SAN JOSE (VB) -- Phong Trào Con Đường Việt Nam vừa mở một trang Web lấy tên là www.conduongvietnam.org để trình bày những bài viết nói về mục đích, lập trường của phong trào này để phổ biến rộng rãi cho mọi người biết.
Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, kỹ sư Lê Thăng Long là 3 người đã phối hợp khởi xướng phong trào này. Cả ba người đã bị kết án tù vì tội âm mưu chống phá nhà nước Cộng Sản Việt Nam trong phiên tòa vào tháng 6/2009, Thức bị 16 năm tù, Định 5 năm tù, Long 5 năm tù.
Kỹ sư Lê Thăng Long đã được trả tự do sớm vào ngày 4 tháng 6 năm 2012 và chỉ vài ngày sau, nhà đấu tranh dân chủ này đã khởi xướng mạnh mẽ Phong Trào Con Đường Việt Nam qua các cuộc phỏng vấn với các cơ quan truyền thông quốc tế và các bài viết phổ biến trên mạng.
Trong danh sách công bố thành phần nòng cốt sáng lập phong trào gồm có: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long (là 3 người khởi xướng), Trần Văn Huỳnh (thân phụ của Thức), Nguyễn Công Huân (biên tập trang mạng Dân Luận ở Đan Mạch), Lê Quốc Tuấn ( biên tập trang mạng X-cafe VN ở Canada), Blogger Hoàng Dũng (ở Việt Nam ) và bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi (San Jose, Hoa Kỳ).
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Phó Tổng Thư Ký Đảng Dân Chủ Việt Nam (dangdanchuvietnam.com), cho biết lý do ông tham gia vào thành phần sáng lập phong trào vì Phong Trào Việt Nam đề cao những quyền căn bản của con người, là con đường thích hợp để phát triển đất nước và ông đã có quen biết và làm việc với những người khởi xướng phong trào này.
Việc kỹ sư Lê Thăng Long vừa mới ra tù đã phát động phong trào tạo nên sự chú ý của công luận trong nước lẫn hải ngoại, có người ủng hộ, có người dè dặt, có người nghi ngờ.
Phong Trào Con Đường Việt Nam được mô tả là khát vọng của những người thao thức với vận mệnh dân tộc trong bối cảnh bị cai trị bởi một chế độ độc đảng độc tài đầy rẫy tham nhũng, kềm hãm sự phát triển của đất nước và trong nguy cơ của những kẻ cầm quyền hèn nhục muốn bán đứng quyền lợi tối thượng của tổ quốc cho đế quốc phương Bắc.
Từ lý thuyết cao đẹp lý tưởng hướng tới sự áp dụng vào thực tế quê nhà thì con đường còn nhiều chông gai, con đường Việt Nam vốn đã như vậy và trông mong nhiều sự đóng góp của nhân tài dòng giống Tiên Rồng.
Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, kỹ sư Lê Thăng Long là 3 người đã phối hợp khởi xướng phong trào này. Cả ba người đã bị kết án tù vì tội âm mưu chống phá nhà nước Cộng Sản Việt Nam trong phiên tòa vào tháng 6/2009, Thức bị 16 năm tù, Định 5 năm tù, Long 5 năm tù.
Kỹ sư Lê Thăng Long đã được trả tự do sớm vào ngày 4 tháng 6 năm 2012 và chỉ vài ngày sau, nhà đấu tranh dân chủ này đã khởi xướng mạnh mẽ Phong Trào Con Đường Việt Nam qua các cuộc phỏng vấn với các cơ quan truyền thông quốc tế và các bài viết phổ biến trên mạng.
Trong danh sách công bố thành phần nòng cốt sáng lập phong trào gồm có: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long (là 3 người khởi xướng), Trần Văn Huỳnh (thân phụ của Thức), Nguyễn Công Huân (biên tập trang mạng Dân Luận ở Đan Mạch), Lê Quốc Tuấn ( biên tập trang mạng X-cafe VN ở Canada), Blogger Hoàng Dũng (ở Việt Nam ) và bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi (San Jose, Hoa Kỳ).
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Phó Tổng Thư Ký Đảng Dân Chủ Việt Nam (dangdanchuvietnam.com), cho biết lý do ông tham gia vào thành phần sáng lập phong trào vì Phong Trào Việt Nam đề cao những quyền căn bản của con người, là con đường thích hợp để phát triển đất nước và ông đã có quen biết và làm việc với những người khởi xướng phong trào này.
Việc kỹ sư Lê Thăng Long vừa mới ra tù đã phát động phong trào tạo nên sự chú ý của công luận trong nước lẫn hải ngoại, có người ủng hộ, có người dè dặt, có người nghi ngờ.
Phong Trào Con Đường Việt Nam được mô tả là khát vọng của những người thao thức với vận mệnh dân tộc trong bối cảnh bị cai trị bởi một chế độ độc đảng độc tài đầy rẫy tham nhũng, kềm hãm sự phát triển của đất nước và trong nguy cơ của những kẻ cầm quyền hèn nhục muốn bán đứng quyền lợi tối thượng của tổ quốc cho đế quốc phương Bắc.
Từ lý thuyết cao đẹp lý tưởng hướng tới sự áp dụng vào thực tế quê nhà thì con đường còn nhiều chông gai, con đường Việt Nam vốn đã như vậy và trông mong nhiều sự đóng góp của nhân tài dòng giống Tiên Rồng.
Gửi ý kiến của bạn