Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

CHUYỆN CÔ DÂU VIỆT LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN

26/02/201300:00:00(Xem: 4911)
Tác giả là một cựu không quân Việt gốc Hoa, hiện sống tại Đài Bắc. Bạn đồng khoá Nguyễn Viết Tân kể là năm Mậu Thân, Lý xếnh xáng 18 tuổi, từ Chợ lớn vào Tân Sơn Nhứt gia nhập KQ/ VN khoá 5/69CP. Sau 1975, người ta lo đi Tây đi Mỹ hà rầm, mà không biết cơ duyên nào đã đẩy đưa y ta tới Đài Loan làm nghề lái Taxi.

Đã lâu lắm rồi tôi chưa có dịp về quê VN ăn Tết. Tôi rất nhớ cái không khí vui nhộn vào những ngày trước Tết ở quê nhà, nhưng hiện tình trạng kinh tế không dư giả nên đành phải gác lại. Anh em bạn ở Sài Gòn hỏi đến thì mình chỉ biết bô bô cái miệng chứ cái túi thì rỗng không. Thứ nữa, Tết thì cùng dạo chợ mua sắm đón Tết với gia đình mới là có ý nghĩa, còn một thân một mình, chỉ với cái vé máy bay mà không có một đôi ngàn đô giằn túi thì cô đơn biết chừng nào. Người ta nói có tiền mua tiên cũng được mà!

Mấy thằng bạn ở Mỹ trên mạng hẹn nhau với mấy đứa cùng khoá ở Sài Gòn.

Thắng Texas cười cười:

- Tao về Sài Gòn vào tháng giêng 2013.

Thuật Đại Hàn tiếc hùi hụi:

- Còn tháng nữa là tao về Việt Nam, nhưng chuyến này có bà xã với mấy đứa con kềm kẹp. Phải chi...

Vui nha, chắc chắn còn nhiều bạn nữa. Mặc dù nắm chắc như đinh đóng cột là không tiền để về, nhưng tôi cũng phải check lại cái passport với cuốn tập miễn-thị-thực 5 năm của chánh phủ CSVN cấp cho từ lâu, chắc đã quá hạn rồi. Hôm nay tôi phải ghé đến văn phòng lãnh sự Việt Nam để nhận lại cái tập miễn thị thực 5 năm mới.
ly-hoai-tong_1
Tại văn phòng Lãnh sự ở Đài Bắc

Văn phòng lãnh sự Việt Nam ở Đài Bắc được gọi là Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Vietnam Economic-Cultural Office In Taipei), số 101, lầu 3 Khu Đại Đồng, đường Shung-Chiang.

Đây là một tòa lầu cũ kỹ hai mươi mấy tầng, tọa lạc tại một khu thương trường đông đúc náo nhiệt ngay trung tâm thành phố, nhất là cuối năm có nhu cầu về quê ăn tết.

Đây coi như là một Lãnh sự quán nhưng chẳng ra Lãnh sự chút nào, vì nói là Lãnh sự quán thì nó cao hơn một bậc, mà đây chỉ là tư cách của một văn phòng trao đổi đại diện giữa hai quốc gia không nhìn nhận lẫn nhau mà thôi. Nó chủ yếu chỉ giải quyết các thủ tục giấy tờ cho những người Việt sống trên đất Đài Loan, mà họ không cần phải tốn tiền, tốn thời giờ về đến VN như gia hạn, hay thay đổi hộ chiếu khi đến hạn, xin thị thực nhập cảnh, hay bất cứ những chứng từ nào khác...

Một ngày như mọi ngày, người Việt Nam rất đông đảo đến xin đủ thứ thủ tục nên vì tôi không bận, tự lùi lại cái bàn dài ngồi đó mà chờ đến phiên mình.

Căn phòng làm việc quá nhỏ một cách tiết kiệm, đâu khoảng ba thước bề rộng, năm thước bề dài mà hơn hai chục người lúc nhúc bên ngoài cái chắn ngăn bằng kính biệt lập với 3 nhân viên chánh phủ làm việc bên trong. Ba mặt vách tường chung quanh treo quảng cáo chỉ vài bức hình cũ kỹ đã phai màu, không ngoài cái thắng cảnh Vịnh Hạ Long; đồng ruộng có đứa bé dắt con trâu cày ở một vùng quê đâu đó, và chiếc máy bay quảng cáo của Việt Nam Airline. Tất cả rất đơn sơ mà đặc biệt đến cả lá cờ đỏ sao vàng và cái hình HCM họ cũng chẳng buồn trưng bày.

Thiệt cũng là một điều lạ mà tôi ngồi đây mới có thời giờ chú ý đến.

Một nhân viên đang giải quyết tình trạng của một cô gái ở tỉnh Ninh Bình. Cô ta đã có chồng chưa ly hôn và hiện còn mấy đứa con ở VN, qua Đài Loan làm việc đã 9 năm nay. Trong thời gian dài ở đây cô giao du với một người Đài Loan, mà hiện người Đài Loan này đã trốn đâu mất kiếm không ra, mặc dầu cô đã có một đứa con với hắn. Đứa con trai đã 7 tuổi mà thằng bé này thật nghịch ngợm thầy chạy luôn. Nó đang trèo qua hết cái ghế này đến cái ghế nọ trước mặt tôi đây.

Mọi người nghe cô ta khóc lóc phân trần, bây giờ làm sao chánh phủ VN can thiệp giúp cô được ở lại Đài Loan để nuôi thằng bé, cho đến khi tuổi nó trưởng thành. Trong khi tòa án chánh phủ Đài Loan đã phán quyết cô là người ở bất hợp pháp, cho một thời hạn là một tháng cô phải rời khỏi nước Đài Loan. Số phận của đứa bé thì sau khi DNA, nó là công dân của nước Đài Loan nên sẽ giao cho Bộ Xã Hội Đài Loan có trách nhiệm nuôi dưỡng.

Thật là một hoàn cảnh đau thương, mà đa số người dân lao động xứ Việt Nam mình cứ lầm lẫn dẫm phải. Cô gái Ninh Bình này đang thống khổ vì mẹ con cô sẽ bị tách rời, mà không ai có thể làm gì được, đến cả cái anh nhân viên ngồi đó cứ lắc đầu, yêu cầu cô nhường chỗ để giải quyết công việc cho người khác.

Tiếp theo là một cô dâu Việt Nam đang trình đơn xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam, để được làm công dân xứ này. Thủ tục rất đơn giản, chỉ cần tờ đơn xin cùng tờ giấy chứng nhận kết hôn của hai vợ chồng, và khai sanh của cô dâu với tiền cước USD 400 $:

- Cái chứng minh nhân dân của em đâu, nhớ trả lại cho tôi nhé!

Anh nhân viên văn phòng cứ nhắc đi nhắc lại khi cô ta đang bận đóng tiền phía quày bên cạnh.

Rồi một cô gái kế tiếp cũng là cô dâu Việt Nam, cũng làm cái thủ tục như cô gái kia.

Đến phiên tôi, họ kêu tên và phát trả cuốn tập giấy-miễn-thị-thực mới mà ba ngày trước tôi đã làm đơn xin. Tôi vừa nhận lấy quay đầu bước ra thì ngay cửa vào, thấy hai người cảnh sát của Đài Loan đang đứng đó, kẹp chính giữa là một thanh niên Việt Nam hai tay bị còng.

Lại một trường hợp lao động bỏ trốn ra ngoài sống phi pháp, khi họ bị bắt thì trên người không có giấy tờ gì, nên bị giải về đây để văn phòng đại diện của Việt Nam xác nhận tình trạng con dân quốc gia mình. Ở đây có trách nhiệm xét duyệt giấy tờ hợp thức hóa lại cho hắn, xong sẽ giao trả cho Sở Di Dân Đài Loan tạm giữ ở trại giam những người di dân cư trú bất hợp pháp. Những thành phần này sẽ bị giam cho đến khi gia đình hay bạn bè thân thuộc gởi vé máy bay đến và luôn cả tiền phạt là 10 ngàn đồng tiền ĐL (hơn 300$USD) thì họ mới được áp giải về nước.

Chuyện xảy ra hàng ngày vì số lượng lao động Việt Nam ở Đài Loan ngày càng gia tăng, đã lên đến con số sáu bảy chục ngàn người. Chuyện đánh lộn, đâm chém, cướp giật móc túi mà tin tức trên TV thường xem thấy, khiến chính mình phải xấu hổ mỗi khi nghe tới hai chữ Việt Nam.Tôi rời khỏi tòa lầu Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Việt Nam đi như chạy, theo làn sóng người băng qua con đường cái lớn đang đèn xanh. Gió lồng lộng mang hơi lạnh của trời về chiều ở thành phố Đài Bắc đã bắt đầu vào đông...
ly-hoai-tong_2
Chuyện các cô dâu

Ở Mỹ ở Tây dưới mắt họ nhìn người Á Đông không biết họ có phân biệt được ai là người Tàu, ai là người Việt (?) Việt giống Tàu hoặc trái lại Tàu giống Việt.

Ở đất Đài Loan này thì cũng vậy, mấy cô gái Việt Nam lấy chồng qua đây thì y chang người Đài khó mà phân biệt được nếu họ không mở miệng nói chuyện. Tướng dạng con người thon nhỏ chút xíu như mấy em vùng bốn, nhờ tắm gội nước phù sa nên da thịt trắng trẻo thua gì dân bản xứ.

Nhập gia tùy tục, thì con gái xứ Đài ăn mặc như thế nào, mấy em gái mình cũng ăn mặc như thế nấy khó mà nhận ra. Hơn bảy chục ngàn cô dâu Việt Nam trên khắp Hòn Đảo Ngọc này. Gọi là Hòn Đảo Ngọc thì cũng chính người Việt mình dịch từ chữ Formosa mà ra.

Đài Loan có sông có núi, núi đồi trùng điệp, bốn mùa mưa thuận gió hòa, nước mạnh dân giàu nên bản tính người dân hiền lành chất phác. Đến cả người Thượng còn càng dễ thương hơn nữa. Nói rằng người Thượng chứ chính họ mới chính cống là dân của xứ đảo này, họ cùng giống cùng tộc với người Philipine nên vóc dáng vạm vỡ cùng với sắc da ngăm đen.

Tôi lái Taxi nên thường hay chở người Việt mình. Họ lên xe không biết chính là người đồng hương với nhau.

- Bác tài, cho tôi ra ngoài ga xe lửa.

- Ga xe lửa hay ga tàu điện tốc hành (bullettrain)?

Ga xe lửa rất lớn, bốn hướng bốn cửa vô, mà ga tàu điện tốc hành thì nằm ở cửa đông. Tôi nói tiếng Việt với cô ta vì tôi bắt được cái giọng nói, phát âm ra là biết liền.

- Hả, hả? Chú biết nói tiếng Việt hả?

Nhìn lại cái cô dâu xứ mình ngồi đó, há hốc cái miệng làm như bị bắt quả tang trốn chồng đi hẹn với trai thấy mà tức cười.

- Cô ở đâu qua? Tôi hỏi.

- Con ở dưới Cái Găng.

- Cái Răng mà nói là Cái Găng. Đúng là "gờ găng găng gụng, gờ gún gún gung ghinh"!

- Ha ha ha...

- Cái Răng ở dưới Bạc Liêu hay Sa Đéc gì đó mà?

Tôi cũng chẳng biết đích xác Cái Răng ở đâu, nhưng mỗi khi nghe đến những cái từ miệt dưới của Việt Nam mình sao mà êm ái cái lỗ tai. Chúng tôi nói chuyện hàn huyên một cách vui vẻ.

Hỏi thăm đời sống nơi xứ người có gì khó khăn; có bị gia đình chồng ăn hiếp; đã có căn cước chưa; Tết này có về thăm nhà không...Tôi xưng chú xưng con với cô ta như chính thiệt là con cháu của mình mà không một chút ngượng nghịu, vì nhìn lại mình qua kính chiếu hậu thì quả thật mình đã quá già rồi chứ còn ham gì nữa.

Có lần tôi chở phải đám thanh niên lao động. Họ đi bốn người, ba trai một gái. Đứa con gái thật hung dữ. Cái giọng Thanh Hóa nghe chát chúa, chua như giấm. Tôi giả lờ làm như mình là người bản xứ không phát một tiếng. Từ chỗ họ lên xe muốn đến chỗ mà họ kêu tôi chở đến thì phải quày đầu ngược lại, nhưng lúc đó xe của tôi đang trên một đại lộ, phải chạy một khoảng khá xa mới được phép quay đầu. Trong lúc tôi đang nhấn ga cứ con đường thẳng mà chạy thì nghe đàng sau một đứa hỏi:

- Ông tài xế này ổng biết đường hay không mà chạy gì kỳ vậy, sao ổng không quay đầu lại?

- Địt m..., để coi ổng chạy đi đâu? Tiếng đứa con gái nói.

Khi tôi lên đến chỗ có thể quày đầu xe vòng lại, lại nghe đứa con gái nói, vừa nói vừa chửi thật gọn:

- Cái thằng già này nó uống máu l... hay sao mà ngu quá, hồi nãy trên kia không quẹo, chạy xuống tuốt dưới này mới quẹo! Địt m...

Cái đám con dân CS nó hung nó dữ như vậy, tôi không bao giờ nổi giận hay có một chút phản ứng gì phật lòng đối với những thái độ như thế. Bảy tám chục ngàn thanh niên Việt Nam lao động nơi đây, chín mươi phần trăm là dân miền Bắc. Cái đời sống dưới Xã hội chủ nghĩa mà dân miền Bắc phải chịu quá khó khăn nhiều năm nay, con người trở nên gian manh, hung bạo. Mà nhất là cái nền giáo dục của chế độ này coi như đã phá sản, họ thường dùng những danh từ càng quái lạ chừng nào thì càng được ưa chuộng chừng nấy.

Thành phố Đài Bắc bao gồm 12 khu vực (district) như Sài Gòn mình gọi là quận. Hồi tôi mới đến chỉ trên dưới một triệu dân, ba mươi năm sau bây giờ đã hơn ba triệu dân. Chưa kể những vùng lân cận mà bây giờ cũng đã thăng cấp được gọi là New Taipei City, dân số khoảng 4 triệu dân. Rải rác khu nào cũng có người Việt Nam. Không những ở Đài Bắc, người Việt ở khắp mọi nơi trên đất Đài Loan. Với số con dâu Việt Nam ngày càng tăng, và tuy nói vui chơi nhưng là sự thật, chính con dâu Việt Nam mới là nguồn máy đẻ mà chánh phủ Đài Loan rất hài lòng, vì chánh phủ dẫu có khuyến khích mấy đi chăng nữa người dân Đài Loan cũng không chịu đẻ. Trong nhà họ thà nuôi con chó, con mèo để làm bạn còn hơn nuôi một đứa con quá là tốn kém, mà chính họ thừa nhận dưới tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay, họ nuôi không nổi.

Thêm một hài lòng nữa là con dâu Việt Nam rất chịu khó và rất giỏi, từ việc đảm đang trong nhà đến bên ngoài. Đến cả có những đứa con dâu gặp phải hoàn cảnh xấu số, phải đi làm nuôi cả gia đình mà chồng mình không may bị tật, hay có những ông chồng tuổi đã quá lớn thường bị trúng phong liệt giường nằm đó.

Vừa nuôi chồng con vừa phải nuôi cả cha mẹ chồng, mà không những lo cho bên xứ chồng này thôi, mấy cô dâu Việt đáng thương này họ còn phải nghĩ đến gia đình của họ ở quê nhà nữa. Khi đi, cả gia đình đều trông mong ở họ, đến cái quốc gia giàu có cố gắng bươn chải làm việc kiếm chút tiền gởi về. Tội nghiệp, số kiếp sao mà hẩm hiu, trầm luân đến thế!

Trước hoàn cảnh khó khăn nên không ai xấu hổ và có thể trách được, một khi những cô gái xấu số này phải bán cái vốn tự có, đi làm điếm dưới mọi hình thức như beer ôm, Karaoké, hay massage...

Ngoài ra, ở xứ Tàu không thiếu những quán trà cũng giống như beer ôm, gọi là trà ôm. Khách đến để uống trà mà thường khách đa số là những người lớn tuổi. Họ đến đây tiêu tiền để bồng bế tìm kiếm một cảm xúc kích thích giúp cái tuổi già của họ thêm một sức sống.

hồ nghi
ly-hoai-tong_3
ngày xưa tôi tưởng là tôi
vàng son đô thị tơi bời tuổi xuân
đến khi binh lửa điêu tàn
ngẩn ngơ chết lặng trước ngàn đau thương
rồi theo mây nước tha phương
trăng xưa trời mới tuyết sương ngỡ ngàng
sầu vướng mặt, cuồng vướng chân
trong mơ quanh quẩn xóm làng xa xưa
thân như cỗ máy quê mùa
chân như sóng biển mãi đùa bãi vui
dần dà hóa thạch hóa vôi
soi gương thấy bức tượng người vong niên
ngồi như phong thái nhập thiền
đi như bộ dạng sĩ hiền khoan thai
giật mình không biết là ai
chợt tôi vô số ở ngoài tấm thân
"tề thiên đại thánh" tần ngần
sáu mươi năm ấy có cần hồ nghi?
lê giang trần


Nghe ở quán ka ra ô kê Chồng thật, chồng giả

Ở một quán Karaoké trưa do chúng tôi mò đến, thằng bạn taxi kêu cô tài-pál đi kêu con nhỏ Việt Nam mới tới làm hồi tuần rồi lại cho thằng Tong. Dựa bên cạnh tôi một em người tỉnh Hồ Nam Trung Quốc, thân thể rất là lực sĩ mà những gì trên người cong phải cong, những gì hẹp phải hẹp như tất cả mọi đứa con gái trong căn phòng này đang khoe cái đẹp nhất của mình, để mấy thằng chúng tôi thêm một lựa chọn.

Khi tôi đang nốc cho cạn một ly beer nhỏ thì thấy cô tài-pál dắt hai cô gái Việt bước vào. Trong phòng bỗng ré lên một tiếng nghe như quỷ hú. Tôi đứng dậy quơ tay đập xuống bàn:

- Tụi bây thiệt là loài quỷ sứ!

Em gái Hồ Nam nắm lấy tay tôi không buông:

- Không chịu đâu, hồi nãy anh đã lựa em rồi mà. .

- Để nó cho con đồng hương của nó, em qua đây ngồi với anh.

- Ha ha ha...

Tiếng cười đùa như muốn phá vỡ cả cái không gian sặc mùi thuốc lá cùng với tiếng hát nghe quá hay của thằng bạn, nó đang đứng trên bục ca bài ca "Anh đang làm anh hùng cho ai?( ????????)". Một bản nhạc miêu tả cái thống khổ của một chiến sĩ đang lâm trận trước sự bao vây chết chóc của quân thù, mà nhớ về người vợ mới cưới. Lời ca như những lời trăn trối để lại cho vợ lồng trong tiếng nhạc thúc quân thật oai hùng. Đây là một bản nhạc chỉ để hát trên sân khấu Opéra, và trong đám chúng tôi chỉ có A-Lủa, tên thằng bạn tài xế già, chỉ có nó mới ca được.

Hai đứa con gái Việt lại ngồi hai bên tôi, mỗi đứa quàng một cánh tay khiến hai bàn tay tôi vô dụng, tôi cười hỏi:

- Em tên gì? Ở đâu? Chồng đâu mất rồi? Con cái gì chưa?

- Ừa, em tên Thủy. Còn nó tên Tú. Hai đứa hai thằng chồng đều biệt tích đâu mất

Con Thủy là con lớn, 32 tuổi, dân Cầu Ông Lãnh. Con nhỏ là Tú, 28 tuổi, dân Cầu Chữ Y. Tôi đụng thứ dữ rồi. Chỉ có mấy đám này mới có đủ can đảm, mới có đủ nghề để trị ba thằng mắc dịch. Tôi cười hề hề.

Chúng tôi cười với những nụ cười thật tự nhiên, thật đồng lõa. Thứ em đụng nhằm thứ tôi thì hai ta cùng một duộc rồi.

Một thằng bạn lại lôi con Tú đi nhưng bị tôi giằng tay giữ lại. Tôi đẩy con Thủy ra cho nó, một tay tôi kéo đầu con Tú sát miệng tôi để nói chuyện mới nghe được. Chúng nó ca hát, cụng ly...

Tiền boa cứ mỗi một tăng là phải nhét vào ngực mấy em một tờ giấy trăm màu đỏ tiền Đài Loan. Cứ tính một tăng là một chai beer. Và tôi đã khám phá trong em không ít. Không biết chúng tôi uống bao lâu mà cứ tính khoảng một tiếng rưỡi là một cash bốn năm trăm gì đó, hát một bản nhạc là 20 đồng. Beer với những món mồi đương nhiên tàipál phải tính đẹp chứ lấy gì để mấy em sống qua ngày.

Đang trong tiếng ca nhạc với tiếng nói như thét của mấy thằng ngồi bên kia, xí xa xí xồ bất tận, át cả tiếng con Tú muốn nói gì với tôi khiến tôi phải dụi đầu xuống đến tận ngực của nó, nhưng cũng chẳng nghe thấy, chỉ nghe tiếng tim đập nhè nhẹ trong lồng ngực với mùi hương thơm da thịt của đứa con gái trẻ. Chợt con Tú kéo tôi đứng dậy, chúng tôi rời bàn rượu mở cửa đi ra ngoài. - Qua đây em nói chuyện cho nghe.


Hồi nãy nó đã dò dẫm và đã phát hiện "vũ khí" trong tôi nên nó cười rất dễ thương, rồi quay đầu hướng vô trong phòng karaoké kêu tài-pál thảy cái chìa khóa phòng bên cho nó. Tôi cũng thích nó lắm nên đứng dựa ngoài lan can móc thuốc đốt hút chờ.

Đứng ở đầu cửa phòng bên nó dơ tay ngoắc tôi vào. Chúng tôi nằm vùi trên băng ghế salon....

Con Thủy kết hôn giả qua Đài Loan với giá 8000$ USD, nó vừa mới lấy được căn cước năm rồi. Hồi đó môi giới dẫn về VN một thằng công nhân giới thiệu cho nó, rồi 2 đứa ra đăng ký kết hôn ở Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Đài Bắc ở đường Nguyễn Tri Phương Sài Gòn. Thủ tục xong, qua 3 lần phỏng vấn mới được thông qua và được cấp giấy nhập cảnh Đài Loan.

Ở Đài Bắc, nó làm đủ mọi công việc, giúp người ta bán hàng, đi làm phụ hồ, chăm sóc người già ở viện dưỡng lão ... Nó phải làm lụng liên tục gần 4 năm trời mới trả hết cái nợ này. Không phải chỉ có vậy thôi, trong những năm đầu cái giấy cư trú mỗi khi hết hạn phải gia hạn là nó phải chạy đi kiếm thằng chồng giả cả tuần lễ mới kiếm ra. Năn nỉ, dụ ngọt, cho tiền nó mới chịu về Đài Bắc để ra Sở Di Dân thành phố làm giấy cho nó.

Hồi trước đây, nó phải nuôi thằng chồng giả cả năm trời, lúc này nó đã đến hạn xin làm căn cước nên thằng này muốn gì thì được nấy, vì Sở Di Dân bất chợt sẽ phái nhân viên tới xét nhà của chúng nó. Thường không hẹn mà lại, một cú điện thoại liên lạc trong vòng một tiếng đồng hồ hai vợ chồng phải có mặt ở nhà. Khi họ đến, một là người đàn ông và một là đàn bà.

Trước hết, họ kiểm soát phòng ngủ, giường chiếu mùng mền, tủ son phấn, và tủ quần áo. Họ kêu mở ra xem và gặng hỏi đâu là quần áo của chồng, đâu là của vợ rồi chụp hình. Họ kiểm đến đâu chụp hình đến đó, đến cả trong toilet, nhà bếp, quần áo giặt giũ treo phơi sau nhà, không bỏ sót một chỗ. Họ yêu cầu chúng nó cho xem hình ảnh kỷ niệm của hai vợ chồng sinh hoạt với nhau trong mấy năm qua...

Cuối cùng mọi sự tưởng vậy suông sẻ, ngày con Thủy ra văn phòng hành chánh lập thủ tục ký nhận căn cước, nó cầm cây viết chỉ có viết cái tên bằng chữ Tàu mà viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần. Nó run đến phát khóc khiến cả nhân viên phòng hành chánh nghi ngờ không cho nó ký nhận nữa. Thằng chồng giả mới điên tiết lên, lấy điện thoại gọi đến tận văn phòng Thị trưởng thành phố to tiếng khiếu nại, rồi mãi một tiếng đồng hồ sau người ta mới cho nó ký tên nhận căn cước lại. Thật là hú hồn!

Tôi nghe Tú kể: nói đến vợ chồng của chính nó mới thật là xót xa. Nó lấy chồng thật, không phải giả như con Thủy, khi bước chân đến Đài Loan thì thằng chồng đón nó ở phi trường rồi đưa về nhà. Nhà chúng nó ở ngoại ô thành phố Đào Nguyên gần phi trường quốc tế Trung Chánh. Ở đây hai vợ chồng sống chung với ông bố già, nói là già chứ ổng chỉ mới 50 tuổi, góa vợ từ lâu. Ông ta chuyên đi cắt măng ở rừng tre sau nhà rồi mang ra chợ bán lấy tiền sinh sống. Còn thằng chồng của nó thì không có một công việc chính thức nào, ngày ngày lêu lổng ăn bám ở các chùa chiền, rồi theo những người trong chùa hay thiện nam tín nữ đi cúng tế khắp nơi. Nó chỉ biết cờ bạc rượu chè, bỏ vợ một mình ở nhà với cha chồng.

Con Tú đến Đài Loan ba tháng thì thằng chồng vì buôn bán ma túy mà bị bắt nhốt, tòa án xử phạt 3 năm. Trong thời gian này, ông cha già của nó phải nuôi cả con Tú. Rồi không ngờ một đêm, ông cha chồng biến thành chồng của nó.

Nó tâm sự:

- Coi vậy mà em lại sướng cái thân, không thèm làm gì nữa, để mặc cho ổng nuôi em luôn.

Một năm sau, thằng chồng con Tú được thả về sớm. Nó biết hết chuyện giữa cha mình với con vợ trẻ, nên bỏ đi theo tàu đánh cá rồi mất tích luôn cho đến nay không một tin tức. Bấy giờ ông cha chồng phải đứng ra bảo lãnh để Tú được phép cư trú ở Đài Loan, khỏi bị tống xuất về nước.

Cũng may nó không có con với cả hai.

Giòng nước lũ 1975 đã cuốn đi khắp thế giới bao nhiêu thân phận con dân xứ Việt. Kẻ thành triệu phú xênh xang áo gấm về làng, người âm thầm chịu đựng thân phận bọt bèo không biết đến bao giờ mới thấy ánh bình minh nơi chân trời.

Lý Hoài Tống

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF
THẦN THOẠI RẮN

HUỲNH KIM QUANG

Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn.

Vốn là vùng rừng núi bạt ngàn nằm trên nóc nhà thế giới, Hy Mã Lạp Sơn là nơi thâm u bí hiểm với sơn lam chướng khí trùng trùng và vô số loài thú dữ cư ngụ sẵn sàng lấy mạng người để làm thức ăn. Thời đó, thổ dân Dravidian không có đủ vũ khí hùng mạnh để chống cự với các loài mãnh thú và tự bảo vệ mình. Từng người vào rừng săn tìm thức ăn đã không thấy trở về. Độc địa nhất không phải chỉ là những hổ, cọp, gấu, beo nằm lồ lộ chờ mồi bên bờ suối, dưới gốc cây hay trong khe đá, mà ngay bên dưới lớp lá khô mục của đường rừng mà là những loài rắn nguy hiểm chực chờ bước chân người.

Trong số rắn độc lấy mạng nhiều thổ dân Dravidian nhất là loài mãng xà hung bạo. Chúng không những ở trên mặt đất mà còn ở dưới nước của sông, suối, khe, lạch, ao, mương. Người Dravidian còn cho rằng loài mãng xà có khả năng gọi mưa, thổi gió để trừng phạt con người. Thổ dân sợ loài rắn đó lắm. Họ không biết làm sao để đối phó hay trốn tránh chúng. Họ chỉ biết cầu nguyện. Và rồi họ nghĩ rằng cách hữu hiệu nhất là lập đền thờ rắn để cầu khẩn thần rắn tha mạng cho họ. Thần Nàga xuất hiện từ đó. Nàga không đơn giản là tên gọi một loài rắn bình thường mà còn biểu đạt sức mạnh siêu nhiên của thần linh có khả năng tàn hại hay cứu mạng con người. Huyền thoại Ấn Độ cổ thời cho rằng Thần Brahma rất sủng ái và tin tưởng hoàng tử rắn là Sesha nên giao nhiệm vụ cưu mang và bảo hộ thế giới cho hắn.

Không những thế, huyền sử cổ thời của các dân tộc khác cũng có tục thờ thần rắn, như tại vùng sông Nile của Ai Cập, vùng lưỡng hà của Ba Tư, hay tại lãnh địa của dân tộc Cam Bốt, v.v… Đặc biệt tại Trung Quốc nàga đã hóa thân thành rồng với sắc thái đặc dị và linh thiêng mà các vị vua Trung Quốc đều lấy đó làm biểu tượng cho vương triều của họ. Rồng Trung Quốc về hình thức thì có khác với thần rắn Nàga của Ấn Độ nhưng về đặc tính siêu nhiên và thần thoại thì không khác mấy.

Sử thi Mahabharata (xuất hiện vào thế kỷ thứ 9 trước tây lịch) của Ấn Độ kể chuyện làm sao rắn và diều hâu trở thành kẻ thù truyền kiếp để từ đó xảy ra các cuộc thiêu sống loài rắn. Chuyện kể rằng, ngày xưa vua diều hâu Garuda và rắn Nàga vốn là anh em họ. Nhưng đến đời thánh Kasyapa thì chuyện lục đục giữa hai nhà bắt đầu phát sinh. Lý do là vì ông thánh Kasyapa này có tới 13 bà vợ. Một trong 13 bà vợ đó có 2 bà tên là Kadru và Vinata. Kadru muốn có nhiều con, ngược lại Vinata thì chỉ muốn có ít con nhưng đứa nào cũng phải đầy quyền lực. Rồi thì cuối cùng cả hai bà đều được toại nguyện. Kadru đẻ ra một ngàn con rắn, và Vinata đẻ hai người con mà một người là Surya, thần mặt trời và người con kia là Garuda, con chim diều hâu mang nửa cốt người nửa cốt chim mà thần Vishnu thường cỡi trên lưng bay đi. Trong một cuộc đánh cá mà cổ thi gọi là ngu xuẩn, Vinata bị bắt làm nô lệ cho chị mình là Kadru. Nhưng oái ăm thay, nợ mẹ mà con phải gánh. Do đó, Garuda là con của Vinata đã bị buộc làm theo mệnh lệnh của rắn. Garuda bực tức và đã thề rằng không bao giờ buông tha. Khi Garuda hỏi con rằn làm sao để cứu được mẹ, Vinata bảo Garuda phải mang linh đơn, thần dược bất tử tới. Garuda bèn ăn cắp thần dược từ vị thần và mang tới cho các con rắn để hoàn thành yêu cầu của chúng, nhưng những con rắn đã không thực hiện lời hứa. Từ đó về sau, Garuda xem những con rắn là kẻ thù và bắt để ăn.

Trong cuộc cá độ, để giành phần thắng, Kadru, thủy tổ của rắn, yêu cầu con cháu bà phải tìm mọi cách để cho bà thắng. Nhưng con cháu rắn của bà đã không chịu làm thế, cho nên Kadru nổi giận và thề bắt chúng phải bị chết thiêu trong lễ tế rắn của Vua Janamejaya. Vua Janamejaya sinh ra mang theo mối hận vua cha bị rắn giết nên thề không đội trời chung với loài rắn. Do vậy ông thực hiện lễ thiêu sống rắn gọi là Sarpa Satra. Các cuộc tế lễ thiêu sống rắn được thực hiện bên bờ sông Arind tại Bardan, ngày nay là Parham. Và ngôi đền do Vua Janamejaya xây lên để tế sống rắn ngày nay vẫn còn tại vùng Mainpuri, ở Ấn Độ. Sau đó vị vua rắn Vasuki tỉnh thức trước lời thề và biết rằng những anh em của ông phải cần đến một vị anh hùng để giải cứu. Vasuki bèn đến vị đạo sĩ Jaratkaru với đề nghị kết hôn với nữ thần rắn là Manasa, chính là em gái của Vasuki. Cặp vợ chồng đạo sĩ Jaratkaru và nữ thần rắn Manasa sinh ra người con trai Astika chính là cứu tinh của rắn. Astika đến khuyên can Vua Janamejaya để chấm dứt cuộc tàn sát loài rắn và Vua Janamejaya làm theo.

Khi văn hóa Ấn Độ lan truyền sang vùng Đông Nam Á vào thế kỷ thứ 3 trước tây lịch đi theo đó là làn sóng truyền bá của Bà La Môn Giáo hay Ấn Độ Giáo. Trong số những quốc gia vùng Đông Nam Á hấp thụ nền văn hóa Bà La Môn của Ấn Độ sâu đậm và lâu dài nhất là Cam Bốt.

Rắn Nàga của Ấn Độ khi đến Cam Bốt đã hóa thân thành người. Huyền thoại này kể rằng, người con gái của Vua Rắn Nàga trong một tình cờ đã gặp được chàng thanh niên giòng dõi Bà La Môn của Ấn Độ có tên là Kaundinya. Hai người yêu nhau và lấy nhau, rồi sau đó sinh ra những người con để tạo thành dân tộc Cam Bốt tồn tại cho đến ngày nay. Trong nền văn hóa Cam Bốt, Rắn Nàga được tạc thành tượng 7 đầu để thờ trong các đền thờ như Đền Đế Thiên Đế Thích. Theo văn hóa Cam Bốt, 7 đầu tượng trưng cho 7 màu của cầu vòng. Người Cam Bốt còn giải thích Rắn Nàga có số đầu lẻ tượng trưng cho phái nam với năng lực, vô hạn, vô biên, và bất tử. Rắn Nàga có số đầu chẵn tượng trưng cho nữ giới với thể lực, hữu hạn, tạm bợ và trái đất.

Dân tộc Thái Lan và Lào cũng tôn thờ thần rắn nàga vì họ cho rằng thần rắn nàga là chúa tể cai quản dòng sông Mekong. Hàng năm người dân Thái Lan và Lào đều tổ chức lễ cúng tế thần rắn nàga. Người dân Thái và Lào sống dọc theo sông Mekong tin rằng cúng tế thần rắn nàga sẽ được thần rắn bảo hộ tai qua nạn khỏi lúc làm ăn trên sông, trên nước. Mỗi năm vào ngày 15 tháng 11 theo lịch Lào, một buổi lễ cúng tế thần rắn nàga được tổ chức trọng thể tại quận Phonephisai thuộc tỉnh Nong Khai của Thái Lan với pháp bông rực rỡ vào ban đêm.

Rắn nàga hóa thành người ở Cam Bốt và được tôn làm thần linh ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào là huyền thoại đầy bí nhiệm, nhưng vẫn chưa bằng huyền thoại rắn nàga thành Phật trong kinh Phật. Tuy nhiên, trước khi kể chuyện rắn nàga thành Phật, xin kể về chuyện rắn nàga giữ kinh Phật ở thủy cung hay long cung.

Chuyện là thế này, lịch sử Phật Giáo Ấn Độ có một nhân vật mà sau này được tôn xưng là đệ nhị Thích Ca, tức là chỉ đứng sau đức Phật Thích Ca mà thôi. Nhân vật đó là Bồ Tát Nàgarjuna (xuất hiện vào thế kỷ 2 sau tây lịch tại miền nam Ấn Độ) mà các nhà Phật học Trung Quốc dịch là Long Thọ. Bản thân của ngài Long Thọ chứa đầy những huyền thoại ly kỳ mà cho đến nay các nhà sử học cũng không có cách lý giải. Ngài Long Thọ là người truyền bá tư tưởng Phật Giáo Đại Thừa mạnh mẽ và hữu hiệu nhất tại Ấn Độ đặc biệt là hệ thống giáo nghĩa về Bát Nhã Tánh Không. Chuyện kể rằng khi chưa xuất gia đầu Phật, ngài Long Thọ là người bác học tinh thông mọi thứ từ triết lý tư tưởng, tôn giáo đến y học, thuật số và phép tắc thần thông. Ngài đã từng chữa lành bệnh nan y cho nhiều người. Sau khi xuất gia ngài thông suốt khắp các kinh luận của những bộ phái Tiểu Thừa và biện tài vô ngại. Tiếng đồn thấu tới tận long cung của vua rắn Nàga. Vua rắn Nàga mới cho người thỉnh ngài Long Thọ xuống long cung để trao kinh Phật. Nguyên là khi đức Phật còn tại thế đã giao cho vua rắn cất giữ bộ Kinh Bát Nhã ở long cung chờ đến khi có đủ duyên và người xứng đáng để trao lại. Ngài Long Thọ xuống long cung và được vua rắn Nàga dẫn vào thư phòng chứa bộ Kinh Bát Nhã để giới thiệu. Ngài Long Thọ ở lại mấy tháng để đọc bộ Kinh Bát Nhã này và nằm lòng trong bụng. Sau khi trở về nhân gian, ngài Long Thọ chép lại Kinh bằng tiếng Phạn và viết nhiều bộ luận để xiển dương giáo lý Bát Nhã Tánh Không của Đại Thừa. Trong số các bộ luận do ngài Long Thọ sáng tác có nhiều bộ rất phổ biến và còn lưu truyền đến ngày nay như Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận, Đại Trí Độ Luận, v.v…

Bây giờ xin kể chuyện con gái của vua rắn nàga thành Phật. Chuyện này được kể trong Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa - Mahayana Saddharma Pundarika Sutra, phẩm Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) thứ 12 theo bản dịch Hán ngữ của ngài Cưu Ma La Thập - Kumàrajìva -- từ bản tiếng Phạn vào năm 406 sau tây lịch tại Trung Quốc. Bộ Kinh này cũng đã được dịch sang tiếng Việt bởi Hòa Thượng Thích Trí Quang và Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Bản dịch sau được phổ biến rộng rãi trong các Chùa Việt. Kinh kể rằng trong Hội Pháp Hoa, Bồ Tát Trí Tích hỏi Bồ Tát Văn Thù (Manjusri) lâu nay ở trong thủy cung của vua rắn đã độ được bao nhiêu con rắn. Bồ Tát Văn Thù nói rằng ngài đã thuyết Kinh Pháp Hoa và độ vô số chúng sinh trong loài rắn. Khi ngài Văn Thù nói như vậy thì có vô số bồ tát từ dưới biển vọt lên và đến núi Linh Thứu nơi đức Phật đang nói Kinh Pháp Hoa. Bồ Tát Trí Tích hỏi lại Bồ Tát Văn Thù rằng Kinh Pháp Hoa là vua trong các Kinh nội dung cao sâu vi diệu không phải ai cũng có căn cơ đủ để tu hành mà thành Phật mau được. Ngài Văn Thù liền kể rằng có người con gái của vua rắn ở long cung mới có 8 tuổi mà "căn tính lanh lẹ, có trí tuệ, khéo biết các căn tính hành nghiệp của chúng sinh, được pháp tổng trì, các tạng pháp kín rất sâu của các Phật nói đều có thể thụ trì, sâu vào thiền định, rõ thấu các pháp. Trong khoảnh sát na phát tâm Bồ Đề được bậc bất thối chuyển, biện tài vô ngại, thương nhớ chúng sinh như con đỏ, công đức đầy đủ, lòng nghĩ miệng nói pháp nhiệm mầu rộng lớn, từ bi nhân đức khiêm nhường, ý chí hòa nhã, nàng ấy có thể đến bồ đề."

Khi ngài Văn Thù kể đến đó thì Bồ Tát Trí Tích không tin, vì ông phát biểu cảm nghĩ rằng đức Phật Thích Ca cũng đã trải qua vô lượng vô số kiếp tu hành khổ hạnh thì mới thành Phật được, lẽ nào một con rắn con mới có 8 tuổi lại có thể mau thành Phật như thế. Trong lúc Bồ Tát Trí Tích còn đang giải thích suy nghĩ của mình cho ngài Văn Thù nghe thì con gái của vua rắn hiện ra trước pháp hội đến đảnh lễ đức Phật và đứng qua một bên. Lúc bấy giờ ngài Xá Lợi Phất là đệ tử có trí tuệ đệ nhất của đức Phật Thích Ca còn nghi ngờ chuyện con gái vua rắn thành Phật nên hỏi người con gái của vua rắn rằng, việc đó có đúng như vậy chăng. Con gái vua rắn không nói gì mà đem hột minh châu đắt giá tặng cho đức Phật Thích Ca. Đức Phật tức thì hoan hỷ nhận hạt minh châu của cô bé con vua rắn. Cô bé rắn quay qua ngài Xá Lợi Phất và Trí Tích Bồ Tát hỏi rằng việc cô tặng hạt minh châu và Phật nhận có mau không? Cả hai vị đều nói là rất mau. Cô bé rắn giải thích với 2 vị này rằng việc cô thành Phật còn mau hơn nhiều. Và rồi cô bé con vua rắn tức thì biến thành thân con trai và bay qua cõi nước Vô Cấu ở phương nam, ngồi lên tòa sen và thành Phật với ba mươi hai tướng tốt không khác gì các đức Phật. Bồ Tát Trí Tích và ngài Xá Lợi Phất chỉ còn biết im lặng và tin là thật mà không nói được lời nào.

Truyền thuyết về con rồng cháu tiên của dân tộc Việt có phải cũng từ huyền thoại rắn nàga mà ra và người Việt Nam phải chăng cũng là con cháu của nhà rắn thần linh này? Dẫu sao thì dòng dõi Lạc Hồng cũng hơn các dân tộc khác ở chỗ có một nửa cốt cách là tiên.

Huỳnh Kim Quang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác giả tên thật David Huỳnh, cư dân Los Angeles, là một "chức sắc" của Hội Đi Câu tại Hoa Kỳ, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện đi câu đủ nơi, đủ loại, từ cá sấu gar Houston tới cá tầm California, câu tới Alaska, sang Mễ, qua tận Thái Lan, và nay thì câu về đến quê cũ.
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi."
Nếu viết về con rồng, thật dễ có văn chương bay bướm, kiến thức bao trùm thiên hạ, ai đọc cũng phục lăn. Vì sao? Vì con rồng chẳng hề có trên thế gian, chẳng ai thấy, nên cứ viết tào lao thiên địa, không ai bắt bẻ được. Giống như chuyện ma. Có hàng triệu chuyện ma mà chẳng ai thấy ma bao giờ.
Alice Springs? Gớm! Cái phố nhỏ như mắt muỗi, có đốt đuốc cháy mười ngày cũng chẳng nom thấy đâu trên bản đồ nước Úc.
"Hơn bốn mươi năm sau khi xuất hiện, Dương Nghiễm Mậu vẫn còn là nhà văn avant-garde đối với văn học Việt Nam bởi những suy tưởng và cách đặt vấn đề của ông vẫn còn nguyên những mấu chốt bí mật, nhiều truyện ngắn với lối cấu trúc rất lạ, chưa ra khỏi vòng trăn trở tìm tòi của người viết hôm nay." (Thụy Khuê viết về Dương Nghiễm Mậu, Con Người Nội Soi)
Nếu bạn có một người yêu, yêu rất yêu, bạn có muốn nói về người ấy không, có muốn giới thiệu người ấy cho cả “thế giới” biết không. Tôi chắc chắn bạn sẽ “lật đật” nói rằng có. Không cần hỏi, tôi đã thấy cả triệu người trên mặt đất này đã và đang làm việc đó.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả là một luật gia và nhà hoạt động văn hoá xã hội của miền Nam trước 1975. Ông sinh năm 1934, tại Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Luật khoa Saigon 1958. Du học tu nghiệp tại Mỹ 1961-62. Nghề nghiệp tại Saigon: Chuyên gia luật pháp tại Quốc hôi VNCH (1958-62),
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Mới đây, Khánh Vân đã hoàn tất việc đón ba má, và vợ chồng người em trai sang đoàn tụ. Bài tết năm nay của cô là chuyện vui.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.