“Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi…”. Đó là tiếng hát khởi đầu cho bản “Tình Ca” sáng tác năm 1952 của người nhạc sĩ tài danh vừa ra đi... về với cội nguồn đầu năm nay 2013.
Bài “Tình Ca” đã dính liền với quê hương tuổi thơ và tôi yêu tiếng nước tôi chân tình: “Mẹ hiền ru những câu xa vời. À ơi! Tiếng ru muôn đời”. Tiếng nước tôi! Lời thơ ý nhạc ấy đã là những bước sơ giao xây đắp mối tình đầu của tôi với quê hương nghèo khó. Lời mẹ ru ngân nga như sẵn mùi lúa chín bạt ngàn, tiếng xưng hô lễ phép rộn ràng của đàn trẻ nhỏ trong thôn xóm và cử chỉ khúm núm dạ vâng, vái chào từ đám dân cầy khi ngài chánh tổng về làng tham quan...
Xa quê hương đã lâu, bao năm tháng sống nhiều nơi trên xứ người, mỗi chặng đường dù dài hay ngắn, tôi đều cố gắng đến trường, học ngôn ngữ của nước họ nhưng luôn luôn tự nhủ lòng, sẽ không bao giờ quên tiếng nước tôi. Tiếng Pháp, tiếng Anh, Tây Ban Nha và cả Ả Rập xứ ngàn lẻ một đêm... nhưng tất cả đều chỉ bám ngoài da thịt bởi “tiếng nước tôi” đã luân lưu trong huyết quản từ khi tôi mới chào đời qua ca dao, câu hò tiếng hát...
Hơn sáu mươi năm nổi trôi trong cuộc đời, chữ nghĩa cũng thăng trầm theo ngày tháng... sống và nghĩ đã chuyển đổi cái nhìn của tôi về câu chuyện “tiếng nước tôi”. Khi xưa chưa biết ngoại ngữ, không có gì để so sánh nhưng bây giờ, nhiều lúc phải nặng đầu, chật vật với cách xưng hô, tôi cảm thấy cách đối đáp của tiếng Việt ứng dụng khó khăn mặc dù trong lòng “tiếng nước tôi” vẫn êm ái, dịu ngọt như thuở ban đầu...
Với cách diễn tả của người ngoại quốc, chủ từ rất dễ sử dụng và ít đụng chạm chẳng hạn như tiếng Pháp: je, tu, il (elle) số nhiều: nous, vous, ils (elles) và tiếng Anh: i, you, he (she) số nhiều: we, you, they. Họ dùng trong tất cả trường hợp không phân biệt ngôi thứ, tiềm ẩn sự bình đẳng của mọi cá nhân trong gia đình hay ở ngoài học đường, xã hội. Giai cấp hoàn toàn không thể hiện mà vẫn giữ được ý tứ lễ độ.
Ngược lại, “tiếng nước tôi” phức tạp hơn! Quá nhiều chủ từ mà “sai một ly đi một dặm” vì gây hiểu lầm dẫn đến sự khinh bạc ngay lúc đầu gặp gỡ nếu vô tình không phát ngôn đúng đắn. Chủ từ tiếng Việt sắp xếp theo thứ bậc cao thấp trong gia đình hay quan hệ ngoài xã hội... mang sẵn vai vế từ địa vị, tuổi tác đến nghề nghiệp và giai cấp. Bao nhiêu thứ bậc, bấy nhiêu chủ từ... đếm không hết chẳng hạn như: thầy, cha, cụ, ông, bà, chú, bác, anh, chị, em, cô, cậu, con, cháu, chắt, tôi, tớ, mày, tao, v..v...
Chúng ta thường ngập ngừng trong cách xưng hô, so đo chọn đại từ “mô” khi đứng trước mọi người để “cái tôi” không “bé” quá mà hội được đủ hai phần: nửa trong khiêm tốn, nửa ngoài kiêu căng! Muốn dễ dàng, chúng ta phải biết rõ thành phần nào đang tiếp xúc chẳng hạn bậc trưởng thượng, “cấp” đàn anh hay “tụi” đàn em và gặp gỡ trong hoàn cảnh nào? Môi trường gia đình khác chốn học đường và nơi công chúng...
Mỗi nhân vật mang sẵn một chủ từ đúng với một người hay nhóm người này nhưng lại không nhất thiết thích hợp cho nhóm kia vì có lúc phải “liệu cơm gắp mắm” tùy thuộc vào sự liên hệ của từng ca nhân. Chưa hết! Khi dùng chủ từ nào, người Việt thường kèm theo một thái độ trong hoàn cảnh đó: gặp người trên khúm núm rụt rè, tiếp cận kẻ dưới thì lạm dụng ngược đãi. Thói quen ấy không thể coi là đức tính khiêm tốn mà ăn sâu vào dân gian như một tệ đoan cần sửa đổi.
Chữ “tôi” là chủ từ tổng quát nhưng người ta hay tránh nó khi đã có sự quen biết thân tình hoặc tuổi tác xấp xỉ. Họ gọi chệch ra thành “cậu” với “tớ”, “bạn” với “mình”, “tao” với “mày” hay ảnh hưởng chữ nghĩa “Phú Lang Sa”, một số gọi nhau bằng “toa” với “moa” đượm chút “giang hồ”cho bớt đi cái “lạnh lùng” của chữ “tôi” nghe sao cứng rắn và khuôn phép! Hai chữ này dễ bầy tỏ sự thân thiện dung hòa nhưng vì bắt nguồn từ gốc thực dân nên không có sức truyền bá hấp dẫn.
Trường hợp chênh lệch nhau nhiều thế hệ, một ông y sĩ trẻ hành nghề tại khu Little Saigon, ỷ vào chức nghiệp “lương y như từ mẫu” mà không cần biết trên dưới, chẩn bệnh các cụ thọ trăm tuổi như bố tôi, nói tiếng Việt bâng quơ “without” chủ từ hoặc bắt buộc thì “phang” hai chữ “ông” với “tôi” là có vấn đề! Sự việc ấy không khỏi làm tôi buồn lòng cho thế thái nhân tình tại một xứ sở văn minh biết nể trọng người già. Ở Việt Nam, nhận thấy chỉ mình ông quan tòa là dùng chữ “tôi” dõng dạc mà không bị xã hội phê bình vì từ cổ đến kim, không ai nghe: “cháu kết tội bác 10 năm tù...” cả. Ấy chỉ là một phần nhỏ những khó khăn khi dùng chủ từ “tiếng nước tôi”.
Đôi khi, cố tình tránh nó vì “cái tôi” nào cũng kém “thân mật” nên dùng chính tên của mình làm chủ từ cho “nhẹ gánh” nhưng thực tế, không phải tất cả trường hợp đều thích ứng... Đa số người Việt ngại ngùng tự xưng vai vế khi mới quen, càng e dè hơn lúc tuổi đời đã cao. Tuy vậy, không thiếu những kẻ chỉ muốn làm “anh chị” người khác ngay từ lúc vừa gặp. Họ tự suy đoán “già” hơn tuổi hoặc ghép mình vào một sự quen biết mơ hồ để xưng “anh, em, chú, bác...” tỏ nét bình dân thân thiện nhưng lại thích “ở trên nhìn xuống” mà ít kẻ muốn “đứng dưới nhìn lên”. Đây là vấn đề tế nhị liên quan tới giáo dục, tâm lý, tính tình hay dân sinh... rất khó phân tách.
Xưng “em” thì khiêm tốn! người nhận mà từ chối cách gọi cũng dễ dàng chỉnh lại nhưng nếu thái quá thì lại bị người đối diện khinh thường cho là giả dối. Ngược lại, cách xử sự “bề trên” trịch thượng trong giao thiệp sẽ không thể đi xa hơn vài ba câu chào.
Có những trường hợp rất lạ, không sao cắt nghĩa rõ căn nguyên: Tôi gặp vợ chồng bạn của ông anh một người bạn nhân dịp hội hè, chồng Nam vợ Bắc, cả hai đều có trình độ, người chồng hơn tôi 2, 3 tuổi, vợ kém tôi cũng 2, 3 tuổi nhưng ngay từ buổi đầu gặp gỡ dù đầu đã hai thứ tóc, chồng xưng “anh” gọi tôi là “em”, vợ kêu tôi là “chú em” ngọt lịm vì tự ý coi tôi ở vai vế thấp, bạn của em ông kia! Họ tưởng tượng một sự giao lưu thân mật mà tôi hoàn toàn không cảm nhận. Dù đánh giá sự trơ trẽn ấy vô ý thức, tôi cũng chịu thua không chuyển đổi được thái độ khiếm nhã của họ nên chỉ còn biết lánh xa...
Tiếng Việt có chiều dài nghìn năm văn hiến. Lịch sử ấy là một niềm hãnh diện nhưng cố chấp nếu nghĩ là không cần chỉnh đốn. Thế giới cũng đang thay đổi chủ từ cho thích hợp chẳng hạn đầu năm 2012 vừa qua, chính phủ Pháp đã ra thông cáo bỏ chữ “cô” mademoiselle trong mọi giao dịch giấy tờ vì người nam và nữ đã thực sự coi như bình đẳng ở xã hội Tây phương. Con trai khi lớn lên thành “ông” Monsieur thì con gái sẽ thành “bà” Madame, không cần biết “cô” ấy có chồng hay không! Ở Âu châu bây giờ, người vợ không cần lấy họ chồng khi lập gia đình như thông lệ cũ do ảnh hưởng từ sự bình quyền vậy thì tại sao chúng ta không ý thức để bổ túc cách dùng chủ từ tiếng Việt cho dễ dàng hơn?
Trên đất nước chúng ta hôm nay, những cô gái tuổi đôi mươi gọi các cụ ngoài bẩy mươi là “anh” xưng “em” trong nhiều dịch vụ... nhìn và nghe sao thấy chói tai dị hợm! Đại từ cố ý bị xào xáo vì đồng tiền đang làm chủ xã hội... bất chấp cả đạo đức tình cảm con người! Họ sử dụng từ ngữ như “mỹ nhân kế”, nhắm thẳng vào tính dục bẩm sinh một cách trơ trẽn để mua bán, quyến rũ những “dê già gặm cỏ non” thì hiển nhiên sẽ dẫn xã hội vào chốn sa đọa. Lắng lòng mà nhận xét kỹ thì vô hình chung, nó sẽ trở thành khí giới âm thầm kéo sập cái chủ nghĩa xã hội bất chính đang u mê đi giật lùi...
Trong vùng Little Saigon, thỉnh thoảng dắt bố tôi đã trên trăm tuổi đi ăn trưa ở nhà hàng. Cô tiếp viên tuổi còn học sinh, ngây thơ gọi cụ là chú, tôi mỉm cười thông cảm và hoàn toàn không để tâm trách cứ cho sự khó khăn của tiếng mẹ đẻ khi tuổi trẻ sống nhiều năm xa quê hương. Cái bẫy ấy người Việt thường bị “loạn” bởi vì tổ tiên đã để lại một gia tài ngôn ngữ véo von thánh thót như tiếng chim nhưng chủ từ lại phân chia và cách ứng dụng dựa vào cả sự xét đoán thuộc cảm tính riêng tư của mỗi người nên rất dễ sai lầm.
Phần cuối cùng mà tôi muốn đề cập là chuyện giai cấp có sẵn trong cách xưng hô của “tiếng nước tôi” tỉ dụ ngài thẩm phán, ông kỹ sư, vị giáo sư, phu xích lô, người dân cầy, đứa ăn mày, kẻ giúp việc, ông anh, thằng em, v..v... Trong gia đình, chồng luôn luôn vai anh, vợ là em, con trai trên hàng con gái và khi áp dụng “quyền huynh thế phụ” người anh chị cả sẵn tính ích kỷ hay từ bi sẽ giữ vai trò lãnh đạo độc tôn... sự bạo hành ít nhiều phải sẩy ra trong hoàn cảnh ấy.
Giai cấp thường chiếm hữu đời sống con người. Bản tính họ tham lam, thích lạm dụng danh xưng và quyền hành để “ăn trên ngồi chốc” nên giai cấp chính là phương tiện thỏa mãn lòng bất nhân ấy. Những chính thể văn minh trải qua nhiều kinh nghiệm đẫm máu nên hiểu rõ và chỉnh đốn vấn đề phức tạp của xã hội. Họ thiết lập hệ thống luật pháp tương đối nhân vị công bằng để giai cấp ngủ yên, né tránh cách mạng. Sự việc trên vẫn còn đúng cho nhiều quốc gia trên thế giới hôm nay kể cả Việt Nam.
Ở đâu có giai cấp là ở đó dễ dàng phát triển sự bất công và nhiều cơ duyên đi đến quá khích để cách mạng bộc phát. Đảng Cộng Sản thế giới cũng từ nguyên nhân này mà khởi động đấu tranh giai cấp vào thế kỷ 20 nhưng hiện nay thì chủ nghĩa ấy đã tàn lụi. Chỉ còn vài ba nước, không may có cả đất nước tôi vẫn bị cai trị bằng bạo lực, đang biến dạng trở thành giai cấp tư bản đỏ “man rợ” nên chính họ sẽ là đối tượng của dân tộc đấu tranh.
Tiếng nước tôi khi xưng hô, tiềm tàng sẵn ý tưởng giai cấp phân chia trong cách sử dụng đại từ nên dân tộc Việt Nam kể từ thời lập quốc, đa số chưa rõ quan niệm sơ đẳng về dân chủ vì thế chúng ta có nên cảnh tỉnh để chỉnh đốn “tiếng nước tôi” ngay lúc này? Một câu hỏi cần giải đáp dù muộn vẫn còn hơn không! Tôi ước mong những nhà ngôn ngữ học của nước mình phát minh ra vài chủ từ đơn giản để xưng hô như tiếng nước ngoài? Khó chăng có lẽ chỉ là thời gian cần thiết để thanh âm mới trở thành thói quen trong ngôn ngữ dân tộc...
Thay đổi cách xưng hô theo tinh thần dân chủ, công bằng để mang lại hạnh phúc cho dân tộc bởi vì “Tiếng Việt còn, Dân Tộc còn”. Hoài vọng một nếp sống thảnh thơi không chà đạp con người qua tiếng xưng hô mới, giản dị mà dễ bắt nhịp cầu thông cảm!
Cao Đắc Vinh (5 / 2013)
Bài “Tình Ca” đã dính liền với quê hương tuổi thơ và tôi yêu tiếng nước tôi chân tình: “Mẹ hiền ru những câu xa vời. À ơi! Tiếng ru muôn đời”. Tiếng nước tôi! Lời thơ ý nhạc ấy đã là những bước sơ giao xây đắp mối tình đầu của tôi với quê hương nghèo khó. Lời mẹ ru ngân nga như sẵn mùi lúa chín bạt ngàn, tiếng xưng hô lễ phép rộn ràng của đàn trẻ nhỏ trong thôn xóm và cử chỉ khúm núm dạ vâng, vái chào từ đám dân cầy khi ngài chánh tổng về làng tham quan...
Xa quê hương đã lâu, bao năm tháng sống nhiều nơi trên xứ người, mỗi chặng đường dù dài hay ngắn, tôi đều cố gắng đến trường, học ngôn ngữ của nước họ nhưng luôn luôn tự nhủ lòng, sẽ không bao giờ quên tiếng nước tôi. Tiếng Pháp, tiếng Anh, Tây Ban Nha và cả Ả Rập xứ ngàn lẻ một đêm... nhưng tất cả đều chỉ bám ngoài da thịt bởi “tiếng nước tôi” đã luân lưu trong huyết quản từ khi tôi mới chào đời qua ca dao, câu hò tiếng hát...
Hơn sáu mươi năm nổi trôi trong cuộc đời, chữ nghĩa cũng thăng trầm theo ngày tháng... sống và nghĩ đã chuyển đổi cái nhìn của tôi về câu chuyện “tiếng nước tôi”. Khi xưa chưa biết ngoại ngữ, không có gì để so sánh nhưng bây giờ, nhiều lúc phải nặng đầu, chật vật với cách xưng hô, tôi cảm thấy cách đối đáp của tiếng Việt ứng dụng khó khăn mặc dù trong lòng “tiếng nước tôi” vẫn êm ái, dịu ngọt như thuở ban đầu...
Với cách diễn tả của người ngoại quốc, chủ từ rất dễ sử dụng và ít đụng chạm chẳng hạn như tiếng Pháp: je, tu, il (elle) số nhiều: nous, vous, ils (elles) và tiếng Anh: i, you, he (she) số nhiều: we, you, they. Họ dùng trong tất cả trường hợp không phân biệt ngôi thứ, tiềm ẩn sự bình đẳng của mọi cá nhân trong gia đình hay ở ngoài học đường, xã hội. Giai cấp hoàn toàn không thể hiện mà vẫn giữ được ý tứ lễ độ.
Ngược lại, “tiếng nước tôi” phức tạp hơn! Quá nhiều chủ từ mà “sai một ly đi một dặm” vì gây hiểu lầm dẫn đến sự khinh bạc ngay lúc đầu gặp gỡ nếu vô tình không phát ngôn đúng đắn. Chủ từ tiếng Việt sắp xếp theo thứ bậc cao thấp trong gia đình hay quan hệ ngoài xã hội... mang sẵn vai vế từ địa vị, tuổi tác đến nghề nghiệp và giai cấp. Bao nhiêu thứ bậc, bấy nhiêu chủ từ... đếm không hết chẳng hạn như: thầy, cha, cụ, ông, bà, chú, bác, anh, chị, em, cô, cậu, con, cháu, chắt, tôi, tớ, mày, tao, v..v...
Chúng ta thường ngập ngừng trong cách xưng hô, so đo chọn đại từ “mô” khi đứng trước mọi người để “cái tôi” không “bé” quá mà hội được đủ hai phần: nửa trong khiêm tốn, nửa ngoài kiêu căng! Muốn dễ dàng, chúng ta phải biết rõ thành phần nào đang tiếp xúc chẳng hạn bậc trưởng thượng, “cấp” đàn anh hay “tụi” đàn em và gặp gỡ trong hoàn cảnh nào? Môi trường gia đình khác chốn học đường và nơi công chúng...
Mỗi nhân vật mang sẵn một chủ từ đúng với một người hay nhóm người này nhưng lại không nhất thiết thích hợp cho nhóm kia vì có lúc phải “liệu cơm gắp mắm” tùy thuộc vào sự liên hệ của từng ca nhân. Chưa hết! Khi dùng chủ từ nào, người Việt thường kèm theo một thái độ trong hoàn cảnh đó: gặp người trên khúm núm rụt rè, tiếp cận kẻ dưới thì lạm dụng ngược đãi. Thói quen ấy không thể coi là đức tính khiêm tốn mà ăn sâu vào dân gian như một tệ đoan cần sửa đổi.
Chữ “tôi” là chủ từ tổng quát nhưng người ta hay tránh nó khi đã có sự quen biết thân tình hoặc tuổi tác xấp xỉ. Họ gọi chệch ra thành “cậu” với “tớ”, “bạn” với “mình”, “tao” với “mày” hay ảnh hưởng chữ nghĩa “Phú Lang Sa”, một số gọi nhau bằng “toa” với “moa” đượm chút “giang hồ”cho bớt đi cái “lạnh lùng” của chữ “tôi” nghe sao cứng rắn và khuôn phép! Hai chữ này dễ bầy tỏ sự thân thiện dung hòa nhưng vì bắt nguồn từ gốc thực dân nên không có sức truyền bá hấp dẫn.
Trường hợp chênh lệch nhau nhiều thế hệ, một ông y sĩ trẻ hành nghề tại khu Little Saigon, ỷ vào chức nghiệp “lương y như từ mẫu” mà không cần biết trên dưới, chẩn bệnh các cụ thọ trăm tuổi như bố tôi, nói tiếng Việt bâng quơ “without” chủ từ hoặc bắt buộc thì “phang” hai chữ “ông” với “tôi” là có vấn đề! Sự việc ấy không khỏi làm tôi buồn lòng cho thế thái nhân tình tại một xứ sở văn minh biết nể trọng người già. Ở Việt Nam, nhận thấy chỉ mình ông quan tòa là dùng chữ “tôi” dõng dạc mà không bị xã hội phê bình vì từ cổ đến kim, không ai nghe: “cháu kết tội bác 10 năm tù...” cả. Ấy chỉ là một phần nhỏ những khó khăn khi dùng chủ từ “tiếng nước tôi”.
Đôi khi, cố tình tránh nó vì “cái tôi” nào cũng kém “thân mật” nên dùng chính tên của mình làm chủ từ cho “nhẹ gánh” nhưng thực tế, không phải tất cả trường hợp đều thích ứng... Đa số người Việt ngại ngùng tự xưng vai vế khi mới quen, càng e dè hơn lúc tuổi đời đã cao. Tuy vậy, không thiếu những kẻ chỉ muốn làm “anh chị” người khác ngay từ lúc vừa gặp. Họ tự suy đoán “già” hơn tuổi hoặc ghép mình vào một sự quen biết mơ hồ để xưng “anh, em, chú, bác...” tỏ nét bình dân thân thiện nhưng lại thích “ở trên nhìn xuống” mà ít kẻ muốn “đứng dưới nhìn lên”. Đây là vấn đề tế nhị liên quan tới giáo dục, tâm lý, tính tình hay dân sinh... rất khó phân tách.
Xưng “em” thì khiêm tốn! người nhận mà từ chối cách gọi cũng dễ dàng chỉnh lại nhưng nếu thái quá thì lại bị người đối diện khinh thường cho là giả dối. Ngược lại, cách xử sự “bề trên” trịch thượng trong giao thiệp sẽ không thể đi xa hơn vài ba câu chào.
Có những trường hợp rất lạ, không sao cắt nghĩa rõ căn nguyên: Tôi gặp vợ chồng bạn của ông anh một người bạn nhân dịp hội hè, chồng Nam vợ Bắc, cả hai đều có trình độ, người chồng hơn tôi 2, 3 tuổi, vợ kém tôi cũng 2, 3 tuổi nhưng ngay từ buổi đầu gặp gỡ dù đầu đã hai thứ tóc, chồng xưng “anh” gọi tôi là “em”, vợ kêu tôi là “chú em” ngọt lịm vì tự ý coi tôi ở vai vế thấp, bạn của em ông kia! Họ tưởng tượng một sự giao lưu thân mật mà tôi hoàn toàn không cảm nhận. Dù đánh giá sự trơ trẽn ấy vô ý thức, tôi cũng chịu thua không chuyển đổi được thái độ khiếm nhã của họ nên chỉ còn biết lánh xa...
Tiếng Việt có chiều dài nghìn năm văn hiến. Lịch sử ấy là một niềm hãnh diện nhưng cố chấp nếu nghĩ là không cần chỉnh đốn. Thế giới cũng đang thay đổi chủ từ cho thích hợp chẳng hạn đầu năm 2012 vừa qua, chính phủ Pháp đã ra thông cáo bỏ chữ “cô” mademoiselle trong mọi giao dịch giấy tờ vì người nam và nữ đã thực sự coi như bình đẳng ở xã hội Tây phương. Con trai khi lớn lên thành “ông” Monsieur thì con gái sẽ thành “bà” Madame, không cần biết “cô” ấy có chồng hay không! Ở Âu châu bây giờ, người vợ không cần lấy họ chồng khi lập gia đình như thông lệ cũ do ảnh hưởng từ sự bình quyền vậy thì tại sao chúng ta không ý thức để bổ túc cách dùng chủ từ tiếng Việt cho dễ dàng hơn?
Trên đất nước chúng ta hôm nay, những cô gái tuổi đôi mươi gọi các cụ ngoài bẩy mươi là “anh” xưng “em” trong nhiều dịch vụ... nhìn và nghe sao thấy chói tai dị hợm! Đại từ cố ý bị xào xáo vì đồng tiền đang làm chủ xã hội... bất chấp cả đạo đức tình cảm con người! Họ sử dụng từ ngữ như “mỹ nhân kế”, nhắm thẳng vào tính dục bẩm sinh một cách trơ trẽn để mua bán, quyến rũ những “dê già gặm cỏ non” thì hiển nhiên sẽ dẫn xã hội vào chốn sa đọa. Lắng lòng mà nhận xét kỹ thì vô hình chung, nó sẽ trở thành khí giới âm thầm kéo sập cái chủ nghĩa xã hội bất chính đang u mê đi giật lùi...
Trong vùng Little Saigon, thỉnh thoảng dắt bố tôi đã trên trăm tuổi đi ăn trưa ở nhà hàng. Cô tiếp viên tuổi còn học sinh, ngây thơ gọi cụ là chú, tôi mỉm cười thông cảm và hoàn toàn không để tâm trách cứ cho sự khó khăn của tiếng mẹ đẻ khi tuổi trẻ sống nhiều năm xa quê hương. Cái bẫy ấy người Việt thường bị “loạn” bởi vì tổ tiên đã để lại một gia tài ngôn ngữ véo von thánh thót như tiếng chim nhưng chủ từ lại phân chia và cách ứng dụng dựa vào cả sự xét đoán thuộc cảm tính riêng tư của mỗi người nên rất dễ sai lầm.
Phần cuối cùng mà tôi muốn đề cập là chuyện giai cấp có sẵn trong cách xưng hô của “tiếng nước tôi” tỉ dụ ngài thẩm phán, ông kỹ sư, vị giáo sư, phu xích lô, người dân cầy, đứa ăn mày, kẻ giúp việc, ông anh, thằng em, v..v... Trong gia đình, chồng luôn luôn vai anh, vợ là em, con trai trên hàng con gái và khi áp dụng “quyền huynh thế phụ” người anh chị cả sẵn tính ích kỷ hay từ bi sẽ giữ vai trò lãnh đạo độc tôn... sự bạo hành ít nhiều phải sẩy ra trong hoàn cảnh ấy.
Giai cấp thường chiếm hữu đời sống con người. Bản tính họ tham lam, thích lạm dụng danh xưng và quyền hành để “ăn trên ngồi chốc” nên giai cấp chính là phương tiện thỏa mãn lòng bất nhân ấy. Những chính thể văn minh trải qua nhiều kinh nghiệm đẫm máu nên hiểu rõ và chỉnh đốn vấn đề phức tạp của xã hội. Họ thiết lập hệ thống luật pháp tương đối nhân vị công bằng để giai cấp ngủ yên, né tránh cách mạng. Sự việc trên vẫn còn đúng cho nhiều quốc gia trên thế giới hôm nay kể cả Việt Nam.
Ở đâu có giai cấp là ở đó dễ dàng phát triển sự bất công và nhiều cơ duyên đi đến quá khích để cách mạng bộc phát. Đảng Cộng Sản thế giới cũng từ nguyên nhân này mà khởi động đấu tranh giai cấp vào thế kỷ 20 nhưng hiện nay thì chủ nghĩa ấy đã tàn lụi. Chỉ còn vài ba nước, không may có cả đất nước tôi vẫn bị cai trị bằng bạo lực, đang biến dạng trở thành giai cấp tư bản đỏ “man rợ” nên chính họ sẽ là đối tượng của dân tộc đấu tranh.
Tiếng nước tôi khi xưng hô, tiềm tàng sẵn ý tưởng giai cấp phân chia trong cách sử dụng đại từ nên dân tộc Việt Nam kể từ thời lập quốc, đa số chưa rõ quan niệm sơ đẳng về dân chủ vì thế chúng ta có nên cảnh tỉnh để chỉnh đốn “tiếng nước tôi” ngay lúc này? Một câu hỏi cần giải đáp dù muộn vẫn còn hơn không! Tôi ước mong những nhà ngôn ngữ học của nước mình phát minh ra vài chủ từ đơn giản để xưng hô như tiếng nước ngoài? Khó chăng có lẽ chỉ là thời gian cần thiết để thanh âm mới trở thành thói quen trong ngôn ngữ dân tộc...
Thay đổi cách xưng hô theo tinh thần dân chủ, công bằng để mang lại hạnh phúc cho dân tộc bởi vì “Tiếng Việt còn, Dân Tộc còn”. Hoài vọng một nếp sống thảnh thơi không chà đạp con người qua tiếng xưng hô mới, giản dị mà dễ bắt nhịp cầu thông cảm!
Cao Đắc Vinh (5 / 2013)
Gửi ý kiến của bạn