Hôm nay,  

HÀNH TRÌNH TIẾNG VIỆT CỦA MỘT NGƯỜI MỸ

23/02/201300:00:00(Xem: 4932)
steve-brown_1
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu." Viết về nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 đã phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây là bài viết mới của ông dành cho báo Tết.

Quê hương tôi ở tiểu bang Vermont, nơi tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ của hơn 50 phần trăm người dân. Ở đó ai cũng biết và thường xuyên nói một vài câu tiếng Pháp. Chẳng hạn, ba tôi hay bỏ vô cuối những câu hỏi của ông hai chữ "n'est pas?" (có phải không?). Trong trường thì đến lớp 8 tôi bắt đầu học tiếng Pháp, đến trung học thì học thêm hai năm nữa. Học vậy mà thật ra tôi không chú ý gì cả. Có lẽ vì tôi không thấy có nhiều tình huống cần phải nói tiếng Pháp. Nhưng nguyên do chính là vì tôi không ham thích học ngôn ngữ.

Vậy mà do duyên trời, tôi lấy vợ ngoại quốc. Vợ tôi là người Việt Nam, tên nàng là Tuyết. Trước kia mỗi khi nàng nói chuyện với người Việt Nam tôi không hiểu gì cả. Đến lúc tôi tin nhận Đức Chúa Giê-xu trong mùa xuân năm 1975 thì có một sự thay đổi trong lòng tôi. Rồi vài năm sau thình lình tôi có ý muốn học tiếng Việt Nam. Lúc đầu trong năm 1977 tôi tự học tiếng Việt nhưng vì tôi chưa biết cách nên không có kết qủa. Khi tôi cố gắng nói gì thì người ta chỉ cười mà không hiểu gì cả.

Mùa xuân năm 1979 tôi học xong một chương trình ngôn ngữ học. Mục đích chương trình đó là trang bị cho người ta cách tự học những loại ngôn ngữ mà chưa có cách viết chữ. Sau đó tôi quyết định áp dụng những nguyên tắc ngôn ngữ học đó để tự học tiếng Việt. Đó là cuối mùa hè năm 1979. Lúc đó chúng tôi đã lập gia đình được 6 năm rồi. Dù đến lúc đó tôi đã đến Việt Nam được hai lần mà tôi chỉ biết nói một vài câu tiếng Việt mà thôi. Lúc đó chúng tôi ở tiểu bang Pennsylvania, nơi đó không có trường dạy tiếng Việt gần chỗ chúng tôi ở.

Lúc đầu tôi nhờ Tuyết giúp tôi viết một số bài học đàm thoại về những chủ đề thường ngày, chẳng hạn hai người gặp nhau ở ngoài đường nói chuyện với nhau. Khi viết xong tôi cũng nhờ Tuyết giúp đỡ với phát âm. Tuyết là người Bình Định nên lúc đó tôi học theo giọng nói Bình Định. Vấn đề là khi gặp người Việt Nam bên Mỹ thì ít khi gặp ai nói giọng địa phương đó. Chỗ ở chúng tôi lúc đó không có người Việt Nam nên ít khi có cơ hội thực hành nói chuyện. Thế cho nên tôi tiến bộ rất chậm.

Tôi nghĩ tiếng Việt Nam có một số điều rất khó cho người nước ngoài. Chẳng hạn như cách nói cho rõ các dấu. Cũng may tôi đã học tiếng Thái trước kia mà tiếng Thái cũng có dấu (nhưng loại dấu khác hơn dấu tiếng Việt), nhưng dù sao tôi cũng đỡ thấy vất vả.

Lúc đầu tôi không biết nói âm "ô" như trong chữ "ông". Khi Tuyết nói chữ đó thì tôi cảm nhận rằng phải làm một cái gì đó để nói âm đó nhưng tôi không biết làm thế nào. Tuyết cũng không giải thích điều đó được. May mắn là tác giả sách phát âm học của tôi biết tiếng Việt nên có chỗ mô tả âm đó. Bằng không tôi không biết khi nào tôi mới nói được những tiếng như "nông dân", "con công", hay là "ông già", tiếng mà bây giờ vợ tôi hay dùng để âu yếm gọi tôi.

Đối với tôi cách xưng hô tiếng Việt cũng rất khó. Nhất là khi đi thăm bà con bên vợ tôi ở Việt Nam. Nếu chỉ ở môt chỗ thì không sao vì tôi ghi nhớ vai vế của mọi người. Nhưng mỗi khi đi thăm ai đó phải biết cách xưng hô, có khi xưng "em", có khi xưng "anh". Chết cha! Phức tạp qúa đi. Cũng như tôi đã xưng hô sai ở các diễn đàn trên mạng mấy lần rồi!

Rồi lại có những từ như chó mực, ngựa ô, hay mèo mun thì tôi không cách nào đoán được nhưng sau khi có ai giải thích thì thấy cũng dễ hiểu.

Lúc đầu tôi cũng soạn một số bài học mà có câu chuyện gì mà tôi thuộc lòng rồi khi nào có dịp tôi nói cho người ta nghe. Nhưng ít khi có cơ hội nói như thế.
steve-brown_2
"Ngày 10 tháng Tư năm 1973 chúng tôi làm đám cưới theo phong tục Việt Nam. Mùa xuân năm đó tôi ở Việt Nam được sáu tuần lễ rồi chúng tôi đi về Mỹ.
Một ngày kia vợ chồng tôi đọc chung sách Giuđe trong Kinh Thánh, có một câu: "như mây không có nước, theo gió đưa đi đây đi đó".

Tuyết nói:

- Đây là lần đầu tiên em nghe như vậỵ

- Cái gì em?

- Là mây có nước.

- Thế hả. Rồi khi có trời mưa em nghĩ nước đó từ đâu mà đến?

- Lúc nhỏ người ta nói có con rồng phun ra nước thành mưa. Mình không thấy nó vì nó đang bay trên mây.

Câu trả lời đó là ngạc nhiên lớn cho tôi. Qua lần đó tôi hiểu sự quan trọng của việc học phong tục tập quán khi mình học một ngôn ngữ nào đó. Bằng không thì sẽ bị hiểu lầm hoài.

Cuối năm 1979 gia đình tôi dọn đi, tạm ở thành phố Oakland, bang California ba tháng. Ở đó thì tôi tiếp tục học tiếng Việt và gặp người Việt Nam nhiều hơn. Rồi sau đó chúng tôi dọn đến thành phố San Jose. Ở đó người Việt đông lắm nên gặp thường xuyên. Qua sự giao tiếp, đọc sách, tài liệu từ từ tôi hiểu được tiếng Việt nhiều hơn.

Sau khi khoảng 9 tháng học liên tục thì tôi không có thì giờ học tiếng Việt nhiều nữa. Cũng có một số giai đoạn dài mà tôi không dùng tiếng Việt bao nhiêu.

Đến năm 1993 (sau 20 năm ở nước Mỹ) Tuyết mới có cơ hội trở về quê hương thăm gia đình. Đầu năm 1994 cả hai chúng tôi trở về Việt Nam chung. So với hai lần trước mà tôi đến Việt Nam rồi thì lúc này toàn khác nhau. Lúc này thì tôi được nói chuyện với người ta và có thể nghe họ kể cuộc sống họ như thế nào. Tôi rất cảm động. Lắm lúc khi mới gặp người ta họ rất ngạc nhiên khi họ thấy tôi biết tiếng Việt Nam. Hai lần trước ở Việt Nam (trong thập nhiên 70) vì chưa biết ngôn ngữ nên tôi như bị cô lập và không hiểu được bao nhiêu điều liên quan đến những người chung quanh mình.

Lần trở về năm 1994 giúp tôi nhận ra tiếng Việt ở Việt Nam khác với tiếng Việt Nam tôi hay nghe ở nước Mỹ. Lần đó tôi học được vài từ tức cười như "Mỹ không tiền" nghĩa là người Nga, "Tây ba vì tôi đi Việt Nam khá nhiều (đến năm nay là 14 lần rồi) thì tôi nhận xét là khi đọc tờ báo bên đó thì cũng thấy rất khác với báo Việt ở Mỹ.

Một ngày ở Biên Hòa tôi ghé vô mua tờ báo. Cô bán tờ báo không tin tôi đọc tiếng Việt nên yêu cầu tôi đọc vài câu. Đọc xong thì cô ta cười. Khi khác tôi vô một cửa hàng nhỏ để coi xem họ bán cái gì. Có một cô gái bước tới đứng kế bên tôi mà không nói gì cả. Coi xong thì tôi quay lưng đi ra. Rồi cô kia nói, "Em mới mất cơ hội". Khi nghe câu đó tôi hỏi cô ta, "Mất cơ hội để làm gì?" Cô ta chỉ lấy hai tay che mặt mà cười. Tới bây giờ tôi cũng không rõ ý cô ta là thế nào, nhưng tôi cũng không thắc mắc. Những tình huống mà người ta nói tiếng Việt khi tưởng tôi không hiểu đã xảy ra khá nhiều lần!
steve-brown_3
Tuyết và con gái Nhu Vân làm từ thiện
Khoảng năm 1994 tôi bắt đầu đọc và theo dõi tiếng Việt trên mạng. Nhờ đó mà tiếng Việt của tôi cũng tiến bộ nhiều. Hiện nay có rất nhiều chỗ để đọc tiếng Việt Nam trên mạng. Tôi lại tìm được một cửa hàng Việt Nam có bán tờ báo Bút Việt nên gần như mỗi tuần tôi đều mua đọc. Tình hình này đã làm việc tự học tiếng Việt Nam dễ dàng hơn.

Năm 1996 tôi gặp gỡ cháu Trí. Trí sanh ra ở Mỹ và trưởng thành trong gia đình Việt Nam nhưng không biết nói hay đọc tiếng Việt. Lúc đầu Trí nói là muốn học tiếng Việt nên tôi bằng lòng dạy học tại nhà tôi mỗi tuần một ngày. Trí thông minh lắm, lúc đó đã lấy bằng tiến sĩ dược học rồi. Khi cháu Trí đến nhà tôi thì những người khác trong gia đình nghĩ cháu ấy không biết tiếng Việt gì cả nhưng thật ra cháu ấy hiểu được khá nhiều rồi. Sau khoảng 6 tuần từ từ Trí bắt đầu nói một vài câu rất căn bản. Còn việc đọc và viết thì tiến bộ nhanh lắm. Sau hai năm Trí nói, đọc, và viết tiếng Việt khá lưu loát. Đây là một kỷ niệm đẹp và hơi lạ vì tôi nghĩ ít khi có người Mỹ dạy tiếng Việt cho người Việt Nam.

Có một giai đoạn 5 năm tôi làm thông dịch viên cho một dịch vụ ngôn ngữ. Tôi làm việc này trong một số tòa án, công ty, và nhà thương. Nói chung kinh nghiệm này cũng giới thiệu tôi với nhiều chủ đề tiếng Việt và chữ chuyên môn mà tôi chưa biết trước kia. Một ngày kia trong phiên tòa khi họ giới thiệu tôi là thông dịch viên tiếng Việt Nam, ông thẩm phán ngạc nhiên hỏi, "You are the Vietnamese interpreter?" ("Ông là thông dịch viên tiếng Việt sao?" ) Ông ấy cũng muốn biết tại sao tôi biết tiếng Việt!
steve-brown_4
Ông bà Brown trên xe lửa tại Hòa Lan.
Mùa thu năm 2009 một người quen giới thiệu tôi với thi ca Việt Nam. Lúc đầu tôi thuộc lòng một số bài thơ như Ngậm Ngùi, Giọt Buồn v.v.... Đến đầu năm 2010 tôi học về thơ lục bát. Sau đó tôi làm thơ lục bát thường xuyên. Tôi để các bài thơ đó vô một diễn đàn trên mạng nhưng ít khi có ai bình luận đến. Tuy vậy tôi vẫn tiếp tục làm thơ.

Hôm nay mới biết Tế Hanh
Vì nghe nói ổng rất rành về thơ
Xuân Hương cũng đến bất ngờ
Có ai giống giọng, ta chờ coi xem
Học hoài mà vẫn thấy thèm
Cũng do tài giỏi anh em diễn đàn


Tháng 5 năm 2011 tôi được cháu Mai Hồng Thu mời vô diễn đàn Việt Bút, khoảng một tháng sau tôi bắt đầu học cách làm thơ Đường do anh Trần Quốc Sỹ kiên nhẫn dạy rất rõ ràng. Đối với tôi thơ Đường khó hơn thơ lục bát, nhất là vì mấy câu đối trong Đường luật. Nhưng việc học làm thơ Đường đã giúp tôi hiểu tiếng Việt Nam một cách rộng rãi hơn.

Lúc đầu tôi làm thơ Đường đúng luật bằng, trắc nhưng hai cặp đối ở câu 3,4 và câu 5,6 thì tôi không hiểu. Đây là một trong những bài thơ Đường đầu tiên của tôi.

Họa Thơ Đường

Có yêu cầu họa bài thơ Đường
Mang ý nối hồn thơ cách tương
Thường tạo ra bài nào khác biệt
Với lòng yêu mến tiếng quê hương
Những gì truyền thống đặt trong luật
Rộng rãi hơn bài học địa phương
Chia sẻ thơ cùng ai gặp gỡ
Phơi bày những ý đầy tình thong


Sau này nhờ anh Sỹ giải thích tôi mới hiểu trong hai cặp đối các chữ trong câu trên và câu dưới phải cùng thể loại với nhau thí dụ như cùng là danh từ, động từ, hay tính từ. Sau đó dù hiểu tôi vẫn phải mất nhiều thì giờ mới làm khá đúng được.

Đi dạo qua rừng một buổi chiều
Mặt trời sáng, gío thổi hiu hiu
Tiếng kêu chim đỏ đến chào đón
Hương sắc hoa đẹp nở cũng nhiều
Cảnh đẹp thiên nhiên làm ngẫu hứng
Núi đồi cây cỏ thấy càng yêu
Trải qua mới hiểu diệu kỳ lắm
Làm được bài thơ đúng mục tiêu


Cuộc hành trình đến tiếng Việt của tôi đã kéo dài lâu năm rồi. Qua kinh nghiệm đó tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú. Tôi càng học thì càng thấy rõ điều đó nên đã học lâu rồi tôi vẫn hăng say học nữa. Đó là một hành trình không bao giờ xong.

Việt văn phong phú bao nhiêu
Càng lâu càng rõ những điều đã xem
Học hoài vẫn muốn học thêm.
Thơ ca vần điệu dịu êm, tuyệt vời!
Hành trình đã đến nhiều nơi
Ngày ngày vẫn thấy những lời chưa quen
Nên ta phải học tự ên
Học rồi ôn lại, chẳng quên sau cùng


Sáu Steve Brown

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác giả tên thật David Huỳnh, cư dân Los Angeles, là một "chức sắc" của Hội Đi Câu tại Hoa Kỳ, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện đi câu đủ nơi, đủ loại, từ cá sấu gar Houston tới cá tầm California, câu tới Alaska, sang Mễ, qua tận Thái Lan, và nay thì câu về đến quê cũ.
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi."
Nếu viết về con rồng, thật dễ có văn chương bay bướm, kiến thức bao trùm thiên hạ, ai đọc cũng phục lăn. Vì sao? Vì con rồng chẳng hề có trên thế gian, chẳng ai thấy, nên cứ viết tào lao thiên địa, không ai bắt bẻ được. Giống như chuyện ma. Có hàng triệu chuyện ma mà chẳng ai thấy ma bao giờ.
Alice Springs? Gớm! Cái phố nhỏ như mắt muỗi, có đốt đuốc cháy mười ngày cũng chẳng nom thấy đâu trên bản đồ nước Úc.
"Hơn bốn mươi năm sau khi xuất hiện, Dương Nghiễm Mậu vẫn còn là nhà văn avant-garde đối với văn học Việt Nam bởi những suy tưởng và cách đặt vấn đề của ông vẫn còn nguyên những mấu chốt bí mật, nhiều truyện ngắn với lối cấu trúc rất lạ, chưa ra khỏi vòng trăn trở tìm tòi của người viết hôm nay." (Thụy Khuê viết về Dương Nghiễm Mậu, Con Người Nội Soi)
Nếu bạn có một người yêu, yêu rất yêu, bạn có muốn nói về người ấy không, có muốn giới thiệu người ấy cho cả “thế giới” biết không. Tôi chắc chắn bạn sẽ “lật đật” nói rằng có. Không cần hỏi, tôi đã thấy cả triệu người trên mặt đất này đã và đang làm việc đó.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả là một luật gia và nhà hoạt động văn hoá xã hội của miền Nam trước 1975. Ông sinh năm 1934, tại Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Luật khoa Saigon 1958. Du học tu nghiệp tại Mỹ 1961-62. Nghề nghiệp tại Saigon: Chuyên gia luật pháp tại Quốc hôi VNCH (1958-62),
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Mới đây, Khánh Vân đã hoàn tất việc đón ba má, và vợ chồng người em trai sang đoàn tụ. Bài tết năm nay của cô là chuyện vui.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.