Báo Pháp Luật cho biết, 20% doanh nghiệp thép có thể phá sản.
Bản tin nói, nhiều doanh nghiệp thép đã chết lâm sàng, có doanh nghiệp đang chạy nợ, xù tiền lương công nhân, bảo vệ.
Nhiều doanh nghiệp (DN) thép cho rằng mức lãi suất cho vay 13%-15%/năm vẫn cao so với thực tế của DN sản xuất. Các DN mong muốn ngân hàng giảm lãi suất về mức 7%-9% nhằm hỗ trợ DN cải thiện sản xuất, kinh doanh, đầu tư, đồng thời tìm hướng giải quyết hàng tồn kho.
Đó là những nêu lên của đại diện các DN tại Hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) diễn ra ngày 27-7 tại Hà Nội.
Bản tin ghi lời ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA):
“Chưa khi nào lượng thép dư thừa nhiều như sáu tháng qua. Những năm trước, mỗi tháng dư thừa 250.000-300.000 tấn thép được xem như gối đầu cho tháng sau. Thế nhưng hiện nay lượng thép tồn đọng hơn 350.000 tấn, trong khi tiêu thụ chỉ còn 300.000 tấn/tháng”.
Theo ông, lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 6 đạt khoảng 380.000 tấn, giảm 12% so với tháng trước. Tính chung sáu tháng, sản lượng toàn ngành thép ước đạt 2,38 triệu tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước và lượng thép tiêu thụ chỉ đạt 2,22 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo có khoảng 20% DN thép phá sản trong năm 2012.
Do vậy, nhiều doanh nghiệp hy vọng lãi suất thấp may ra mới cứu nổi, theo báo Pháp Luật.
Bản tin nói:
“Lãnh đạo VSA cho biết dù nhiều lần kiến nghị với Bộ Công Thương về việc lãi suất cao khiến DN sản xuất gặp khó nhưng mức lãi suất đưa về dưới 15%/năm chưa giải quyết được vấn đề gì cho DN. Với mức đó, mỗi tháng DN phải trả thêm tiền lãi hơn 200.000 đồng/tấn. Vì thế Ngân hàng Nhà nước cần có chỉ đạo hạ lãi suất cho vay xuống mức 7%-9%/năm.”
Nguy hiểm còn vì thép Trung Quốc vào tràn ngập.
Báo này ghi lời ông Trần Ngọc Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt-Ý, cho biết thời gian qua các DN thép Việt Nam còn phải chịu sức ép từ sản phẩm nhập khẩu, nhất là sản phẩm Trung Quốc. Với lợi thế về lãi suất, thuế, trợ giá, khi vào thị trường Việt Nam giá thép cuộn nhập khẩu rẻ hơn thép trong nước hơn 1 triệu đồng/tấn khiến cho sản phẩm của DN Việt Nam rất khó cạnh tranh.
Bản tin cũng ghi lời ông Trần Xuân Dương nói thêm, hiện nay thị trường phía Nam đang nhập 200.000-300.000 tấn thép dây từ Trung Quốc. Nếu không có biện pháp ngăn chặn thì nguy cơ thép Trung Quốc tràn mạnh hơn nữa vào Việt Nam là khó tránh khỏi.
Báo Pháp Luật cũng ghi lời ông Bùi Quang Chuyện, Vụ phó Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công Thương:
“...DN thép đang đối mặt với ba khó khăn: nhu cầu trong nước giảm mạnh, lượng thép từ Trung Quốc tăng 31%; giá nguyên liệu đầu vào như than, điện tăng DN thép không tiếp cận được vốn vay ngân hàng và phải nhập phôi thép rất nhiều...”
Bản tin nói, nhiều doanh nghiệp thép đã chết lâm sàng, có doanh nghiệp đang chạy nợ, xù tiền lương công nhân, bảo vệ.
Nhiều doanh nghiệp (DN) thép cho rằng mức lãi suất cho vay 13%-15%/năm vẫn cao so với thực tế của DN sản xuất. Các DN mong muốn ngân hàng giảm lãi suất về mức 7%-9% nhằm hỗ trợ DN cải thiện sản xuất, kinh doanh, đầu tư, đồng thời tìm hướng giải quyết hàng tồn kho.
Đó là những nêu lên của đại diện các DN tại Hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) diễn ra ngày 27-7 tại Hà Nội.
Bản tin ghi lời ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA):
“Chưa khi nào lượng thép dư thừa nhiều như sáu tháng qua. Những năm trước, mỗi tháng dư thừa 250.000-300.000 tấn thép được xem như gối đầu cho tháng sau. Thế nhưng hiện nay lượng thép tồn đọng hơn 350.000 tấn, trong khi tiêu thụ chỉ còn 300.000 tấn/tháng”.
Theo ông, lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 6 đạt khoảng 380.000 tấn, giảm 12% so với tháng trước. Tính chung sáu tháng, sản lượng toàn ngành thép ước đạt 2,38 triệu tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước và lượng thép tiêu thụ chỉ đạt 2,22 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo có khoảng 20% DN thép phá sản trong năm 2012.
Do vậy, nhiều doanh nghiệp hy vọng lãi suất thấp may ra mới cứu nổi, theo báo Pháp Luật.
Bản tin nói:
“Lãnh đạo VSA cho biết dù nhiều lần kiến nghị với Bộ Công Thương về việc lãi suất cao khiến DN sản xuất gặp khó nhưng mức lãi suất đưa về dưới 15%/năm chưa giải quyết được vấn đề gì cho DN. Với mức đó, mỗi tháng DN phải trả thêm tiền lãi hơn 200.000 đồng/tấn. Vì thế Ngân hàng Nhà nước cần có chỉ đạo hạ lãi suất cho vay xuống mức 7%-9%/năm.”
Nguy hiểm còn vì thép Trung Quốc vào tràn ngập.
Báo này ghi lời ông Trần Ngọc Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt-Ý, cho biết thời gian qua các DN thép Việt Nam còn phải chịu sức ép từ sản phẩm nhập khẩu, nhất là sản phẩm Trung Quốc. Với lợi thế về lãi suất, thuế, trợ giá, khi vào thị trường Việt Nam giá thép cuộn nhập khẩu rẻ hơn thép trong nước hơn 1 triệu đồng/tấn khiến cho sản phẩm của DN Việt Nam rất khó cạnh tranh.
Bản tin cũng ghi lời ông Trần Xuân Dương nói thêm, hiện nay thị trường phía Nam đang nhập 200.000-300.000 tấn thép dây từ Trung Quốc. Nếu không có biện pháp ngăn chặn thì nguy cơ thép Trung Quốc tràn mạnh hơn nữa vào Việt Nam là khó tránh khỏi.
Báo Pháp Luật cũng ghi lời ông Bùi Quang Chuyện, Vụ phó Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công Thương:
“...DN thép đang đối mặt với ba khó khăn: nhu cầu trong nước giảm mạnh, lượng thép từ Trung Quốc tăng 31%; giá nguyên liệu đầu vào như than, điện tăng DN thép không tiếp cận được vốn vay ngân hàng và phải nhập phôi thép rất nhiều...”
Gửi ý kiến của bạn