Tính đến nay, đã có một chục tổ chức hưởng ứng lời kêu gọi của BPSOS và đã góp ý với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho cuộc kiểm tra sắp tới đây về tình trạng vị phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Đầu năm nay, BPSOS bắt đầu chương trình huấn luyện và hướng dẫn cho nhiều nhóm ở trong nước và ở hải ngoại về các cơ chế và thể thức của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, mà trong đó Kiểm Tra Định Kỳ Toàn Cầu là một thể thức quan trọng. Cứ 4.5 năm tất cả các quốc gia thành viên của LHQ đều phải qua cuộc kiểm tra này.
Lần đầu tiên Việt Nam qua cuộc kiểm tra là tháng 5, 2009. Cuộc kiểm tra kế tiếp sẽ diễn ra vào tháng 1 hay tháng 2, 2014. Tại buổi kiểm tra lần này, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ sẽ kiểm tra những cải thiện về nhân quyền so với cách đây 4.5 năm. Đại diện chính quyền Việt Nam sẽ phúc trình và trả lời các câu hỏi đến từ các chính quyền hoặc tổ chức nhân quyền.
Để có được một tổng quan chính xác về thực trạng nhân quyền ở Việt Nam, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tạo cơ hội cho mọi thành phần dân chúng ở trong nước góp ý. Tuy nhiên, ít nhóm ở trong nước biết về thể thức này hoặc có khả năng và phương tiện để vận dụng thể thức này và lên tiếng trực tiếp với LHQ.
“Chúng tôi đã tổ chức những buổi huấn luyện trực tuyến cho người dân ở quốc nội và phổ biến các bài viết hướng dẫn ở cả trong lẫn ngoài nước,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, cho biết.
Theo Ông, BPSOS còn giúp các nhóm ở trong nước về biên soạn và dịch thuật.
Ông cho biết là hiện BPSOS tiếp tục giúp kỹ thuật cho nhiều bản góp ý khác, sẽ được nộp cho Hội Đồng Nhân Quyền LHQ trong hai tuần tới đây. Thời hạn góp ý đã được nới rộng đến cuối tháng 6 thay vì chấm dứt ngày 17 tháng 6 như trước đây.
“Đây là cơ hội để người dân ở trong nước và các nạn nhân của chế độ có tiếng nói ngang bằng với tiếng nói của chế độ ở diễn đàn LHQ,” Ts. Thắng giải thích. “Và qua đó, quốc tế sẽ biết rõ hơn về tình trạng vi phạm nhân quyền và biết thêm những thành phần dân chủ ở trong nước.”
Các bản góp ý kể trên được cài đặt ở trang blog “Tiếng Nói Dân Chủ Của Việt Nam”: http://dvov.org. Trang blog này do BPSOS thực hiện để đưa tiếng nói của người dân trong nước đến với quốc tế.
Các bản góp ý đã nộp:
(1) BPSOS trình bày về tình trạng tra tấn và bạo hành bởi công an
(2) CAMSA trình bày về tình trạng buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước
(3) Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu trình bày về chính sách cưỡng chế đất và nhà, và ảnh hưởng của nó đến tài sản của công dân Hoa Kỳ
(4) Nhóm LM Nguyễn Kim Điền trình bày về chính sách đàn áp tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo
(5) Hội người Hmong Lưu Vong trình bày về chính sách đàn áp người Hmong theo Thiên Chúa Giáo
(6) Liên Hiệp Hội Thánh Em và Tin Đồ Cao Đài trình bày về chính sách đàn áp đạo Cao Đài
(7) Khối 8406 trình bày về vi phạm quyền tự do báo chí, tôn giáo và tín ngưỡng, quan điểm và ngôn luận, tự quyết, đi lại và tham gia chính quyền
(8) Front Line Defenders trình bày về sự đàn áp nhắm vào các nhà tranh đấu cho nhân quyền
Ts. Thắng cho biết là bắt đầu tháng 7, BPSOS sẽ tổ chức các buổi huấn luyện và hướng dẫn cho người dân ở trong nước và các nhà tranh đấu cho nhân quyền ở hải ngoại về các thể thức đặc biệt về nhân quyền của LHQ.
Đầu năm nay, BPSOS bắt đầu chương trình huấn luyện và hướng dẫn cho nhiều nhóm ở trong nước và ở hải ngoại về các cơ chế và thể thức của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, mà trong đó Kiểm Tra Định Kỳ Toàn Cầu là một thể thức quan trọng. Cứ 4.5 năm tất cả các quốc gia thành viên của LHQ đều phải qua cuộc kiểm tra này.
Lần đầu tiên Việt Nam qua cuộc kiểm tra là tháng 5, 2009. Cuộc kiểm tra kế tiếp sẽ diễn ra vào tháng 1 hay tháng 2, 2014. Tại buổi kiểm tra lần này, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ sẽ kiểm tra những cải thiện về nhân quyền so với cách đây 4.5 năm. Đại diện chính quyền Việt Nam sẽ phúc trình và trả lời các câu hỏi đến từ các chính quyền hoặc tổ chức nhân quyền.
Để có được một tổng quan chính xác về thực trạng nhân quyền ở Việt Nam, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tạo cơ hội cho mọi thành phần dân chúng ở trong nước góp ý. Tuy nhiên, ít nhóm ở trong nước biết về thể thức này hoặc có khả năng và phương tiện để vận dụng thể thức này và lên tiếng trực tiếp với LHQ.
“Chúng tôi đã tổ chức những buổi huấn luyện trực tuyến cho người dân ở quốc nội và phổ biến các bài viết hướng dẫn ở cả trong lẫn ngoài nước,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, cho biết.
Theo Ông, BPSOS còn giúp các nhóm ở trong nước về biên soạn và dịch thuật.
Ông cho biết là hiện BPSOS tiếp tục giúp kỹ thuật cho nhiều bản góp ý khác, sẽ được nộp cho Hội Đồng Nhân Quyền LHQ trong hai tuần tới đây. Thời hạn góp ý đã được nới rộng đến cuối tháng 6 thay vì chấm dứt ngày 17 tháng 6 như trước đây.
“Đây là cơ hội để người dân ở trong nước và các nạn nhân của chế độ có tiếng nói ngang bằng với tiếng nói của chế độ ở diễn đàn LHQ,” Ts. Thắng giải thích. “Và qua đó, quốc tế sẽ biết rõ hơn về tình trạng vi phạm nhân quyền và biết thêm những thành phần dân chủ ở trong nước.”
Các bản góp ý kể trên được cài đặt ở trang blog “Tiếng Nói Dân Chủ Của Việt Nam”: http://dvov.org. Trang blog này do BPSOS thực hiện để đưa tiếng nói của người dân trong nước đến với quốc tế.
Các bản góp ý đã nộp:
(1) BPSOS trình bày về tình trạng tra tấn và bạo hành bởi công an
(2) CAMSA trình bày về tình trạng buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước
(3) Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu trình bày về chính sách cưỡng chế đất và nhà, và ảnh hưởng của nó đến tài sản của công dân Hoa Kỳ
(4) Nhóm LM Nguyễn Kim Điền trình bày về chính sách đàn áp tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo
(5) Hội người Hmong Lưu Vong trình bày về chính sách đàn áp người Hmong theo Thiên Chúa Giáo
(6) Liên Hiệp Hội Thánh Em và Tin Đồ Cao Đài trình bày về chính sách đàn áp đạo Cao Đài
(7) Khối 8406 trình bày về vi phạm quyền tự do báo chí, tôn giáo và tín ngưỡng, quan điểm và ngôn luận, tự quyết, đi lại và tham gia chính quyền
(8) Front Line Defenders trình bày về sự đàn áp nhắm vào các nhà tranh đấu cho nhân quyền
Ts. Thắng cho biết là bắt đầu tháng 7, BPSOS sẽ tổ chức các buổi huấn luyện và hướng dẫn cho người dân ở trong nước và các nhà tranh đấu cho nhân quyền ở hải ngoại về các thể thức đặc biệt về nhân quyền của LHQ.
Gửi ý kiến của bạn