Hôm nay,  

Viết Cho Mùa Tạ Ơn 2012

9/25/201200:00:00(View: 12803)
Lưu vong đến bao giờ.

Sau thế chiến thứ hai, Âu Châu và đặc biệt vùng Đông Âu có nhiều sắc dân lưu vong. Dân nước nọ sang tỵ nạn tại nước kia. Nhà văn Lỗ Ma Ni (Rumani) đã viết cuốn Giờ thứ 25 nổi tiếng thế giới mô tả cuộc sống cay đắng của những người dân lưu vong. Sau đó Virgil Gheorghiu đã cho ra đời thêm cuốn Cơ may thứ hai (La seconde chance). Tác phẩm này cũng vẫn viết về cuộc đời của dân lưu vong. Những người Âu Châu may mắn nhất là được qua Mỹ lập nghiệp. Sau một nửa thế kỷ, qua đến thế hệ thứ hai thì không còn ai là dân lưu vong nữa. Dù là Tây Âu hay Đông Âu, ở Mỹ một vài thập niên là quên đời lưu vong.

Qua đến cuối thế kỷ thứ 20 từ 1975 đến 2000 dân Đông Nam Á đặc biệt là Việt Nam trở thành lưu vong tỵ nạn tại Hoa kỳ. Từ đó đến nay trải qua bao nhiêu lần tham dự lễ Tạ ơn nhưng chưa chắc đã thực sự nhận nơi này làm quê hương. Người Việt hải ngọai vẫn còn “vời trông cố quốc” và sống đời lưu vong.

Qua đến thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, trên thế giới đã có 3 triệu dân Việt và riêng nước Mỹ ghi nhận 1 triệu 700 ngàn dân. Hầu hết đã vô quốc tịch Mỹ, đứng lên thề bảo vệ quê hương mới, nhưng tại các quận có đông đảo người Việt, cuộc sống vẫn còn trong các ghetto, chúng ta vẫn nuôi dưỡng tinh thần sống đời lưu vong

Vậy chúng ta sẽ còn lưu vong đến bao giờ.

Sinh hoạt cộng đồng.

Trong các sinh hoạt cộng đồng, vì vẫn theo tập tục truyền thống bằng Việt ngữ, văn hóa Việt và các vấn đề Việt Nam nên không thu hút được thế hệ kế tiếp và các bằng hữu Hoa kỳ tham dự. Các khu thương mại Việt Nam không có dịp phô diễn văn hóa Việt nên hoàn toàn không có khách Hoa kỳ. Không một nơi nào của người Việt có được du khách Mỹ như chợ Tàu và chợ Nhật.

Thêm vào đó tinh thần bác ái của dân Mỹ đón tiếp người Việt suốt gần 40 năm qua chưa được đáp ứng đúng mức từ phía dân di tản tỵ nạn Việt Nam. Nếu chúng ta chưa làm, nên làm. Nếu đã có thể hiện, nên làm thêm, cụ thể và nhiều hơn. Đó là lời cảm ơn cần lên tiếng vào mùa lễ tạ ơn năm nay 2012. và đồng thời cũng là một hình thức tạm gọi là đồng minh vận. Vận động các bạn Hoa kỳ hiểu thêm về văn hóa lịch sử Việt Nam.

Sau gần 40 năm sống theo tinh thần lưu vong, đã đến lúc chúng ta cần đóng vai công dân Mỹ nghiêm chỉnh chứ không phải trên giấy tờ để bổ túc hồ sơ đoàn tụ, để hưởng quyền lợi dân sinh và để đóng vai Việt kiều Mỹ trên quê hương bỏ lại. Chắc chắn phải giữ truyền thống văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử cội rễ, nhưng mặt khác phải bước vào giòng chính của đất nước quê hương mới.

Chúng ta không thể sống mãi đời lưu vong. Khi trở thành 1 công dân Mỹ tốt đẹp đàng hoàng, sẽ giúp cho cộng đồng trên quê hương mới nhiều hơn về Dân Sinh và cũng giúp cho đất nước cũ nhiều hơn về việc đấu tranh cho Dân quyền.

Vì vậy nên chúng tôi góp phần nhỏ bé vào công việc Đồng minh vận vào ngày 7 tháng 10-2012.

Đêm của Việt Museum.

Việt Museum tại San Jose là viện bảo tàng đầu tiên của người Việt trên thế giới đã khởi đi từ 2002, kiện toàn suốt 10 năm đã đến lúc được giới thiệu cho toàn thế người Mỹ vùng Vịnh Cựu Kim Sơn. Địa chỉ trong History San Jose 1650 Senter Rd. San Jose CA 95112. Chúng tôi gửi thư mời các vị dân cử và thân hữu Hoa kỳ đến thăm trong 3 ngày cuối tuấn từ 6,7 đến 8 tháng 10-2012. Đây là dịp lễ kỷ niệm ông Columbus tìm ra Châu Mỹ. Trong 3 ngày khách Mỹ,Việt tùy nghi thăm viếng theo giờ thường lệ từ 11am đến 4pm. Riêng buổi tiếp tân sẽ vào lúc 5pm chủ nhật 7 tháng 10-2012.

Chương trình bằng Anh ngữ có các màn văn nghệ do các em nhỏ Việt Nam trình diễn.

Nhân dịp mùa lễ tạ ơn sắp đến, chúng tôi kêu gọi quí đồng hương Việt Nam mời các nhà bảo trợ, các chủ nhân sở làm, các đồng nghiệp, các thầy cô giáo, các bạn bè Hoa kỳ và sắc tộc đến tham dự. Quý vị rất yên tâm vì quan khách hiểu rõ nội dung của buổi sinh hoạt. Vì là mục tiêu đồng minh vận nên sẽ dùng Anh ngữ Quý vị cũng nên khích lệ con em đã thành đạt nhưng không còn nói Việt ngữ cùng đến dự. Để cùng chia xẻ các kỷ niệm, các truyền thống và lịch sử Việt Nam từ 50 năm qua.

Và chúng ta cùng cất cao lời cảm ơn trời đất và con người đã đón tiếp chúng ta vào Mỹ nhân mùa lễ tạ ơn năm nay 2012.

Nội dung đêm Museum.

Như quý vị sống tại San Jose đã biết, công viên Kelley Park nằm trong khu tứ giác đường Senter, Pheland, Story và Roberta Khu vực này bao gồm công viên Happy Hollow & Zoo rồi đến vườn Nhật và San Jose History. Phía sau là dự án vườn văn hóa Việt đang tiến hành. Riêng trong khu San Jose History là nơi có các Museum sắc tộc. Gồm có Tàu, Thổ nhĩ kỳ, Mễ, Hy lạp v..v..Việt Museum là tổ chức góp mặt sau cùng nhưng hiện trở nên vị trí hàng đầu. Hàng tuần trẻ em các trường đi dã ngoại có đến thăm. Các sinh viên Mỹ và Việt Nam từ các đại học đến thăm, nhưng các giới chức dân cử và viên chức Hoa Kỳ thường chưa lưu tâm. Chúng tôi muốn có lời mời và có 1 chương trình dành cho quý vị này. Đã có nhiều lần tổ chức ban ngày và riêng kỳ này làm buổi tối để lấy hình ảnh khác biệt, lấy ánh đuốc, lấy một chút không khí lạnh lẽo mùa thu để ra mắt ban đêm ngôi sao Việt Nam mới. Đó chính là một Viện Bảo tàng đầu tiên của người Việt hải ngoại.

Bắt đầu từ 5 giờ chiều đón quan khách. Buổi ăn chiều sẽ bắt đầu ngay từ 5:30 theo hình thức Buffet, self serve. Chúng tôi được một thành viên của Museum VNCH là gia đình anh John Nguyễn, Harvest Catering yểm trợ 100% về việc thực phẩm và dịch vụ.

Ông giám sát viên Dave Cortese sẽ là MC giới thiệu các quan khách dân cử Hoa kỳ. Bà dân biểu Zoe Lofgren là diễn giả chính nói lời chào mừng. Nội dung của buổi họp mặt để ghi dấu 10 năm xây dựng Museum, 19 năm tảo mộ nghĩa trang Biên Hòa, 20 năm yểm trợ Homeless Santa Clara County, và 36 năm thành lập cơ quan IRCC. Hai tổ chức văn nghệ thiếu niên sẽ góp mặt.

Chị Ánh Hiền của Thái Bình Học Viện sẽ có đoàn trình diễn vỹ cầm và hát dân ca thế giới. Chị Diệu Hiền sẽ có màn vũ liên khúc dân tộc của vũ đoàn Cánh Chim Bách Việt.

Với các hình thức đơn giản nhất, đêm Museum sẽ là lời cảm ơn chân thành sớm sủa từ tháng 10-2012 để chuẩn bị cho mùa tạ ơn tháng 11 năm 2012 tại Hoa kỳ.

Đồng thời cũng là 1 công tác cụ thể cho nhu cầu đồng minh vận của cơ quan IRCC đóng góp cho địa phương San Jose.

Ghi thêm về Việt Museum.

Trong số hàng chục ngàn Museum tại Hoa Kỳ, mỗi nơi đều có một mục tiêu và nhiều giới hạn.

Tên gọi của Việt Museum đã ghi rõ mục tiêu Viện Bảo tàng Thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy đây là nơi sưu tầm, phân loại, bảo toàn, lưu trữ và trưng bày các di sản và tác phẩm liên quan đến lịch sử VNCH từ 1950 đến 1975. Lịch sử Thuyền nhân từ 1975 đến 1995. Trên hình thức có 3 giai đoạn.1950 đến 1975 là cuộc chiến đấu cho tự do. Từ 1975 đến 2000 là giai đoạn vượt thoát tìm tự do. Sau cùng từ 1975 đến nay là công cuộc xây dựng và định cư trên đất tự do.

Viện Bảo tàng Việt nằm trong Vườn lịch sử San Jose trong ngôi nhà 2 tầng, có thêm khu hầm và gác thượng. Dưới hầm chứa các di sản nặng. Gác thượng tồn trữ các di sản và tác phẩm nhẹ.Phía trước có bến Tự do với con thuyền tỵ nạn nằm trên bãi cát, có thuyền thúng tạm gọi là taxi chở người ra thuyền tỵ nạn. Chung quanh ngôi nhà là công viên Hòa bình với các công trình do Hướng đạo Việt Nam thực hiện.

Ngôi nhà Victoria này xây cất gần 200 năm trước được di chuyển từ down town San Jose về đây.

Trong Viện Bảo tàng có nhiều khu vực. Tầng 1 có hành lang tri ân.Tại đây có bản đồ thế giới gồm nhiều nước tiếp nhận hàng triệu người Việt tỵ nạn. Bản đồ vĩ đại đúc bằng gang với Thái Bình Dương chính giữa. Các quốc gia không biên giới đều là nơi người tỵ nạn Việt Nam hiện nay cư ngụ.

Cũng tại hành lang Tri ân có tượng chiến sĩ Hoa kỳ, có quân phục các quân chủng Hoa kỳ và nhiều hình ảnh chiến tranh.

Tại đây ghi ơn 58 ngàn chiến binh Mỹ đã hy sinh.

Phía bên phải hành lang là khu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, có tượng Ngậm ngùi nặng 1000 pounds, có các hình chiến binh, các quân phục và các tác phẩm về các chiến dịch. Phía trong là khu di sản của tù chính trị Việt Nam sau 1975 và mô hình nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Trên tường là tác phẩm sơn dầu (12x16 feet) vẽ lễ dựng cờ tại cổ thành Huế 1968 phỏng theo hình chụp của trung tá Nguyễn Ngọc Hạnh.

Phần bên trái là văn phòng của Museum có tác phẩm tượng xung phong và các di vật chiến tranh của Việt Nam Cộng Hòa. Trên tầng 2 là khu vực dành cho Thuyền nhân gồm các tác phẩm và di vật. Phía bên trái là thư viện của Việt Museum với 1500 tác phẩm Anh ngữ viết về chiến tranh Việt Nam.

Những tài liệu, di sản và tác phẩm sưu tầm từ 25 năm qua có thể coi là sản phẩm vô giá đối với quá khứ, hiện tại và tương lai.

Xin hãy đến với lịch sử qua đêm Museum cùng với các bạn Hoa kỳ vào lúc 5 giờ chiều chủ nhật 7 tháng 10 năm 2012. Sẽ có bảng hướng dẫn đậu xe tại chỗ. Trân trọng kính mời.

[email protected], [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.