Với dòng thời gian trôi nhanh, trong khoảnh khắc biến cố lịch sử Tháng Tư Đen xảy ra 38 năm trước đây lại trở về trong tâm tư của mọi người Việt quốc gia trong nước cũng như hải ngoại. Niềm đau chung, nỗi nhục nhằn của đất nước và dân tộc sẽ không bao giờ phai lạt trong ký ức chúng ta.
Trong sự bi thương, đổ vỡ đến tận cùng của hàng triệu gia đình người Việt tại miền Nam, xen lẫn nỗi thất vọng miệt mài của người dân miền Bắc, chỉ còn lại niềm “tự hào” xuẩn động của những người Cộng Sản, chúng ta những người Việt trong nhiều thế hệ tiếp nối lẫn nhau, cùng tưởng niệm ngày Quốc Hận đau thương nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại. Chúng ta cùng thành tâm cầu nguyện cho các anh linh các quân cán chính đã hy sinh vì đại nghĩa và hương linh của các đồng bào vô tội đã bỏ mình trên biển cả hay rừng sâu khi đi tìm tự do sớm được siêu thoát.
Là một trong số những thuyền nhân đã vượt biển để đi tị nạn Cộng Sản, ngay khi còn thơ ấu, trong tâm khảm của tôi không bao giờ quên được những giây phút đau thương, kinh hoàng và thấu hiểu được cái giá mà hàng trăm ngàn đồng bào chúng ta đã trả cho sự tự do, và quyền căn bản làm người.
Đã 38 năm trôi qua, đất nước chúng ta mặc dầu đã có một khoảng thời gian dài tương đối thanh bình, với những trợ giúp đến từ quốc tế và tài nguyên được chuyển về từ khối người Việt tại hải ngoại, việc phát triển kinh tế vẫn hoàn toàn có tính cách tạm bợ và không theo kịp với đà phát triển của các quốc gia láng giềng. Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các quốc gia đang phát triển không đồng bộ và có khả năng tụt hậu nếu có một biến cố khủng hoảng kinh tế hay tài chánh khu vực xảy ra.
Khoảng cách hố sâu giữa đại đa số người dân nghèo và thiểu số giàu có nhờ vào những đặc quyền ngày càng lớn rộng, hiện trạng tài nguyên quốc gia bị hủy diệt vì những đầu tư và khai thác một cách thiếu khoa học và quản trị hợp lý, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, môi sinh bị hủy hoại đến tận cùng và không đủ thời gian tính phục hồi. Đặc biệt chính sách giáo dục quần chúng bị băng hoại vì tình trạng thiếu kỹ luật và nạn tham nhũng hoành hoành từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc của chính quyền mọi cấp, thêm vào đó những vi phạm nhân quyền trầm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thường nhật của người dân, tình trạng cưỡng đoạt đất đai của những người dân thôn quê là một điển hình.
Những quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận là những quyền căn bản mà chính quyền đã ký vào những thỏa ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc khi trở thành một phần tử chính thức của Tổ Chức này đã không được tôn trọng hay thi hành một cách đúng đắn. Chính sách độc tài đảng trị không còn thích hợp với nguyện vọng của toàn thể người dân vẫn được tiếp tục duy trì bằng những phương sách độc đoán và nếu cần kể cả áp dụng các phượng tiện vũ lực, bạo hành. Tất cả những điều kể trên sau cùng đã đưa đất nước đến bờ vực thẵm của một nguy cơ mất nước vì nạn ngoại xâm.
Với chính sách bành trướng bá quyền của phương Bắc, Trung Quốc mặc dầu dưới chính thể Cộng Sản và được coi là một cường quốc kinh tế thứ hai trên toàn cầu đã trở thành một cơ nguy xâm lược ngoại bang nguy hiểm và trầm trọng đến nền an ninh và chủ quyền lãnh thổ cũng như lãnh hải của Việt Nam. Chính quyền CSVN ngày nay và chủ nghĩa Cộng Sản được áp dụng bởi chính quyền hiện tại không còn là một phương cách để bảo vệ cho sự an sinh của đất nước và dân tộc. Bất cứ một sự nhượng bộ nào trong bất kỳ hoàn cảnh chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự đều đưa đến một nguy cơ lệ thuộc vào ngoại bang đặt dân tộc và đất nước dưới gông cùm nô lệ Bắc Thuộc một lần nữa trong lịch sử cận đại.
Bổn phận của người dân trong nước và của tập thể người Việt tại hải ngoại là phải quyết tâm chống lại âm mưu xâm lược của Trung Cộng và nô lệ hóa Việt Nam trở thành một vùng đất biên giới của Trung Quốc tại phía nam Á Châu. Vùng biển và các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa là lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam đã được minh chứng rõ rệt qua các tài liệu lịch sử và được quốc tế công nhận từ nhiều thế kỷ trước đây (Xin xem tài liệu: Hoàng Sa-Trường Sa theo các tác phẩm Lịch Sử và Địa Dư của người Việt Nam- tác giả Võ Long Tê (Les Archipels De Hoang Sa et De Truong Sa Selon Les Anciens Ouvrages Vietnamiens Dhistoire et De Geographie) Xuất Bản Bộ Văn Hóa Giáo Dục, và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa, Saigon 1974). Chính quyền Cộng Sản Trung Quốc vì nhu cầu tự vệ và phát triển đã cưỡng chiếm vùng biển này và tự nhận là lãnh hải của Trung Quốc. Người Việt chúng ta, từ hế hệ này sang thế hệ khác tiếp nối sẽ không bao giờ chấp nhận sự cưỡng chế, và áp đặt bất chấp công pháp quốc tế, chúng ta sẽ tiếp nối tấm gương của tiền nhân và sẳn sàng trả bất cứ một giá nào để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải do ông cha chúng ta để lại.
Vấn đề tranh đấu nhân quyền tại Việt Nam là một trọng trách của người Việt trong nước lẫn hải ngoại. Chúng ta đều thấu hiểu rằng chủ nghĩa Cộng Sản ngày nay đang áp dụng tại Việt Nam là một chủ nghĩa ngoại lai, cổ hũ không còn thích hợp với đà tiến bộ của nhân loại. Thành phần lãnh đạo hiện nay trong nước sử dụng chủ nghĩa này như một phương tiện để áp đặt cai trị người dân cho một mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho một thiểu số và gia đình của họ và làm ngơ trước quyền lợi của đại đa số người dân hiện đang sống trong những lầm than chậm tiến.
Hiến pháp mà CSVN đang áp dụng chỉ là sự cóp nhặt của hiến pháp Liên Sô năm 1997 và đã được diễn dịch một cách sai lầm để cai trị nhằm mục đích áp đặt sự độc tài đảng trị lên trên những nhân quyền căn bản tự do dân chủ, tôn giáo, chính trị và nhất là quyền tối thiểu làm người. Bản hiến pháp này chỉ có thể bãi bỏ một khi chế độ CS không còn hiện hữu trên toàn thể đất nước từ Nam Quan đến Cà Mau. Người Việt trong nước phải can đảm đứng lên hành động hủy bỏ chủ nghĩa này. Người Việt hải ngoại phải hỗ trợ những ước vọng của đồng bào trong nước bằng những vận động thực tiển với quốc tế trong đó có cả chính quyền và quốchội Hoa Kỳ.
Kỷ niệm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư lần thứ 38 là dịp để chúng ta tưởng niệm đến những hy sinh to lớn các Quân Dân Cán Chính đã hy sinh cho đại nghĩa trong cuộc chiến bảo vệ tự do, dân chủ và chính nghĩa quốc gia, tưởng niệm đến sự can đảm của đồng bào đã bỏ mình trên biển cả,trong rừng sâu, để đi tìm tự do và đánh động lương tâm thế giới trước hiểm họa Cộng Sản.
Kỷ niệm ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư cũng là cơ hội để các nhà lãnh đạo tinh thần, tôn giáo, các vị lãnh đạo các đoàn thể chính trị các đảng phái Quốc Gia, và đồng hương khắp nơi trên hải ngoại, đồng bào trong nước, chúng ta cùng đồng tâm hiệp lực trong quyết tâm mưu cầu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ không Cộng Sản và bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải để Việt Nam sớm trở thành một phần tử trong cộng đồng quốc tế mưu cầu một sự an sinh và hạnh phúc mãi mãi cho dân tộc Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Giám Sát Viên Janet Nguyễn
Trong sự bi thương, đổ vỡ đến tận cùng của hàng triệu gia đình người Việt tại miền Nam, xen lẫn nỗi thất vọng miệt mài của người dân miền Bắc, chỉ còn lại niềm “tự hào” xuẩn động của những người Cộng Sản, chúng ta những người Việt trong nhiều thế hệ tiếp nối lẫn nhau, cùng tưởng niệm ngày Quốc Hận đau thương nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại. Chúng ta cùng thành tâm cầu nguyện cho các anh linh các quân cán chính đã hy sinh vì đại nghĩa và hương linh của các đồng bào vô tội đã bỏ mình trên biển cả hay rừng sâu khi đi tìm tự do sớm được siêu thoát.
Là một trong số những thuyền nhân đã vượt biển để đi tị nạn Cộng Sản, ngay khi còn thơ ấu, trong tâm khảm của tôi không bao giờ quên được những giây phút đau thương, kinh hoàng và thấu hiểu được cái giá mà hàng trăm ngàn đồng bào chúng ta đã trả cho sự tự do, và quyền căn bản làm người.
Đã 38 năm trôi qua, đất nước chúng ta mặc dầu đã có một khoảng thời gian dài tương đối thanh bình, với những trợ giúp đến từ quốc tế và tài nguyên được chuyển về từ khối người Việt tại hải ngoại, việc phát triển kinh tế vẫn hoàn toàn có tính cách tạm bợ và không theo kịp với đà phát triển của các quốc gia láng giềng. Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các quốc gia đang phát triển không đồng bộ và có khả năng tụt hậu nếu có một biến cố khủng hoảng kinh tế hay tài chánh khu vực xảy ra.
Khoảng cách hố sâu giữa đại đa số người dân nghèo và thiểu số giàu có nhờ vào những đặc quyền ngày càng lớn rộng, hiện trạng tài nguyên quốc gia bị hủy diệt vì những đầu tư và khai thác một cách thiếu khoa học và quản trị hợp lý, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, môi sinh bị hủy hoại đến tận cùng và không đủ thời gian tính phục hồi. Đặc biệt chính sách giáo dục quần chúng bị băng hoại vì tình trạng thiếu kỹ luật và nạn tham nhũng hoành hoành từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc của chính quyền mọi cấp, thêm vào đó những vi phạm nhân quyền trầm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thường nhật của người dân, tình trạng cưỡng đoạt đất đai của những người dân thôn quê là một điển hình.
Những quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận là những quyền căn bản mà chính quyền đã ký vào những thỏa ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc khi trở thành một phần tử chính thức của Tổ Chức này đã không được tôn trọng hay thi hành một cách đúng đắn. Chính sách độc tài đảng trị không còn thích hợp với nguyện vọng của toàn thể người dân vẫn được tiếp tục duy trì bằng những phương sách độc đoán và nếu cần kể cả áp dụng các phượng tiện vũ lực, bạo hành. Tất cả những điều kể trên sau cùng đã đưa đất nước đến bờ vực thẵm của một nguy cơ mất nước vì nạn ngoại xâm.
Với chính sách bành trướng bá quyền của phương Bắc, Trung Quốc mặc dầu dưới chính thể Cộng Sản và được coi là một cường quốc kinh tế thứ hai trên toàn cầu đã trở thành một cơ nguy xâm lược ngoại bang nguy hiểm và trầm trọng đến nền an ninh và chủ quyền lãnh thổ cũng như lãnh hải của Việt Nam. Chính quyền CSVN ngày nay và chủ nghĩa Cộng Sản được áp dụng bởi chính quyền hiện tại không còn là một phương cách để bảo vệ cho sự an sinh của đất nước và dân tộc. Bất cứ một sự nhượng bộ nào trong bất kỳ hoàn cảnh chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự đều đưa đến một nguy cơ lệ thuộc vào ngoại bang đặt dân tộc và đất nước dưới gông cùm nô lệ Bắc Thuộc một lần nữa trong lịch sử cận đại.
Bổn phận của người dân trong nước và của tập thể người Việt tại hải ngoại là phải quyết tâm chống lại âm mưu xâm lược của Trung Cộng và nô lệ hóa Việt Nam trở thành một vùng đất biên giới của Trung Quốc tại phía nam Á Châu. Vùng biển và các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa là lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam đã được minh chứng rõ rệt qua các tài liệu lịch sử và được quốc tế công nhận từ nhiều thế kỷ trước đây (Xin xem tài liệu: Hoàng Sa-Trường Sa theo các tác phẩm Lịch Sử và Địa Dư của người Việt Nam- tác giả Võ Long Tê (Les Archipels De Hoang Sa et De Truong Sa Selon Les Anciens Ouvrages Vietnamiens Dhistoire et De Geographie) Xuất Bản Bộ Văn Hóa Giáo Dục, và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa, Saigon 1974). Chính quyền Cộng Sản Trung Quốc vì nhu cầu tự vệ và phát triển đã cưỡng chiếm vùng biển này và tự nhận là lãnh hải của Trung Quốc. Người Việt chúng ta, từ hế hệ này sang thế hệ khác tiếp nối sẽ không bao giờ chấp nhận sự cưỡng chế, và áp đặt bất chấp công pháp quốc tế, chúng ta sẽ tiếp nối tấm gương của tiền nhân và sẳn sàng trả bất cứ một giá nào để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải do ông cha chúng ta để lại.
Vấn đề tranh đấu nhân quyền tại Việt Nam là một trọng trách của người Việt trong nước lẫn hải ngoại. Chúng ta đều thấu hiểu rằng chủ nghĩa Cộng Sản ngày nay đang áp dụng tại Việt Nam là một chủ nghĩa ngoại lai, cổ hũ không còn thích hợp với đà tiến bộ của nhân loại. Thành phần lãnh đạo hiện nay trong nước sử dụng chủ nghĩa này như một phương tiện để áp đặt cai trị người dân cho một mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho một thiểu số và gia đình của họ và làm ngơ trước quyền lợi của đại đa số người dân hiện đang sống trong những lầm than chậm tiến.
Hiến pháp mà CSVN đang áp dụng chỉ là sự cóp nhặt của hiến pháp Liên Sô năm 1997 và đã được diễn dịch một cách sai lầm để cai trị nhằm mục đích áp đặt sự độc tài đảng trị lên trên những nhân quyền căn bản tự do dân chủ, tôn giáo, chính trị và nhất là quyền tối thiểu làm người. Bản hiến pháp này chỉ có thể bãi bỏ một khi chế độ CS không còn hiện hữu trên toàn thể đất nước từ Nam Quan đến Cà Mau. Người Việt trong nước phải can đảm đứng lên hành động hủy bỏ chủ nghĩa này. Người Việt hải ngoại phải hỗ trợ những ước vọng của đồng bào trong nước bằng những vận động thực tiển với quốc tế trong đó có cả chính quyền và quốchội Hoa Kỳ.
Kỷ niệm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư lần thứ 38 là dịp để chúng ta tưởng niệm đến những hy sinh to lớn các Quân Dân Cán Chính đã hy sinh cho đại nghĩa trong cuộc chiến bảo vệ tự do, dân chủ và chính nghĩa quốc gia, tưởng niệm đến sự can đảm của đồng bào đã bỏ mình trên biển cả,trong rừng sâu, để đi tìm tự do và đánh động lương tâm thế giới trước hiểm họa Cộng Sản.
Kỷ niệm ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư cũng là cơ hội để các nhà lãnh đạo tinh thần, tôn giáo, các vị lãnh đạo các đoàn thể chính trị các đảng phái Quốc Gia, và đồng hương khắp nơi trên hải ngoại, đồng bào trong nước, chúng ta cùng đồng tâm hiệp lực trong quyết tâm mưu cầu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ không Cộng Sản và bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải để Việt Nam sớm trở thành một phần tử trong cộng đồng quốc tế mưu cầu một sự an sinh và hạnh phúc mãi mãi cho dân tộc Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Giám Sát Viên Janet Nguyễn
Các lãnh đạo miền Nam là "vị quốc vong thân" hay là "vinh thân phì gia, vị thân vong quốc"?