất định là phải có giới hạn, có chừng mực nào đó, không thể nào coi đồng minh như kẻ thù. Giữa tổng thống Mỹ và thủ tướng Đức chẳng hạn, dù sao cũng phải có một lằn ranh không thể vượt qua được.

Do đó, câu hỏi ở đây là TT Obama đã đi quá xa hay không? Dĩ nhiên là đối với Mỹ thì câu trả lời là không, nhưng còn đối với đồng minh thì sao? Dù sao thì quan hệ Mỹ với các đồng minh đã bị sứt mẻ nặng, và sự nghi kỵ lẫn nhau đã lên đến mức cao, và trong những ngày tháng tới, chính quyền Obama sẽ phải tốn nhiều công sức giải thích và hàn gắn.

Vấn đề thứ hai là chuyện kín đáo. Trong chính trị, luôn luôn có những chuyện “hiểu ý nhau”, làm những chuyện không đẹp đối với nhau, nhưng một cách kín đáo, đừng để mất mặt nhau quá. Nói trắng ra, ăn vụng của nhau có thể tha thứ được nếu chịu khó chùi mép sạch sẽ một chút. Việc xì tin Mỹ theo dõi, đặt máy nghe lung tung sẽ khiến các chính phủ Liên Âu mất mặt không ít vì chứng tỏ mình quá tệ, hệ thống an ninh tình báo quá kém cỏi, khó giải thích cho dân. Vấn đề nghe tin lén, do thám lẫn nhau cũng là vấn đề nhạy cảm mạnh bên Âu Châu, là nơi đã từng trải qua những chế độ độc tài từ Hitler đến phát-xít đến cộng sản. Một tờ báo lớn bên Đức đã có bài bình luận nói lên rất rõ suy tư của dân Châu Âu: thà phải đối đầu với nguy cơ khủng bố đe dọa an ninh một chút chứ không chấp nhận mất quyền tự do, bị theo dõi như thời Gestapo hay KGB trước đây.

Chuyện NSA nghe lén tất cả các đồng minh cũng đã đục một lỗ thủng lớn trong lập luận của NSA giải thích việc nghe lén thiên hạ vì nhu cầu chống khủng bố. Bây giờ, khi đối tượng nghe lén là các chính phủ đồng minh thì việc biện giải chống khủng bố mất hết tình lý. Chẳng lẽ khủng bố nằm trong lòng các chính quyền đồng minh luôn sao?

Trở lại vấn đề NSA nghe lén dân Mỹ, T T Obama cũng đã xác nhận cần phải có một sự cân bằng nào đó giữa hai nhu cầu: nhu cầu an ninh chống khủng bố, và nhu cầu bảo vệ tự do cá nhân. Ông khẳng định ông hoan nghênh việc mở một cuộc đối thoại, hay thảo luận ở tầm mức cả nước về vấn đề này.

Nhưng đề nghị này đã bị cả phe hữu lẫn phe tả bác bỏ ngay lập tức. Thứ nhất, họ cho rẳng cuộc đối thoại nếu TT Obama chân thành, đã phải được mở ra từ trước khi nghe lén chứ không phải đợi đến nghe lén cả mấy năm trời rồi bị bật mí ra thì mới hô hào thảo luận. Thứ nhì là chuyện thảo luận không thể có được khi các cuộc nghe lén và theo dõi lén vẫn tiếp tục.

Trong khi đó thì vấn đề quy chế của anh Snowden vẫn chưa rõ ràng. Anh Snowden đã nộp đơn xin tỵ nạn với tổng cộng hơn hai chục quốc gia, nhưng cho đến nay, một nửa đã từ chối hoặc thẳng thừng, hoặc viện cớ này cớ nọ.

Dường như trước áp lực của Mỹ, chính quyền Ecuador cũng đã có vẻ dè dặt hơn trước khi quyết định cho anh Snowden tỵ nạn hay không. Dù sao thì Mỹ vẫn còn viện trợ mỗi năm cả trăm triệu đô cho Ecuador, cũng như việc Mỹ vẫn là thị trường hàng đầu của ngành xuất cảng của Ecuador. Người ta ước tính ít ra là gần nửa triệu nhân công Ecuador làm việc trong các ngành liên quan đến các sản phẩm xuất cảng qua Mỹ. Đây là con số không nhỏ so với dân số 15 triệu của Ecuador. Mỹ mà quyết định cấm vận thì Ecuador sẽ rơi ngay vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Khác với Venezuela có quyền hò hét chống Mỹ mạnh vì Venezuela có mỏ dầu hoả rất lớn, không lệ thuộc vào Mỹ trên phương diện kinh tế. Có tin là Venezuela đã chấp nhận cho anh Snowden tỵ nạn.

Anh Snowden cũng đã chính thức xin tỵ nạn tại Nga. TT Putin đã mau mắn lên tiếng, khẳng định Nga sẽ cứu xét, nhưng với điều kiện tiên quyết là anh Snowden phải chấm dứt mọi hành động có “phương hại cho đối tác Mỹ”, có nghĩa là phải ngưng phổ biến tin mật anh đang có. TT Putin cũng nhìn nhận điều kiện này có vẻ lạ lùng đến từ “cửa miệng của tôi”. Sau khi nghe điều kiện này, anh Snowden đã rút lại đơn xin tỵ nạn ở Nga.

Thực tế, không ai tin câu nói này của ông chính khách ma đầu Putin vì có rất nhiều hy vọng Nga đã và sẽ tiếp tục khai thác tối đa kho dữ kiện mật của anh Snowden. Chuyện đòi anh Snowden ngưng phổ biến tin mật có vẻ như chỉ là dành độc quyền khai thác cho Nga thôi. Chưa ai quên TT Putin xuất thân là trùm KGB của Liên Sô trước đây.

Một “nạn nhân” bất ngờ của những xào xáo gia cang trong nội bộ đồng minh cũng như trong cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Nga và Trung Cộng là bà cựu ngoại trưởng Hillary Clinton. Ngôi sao Hillary dù muốn hay không cũng đã bị lu mờ phần nào vì những thất bại liên tục trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong suốt hơn bốn năm nhiệm kỳ của TT Obama như cột báo này đã bàn trong tuần rồi, bây giờ được đưa lên trang nhất của báo chí khắp thế giới. Do đó, cũng không phải chuyện đáng ngạc nhiên khi ta thấy bà cựu ngoại trưởng đã tuyệt đối giữ im lặng, không lên tiếng để tự bào chữa hay biện minh gì cho mình trong suốt mấy tháng qua, kể cả khi vụ khủng bố tấn công giết chết đại sứ Mỹ tại Benghazi được thảo luận trước quốc hội.

Câu chuyện của chính quyền Obama đối xử với đồng minh Âu Châu có thể là một cú sốc lớn cho dân mấy xứ này, nhưng thật ra chẳng có gì đáng làm cho dân mấy xứ đồng minh nhược tiểu ngạc nhiên hết. Dân ta, cũng như dân Phi, dân Iran, dân Tầu, dân Panama, v.v... đã nếm mùi “đồng minh” với Mỹ quá nhiều rồi, đã biết rõ mùi vị từ lâu rồi. Dân Việt ta còn nhớ khi Mỹ giúp xây lại Dinh Độc Lập cho VNCH, đã có tin đồn họ đã gắn máy nghe trong tường của nhiều phòng họp trong dinh, và do đó, đã biết hết mọi tính toán của TT Thiệu, là “đồng minh” đang được Mỹ giúp tối đa trong cuộc chiến chống CSBV.

Obama hay Roosevelt, hay Johnson, hay Nixon gì thì cũng vẫn là chuyện quyền lợi của Mỹ trên hết, nếu cần thí vài anh đồng minh thì ... “sorry nhé!”. (07-07-13)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
10/07/201305:48:47
Khách
The nhung giua My va TC ban chon ben nao?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.