(Chuyển ngữ, theo trang nhà của Liên Hiệp Quốc - www.un.org)
Phật Đản là ngày lễ của Phật tử trên toàn thế giới và là cơ hội cho tất cả thành viên trong cộng đồng quốc tế lợi lạc từ những truyền thống phong phú của mình. Mùa kỷ niệm năm nay, cũng rơi vào thời điểm những xung đột và khổ đau đang đầy rẫy khắp nơi, là dịp để chúng ta kiểm nghiệm phương cách nào giáo huấn Phật giáo có thể soi sáng ứng xử của chúng ta trước những thách thức thời đại.
Đối diện và giải quyết những vấn đề khó khăn mà thế giới chúng ta đang gặp phải vốn cũng tương ưng với tinh thần Phật giáo. Đức Phật, khi còn là một vị thái tử trẻ tuổi, đã rời bỏ sự an ổn nơi cung điện của mình để khám phá ra bốn nổi khổ đau của sanh, bệnh, lão, và tử. Trong lúc thực tại đau khổ này không thể tránh được, Phật giáo đã cống hiến tuệ giác giúp chúng ta đối trị với chúng. Lịch sử Phật giáo tràn đầy những điển hình gây nguồn cảm hứng về sức mạnh chuyển hóa của triết lý đạo Phật.
Vào khoảng 3 thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, A Dục Vương, vị hoàng đế danh tiếng, người chinh phục và trị vì một triều đại tàn bạo ở Ấn Độ, sau cùng đã chuyển tâm quay về đạo Phật, từ bỏ bạo lực và đón nhận hòa bình. Các nguyên tắc đạo đức mà vua A Dục cổ xúy cũng như ủng hộ, bao gồm nhân quyền, dân chủ pháp trị, và tôn trọng phẩm giá sự sống, là những giá trị phổ quát của các tôn giáo lớn. Sự kiện ông đã có thể đón nhận các nguyên tắc đạo đức sau nhiều năm chiến tranh tàn khốc là bằng chứng cho thấy thiện tâm của cá nhân có thể chấm dứt khổ đau đang lan tràn. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tinh thần bất bạo động để giúp truyền cảm hứng cho hòa bình và dập tắt xung đột.
Tôi xin dâng tặng những lời chúc tốt đẹp nhất của mình đến Phật giáo đồ đang kỷ niệm ngày Đản Sanh và niềm hy vọng chân thành nhất của tôi là tất cả chúng ta có thể ứng dụng những lý tưởng tâm linh hầu tăng trưởng ý nguyện muốn làm cho thế giới của chúng ta được tốt đẹp hơn.
*
Secretary-General's Message for the Day of Vesak 2013
Vesak Day is a celebration for Buddhists worldwide and an opportunity for all members of the international community to benefit from their rich traditions.
This years observance, falling at a time of widespread strife and misery, is an occasion to examine how Buddhist teachings can inform our response to prevailing challenges.
Confronting the troubling problems facing our world is consonant with Buddhism. The Buddha himself, as a young prince, left the safety of his palace to discover the four sufferings of birth, sickness, old age and death.
While such painful realities cannot be avoided, Buddhism offers insights into how to cope with them. Its history is replete with inspiring examples of the transformative power of Buddhist philosophy.
The legendary King Ashoka, a conqueror who presided over a brutal reign in India some three centuries after the Buddhas passing, ultimately converted to Buddhism, renounced violence and embraced peace.
The values that King Ashoka espoused, including human rights, democratic governance and respect for the dignity of life, are common to all great religions. The fact that he was able to embrace them after years of brutal war offers proof that the goodwill of individuals can end widespread suffering.
Now more than ever, we need the spirit of non-violence to help inspire peace and quell conflict.
I offer my best wishes to believers celebrating Vesak Day, and my sincerest hopes that we may all draw on spiritual ideals to strengthen our resolve to improve our world.
Phật Đản là ngày lễ của Phật tử trên toàn thế giới và là cơ hội cho tất cả thành viên trong cộng đồng quốc tế lợi lạc từ những truyền thống phong phú của mình. Mùa kỷ niệm năm nay, cũng rơi vào thời điểm những xung đột và khổ đau đang đầy rẫy khắp nơi, là dịp để chúng ta kiểm nghiệm phương cách nào giáo huấn Phật giáo có thể soi sáng ứng xử của chúng ta trước những thách thức thời đại.
Đối diện và giải quyết những vấn đề khó khăn mà thế giới chúng ta đang gặp phải vốn cũng tương ưng với tinh thần Phật giáo. Đức Phật, khi còn là một vị thái tử trẻ tuổi, đã rời bỏ sự an ổn nơi cung điện của mình để khám phá ra bốn nổi khổ đau của sanh, bệnh, lão, và tử. Trong lúc thực tại đau khổ này không thể tránh được, Phật giáo đã cống hiến tuệ giác giúp chúng ta đối trị với chúng. Lịch sử Phật giáo tràn đầy những điển hình gây nguồn cảm hứng về sức mạnh chuyển hóa của triết lý đạo Phật.
Vào khoảng 3 thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, A Dục Vương, vị hoàng đế danh tiếng, người chinh phục và trị vì một triều đại tàn bạo ở Ấn Độ, sau cùng đã chuyển tâm quay về đạo Phật, từ bỏ bạo lực và đón nhận hòa bình. Các nguyên tắc đạo đức mà vua A Dục cổ xúy cũng như ủng hộ, bao gồm nhân quyền, dân chủ pháp trị, và tôn trọng phẩm giá sự sống, là những giá trị phổ quát của các tôn giáo lớn. Sự kiện ông đã có thể đón nhận các nguyên tắc đạo đức sau nhiều năm chiến tranh tàn khốc là bằng chứng cho thấy thiện tâm của cá nhân có thể chấm dứt khổ đau đang lan tràn. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tinh thần bất bạo động để giúp truyền cảm hứng cho hòa bình và dập tắt xung đột.
Tôi xin dâng tặng những lời chúc tốt đẹp nhất của mình đến Phật giáo đồ đang kỷ niệm ngày Đản Sanh và niềm hy vọng chân thành nhất của tôi là tất cả chúng ta có thể ứng dụng những lý tưởng tâm linh hầu tăng trưởng ý nguyện muốn làm cho thế giới của chúng ta được tốt đẹp hơn.
*
Secretary-General's Message for the Day of Vesak 2013
Vesak Day is a celebration for Buddhists worldwide and an opportunity for all members of the international community to benefit from their rich traditions.
This years observance, falling at a time of widespread strife and misery, is an occasion to examine how Buddhist teachings can inform our response to prevailing challenges.
Confronting the troubling problems facing our world is consonant with Buddhism. The Buddha himself, as a young prince, left the safety of his palace to discover the four sufferings of birth, sickness, old age and death.
While such painful realities cannot be avoided, Buddhism offers insights into how to cope with them. Its history is replete with inspiring examples of the transformative power of Buddhist philosophy.
The legendary King Ashoka, a conqueror who presided over a brutal reign in India some three centuries after the Buddhas passing, ultimately converted to Buddhism, renounced violence and embraced peace.
The values that King Ashoka espoused, including human rights, democratic governance and respect for the dignity of life, are common to all great religions. The fact that he was able to embrace them after years of brutal war offers proof that the goodwill of individuals can end widespread suffering.
Now more than ever, we need the spirit of non-violence to help inspire peace and quell conflict.
I offer my best wishes to believers celebrating Vesak Day, and my sincerest hopes that we may all draw on spiritual ideals to strengthen our resolve to improve our world.
Gửi ý kiến của bạn