Hôm nay,  

Y Dược Ngày Nay: Chữa Bệnh Bằng Âm Nhạc, AIDS, Kháng sinh

28/01/201200:00:00(Xem: 6817)

Y Dược Ngày Nay: Chữa Bệnh Bằng Âm Nhạc, AIDS, Kháng sinh

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

Bài này đã được Bích Vân đọc trong Y Dược Ngày Nay WebRadio –

Hôm nay là ngày 6 tháng Giêng năm 2012, YDNN xin chào mừng quý vị thính giả và xin chúc quí vị Một Năm Mới An Lành, Tràn Đầy Hạnh Phúc.

Để mở đầu cho chương trình hôm nay chúng tôi xin giới thiệu

1) Mục Hình Ảnh Y Học Mỗi Tháng với "Thán khí” do Bác sĩ Trần Mạnh Ngô và Bác sĩ Nguyễn Nguyên phụ trách. Xin bấm Chuột vào hình để phóng lớn và xem giải đáp

2) Phát Thanh Y Học với bài "Rượu và Sức Khoẻ" do Bác sĩ Nguyễn văn Đích phụ trách.

Và Mục Âm Nhạc với bài Ước vọng do Bs Nguyễn văn Bích phổ nhạc bài thơ của Bs Mùi Quý Bồng, và bài Tình khúc mùa đông - Nhạc và lời của Bs Phạm Anh Dũng.

Bây giờ xin mời quý vị nghe bài Chữa bệnh bằng âm nhạc (Music therapy) của Bác sĩ Vũ văn Dzi :

Một vài khảo cứu về các chứng bệnh thần kinh, tâm trí và một số bệnh khác trong đó có bệnh tim mạch, ung thư cho thấy là âm nhạc có khả năng giúp cho việc trị bệnh hữu hiệu hơn, các triệu chứng đau nhức giảm bớt.. mà những phương pháp trị liệu thông thường không làm được. Tại một số bệnh tâm thần, kể cả tại trẻ em có thể dùng âm nhạc để giúp trị một số bệnh như ADD, suy nhược thần kinh, lú lẫn, Alzheimer, mệt mỏi kinh niên (Chronic fatigue syndrome), PTSD, tâm thần phân liệt, suy nhược thần kinh mà Y học gần như bất lực hoặc ít công hiệu.. Những khảo cứu gần đây bằng những máy như điện não ký EEG, CT Scan, MRI, Nerve conduction study xác nhận ảnh hưởng tốt lành của âm nhạc lên sức khỏe bởi những cơ chế đặc biệt của hệ thống thần kinh giao cảm, các hạch nội tiết..

Thân thể và tâm thần (Mind body therapy)

Những khảo cứu trên các làn sóng điện của não bộ (brain waves) bằng máy EEG cho thấy là âm nhạc kích thích các làn sóng này và có thể làm thay đổi tần số phù hợp với những loại âm thanh khác nhau rồi có tác dụng lên sức khỏe ví dụ như các làn sóng theta, delta giúp cho thân thể thư giãn, nghỉ ngơi thay vì phải dùng đến những loại thuốc an thần. Khi cần được kích thích chống lại suy nhược, mental depression, thì dùng những loại âm nhạc có nhịp mau và đều còn khi nào bị căng thẳng thì dùng những loại nhạc êm dịu như nhạc cổ điển. Nhiều bệnh viện có những chuyên viên music therapist có thể giúp bệnh nhân chọn lựa những loại nhạc phẩm thích hợp để chữa bệnh. Các khảo cứu còn cho biết là ảnh hưởng của âm nhạc lên não bộ có thể kéo dài khá lâu lên cơ thể sau khi bản nhạc đã kết thúc.

Những thay đổi của những làn sóng trong não bộ có ảnh hưởng trực tiếp qua trung gian hệ thống thần kinh giao cảm lên một số chức năng sinh lý quan trọng như hơi thở, nhịp tim, huyết áp mà bình thường không thể kiểm soát bằng lý trí được. Nhờ làm cho các cơ bắp, thần kinh được thư giãn (relaxation) qua những khảo cứu từ lâu của BS Jacobson nên âm nhạc có ảnh hưởng tốt lên các chứng bệnh đau nhức kinh niên, căng thẳng stress và gần đây chứng bệnh mệt mỏi kinh niên (chronic fatigue syndrome), PTSD.. mà Y học hoàn toàn bó tay. Một vài khảo cứu trên những cựu quân nhân từ Iraq, Afghanistan bị chứng PTSD (khoảng 1.3 bị mắc phải) cho thấy là âm nhạc có tác dụng làm giảm các dấu hiệu lo âu, nóng giận, ám ảnh, mất ngủ..

Âm nhạc còn có ảnh hưởng vào tận bên trong tiềm thức của những người bị bệnh tâm thần như suy nhược thần kinh, lo lắng (anxiety neurosis), ám ảnh sợ hãi mà trước đây gọi là bị "ma làm, quỷ ám". Chúng ta cũng biết từ lâu là âm nhạc giúp làm tăng tinh thần lạc quan (optimism), yêu đời (euphoria) và khả năng sáng tạo (creativity) vì làm tăng các chất neurotransmitter trong não bộ như serotonin, endorphins, dopamine. Nhưng cũng cần biết tránh những loại âm nhạc buồn thảm như nhạc làm cho mất nước theo kiểu nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn. Câu truyện tiếng sáo Trương Lương làm cho quân Sở nản lòng khiến Hạng Võ bị thua chứng minh ảnh hưởng quan trọng của âm nhạc lên tâm thần. Ngược lại cũng có những bản nhạc làm gia tăng tinh thần chiến đấu hăng say ví dụ như các đạo quân thiện chiến như các chiến sĩ Scottish khi lâm trận bắt buộc phải có một đội quân nhạc chơi nhạc bagpipe đi kèm...

Ấm nhạc trị liệu..

Qua hệ thống thần kinh giao cảm và các hạch nội tiết, âm nhạc còn làm giảm huyết áp, làm cho tim đập chậm lại và đều hơn giúp tránh được tai biến mạch máu não, đau tim cấp tính. Một vài khảo cứu cho biết là âm nhạc giúp làm tăng khả năng chống bệnh nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch (immune system) nhất là trong mùa cảm cúm, cảm lạnh vì làm tăng các chất kháng thể trong máu. Vì ảnh hưởng tốt bao trùm lên toàn cơ thể của âm nhạc nên việc áp dụng âm nhạc trị liệu (music therapy) càng ngày được phổ biến. Cuộc sống hàng ngày căng thẳng ở xã hội Tây Phương gây ra stress là nguyên nhân chính dẫn đến những chứng bệnh mãn tính thông thường như cao huyết áp, sơ cứng động mạch, bệnh tim mạch, suy nhược thần kinh, ghiền ma túy, thuốc lá và hóa chất và âm nhạc đã tỏ ra rất hữu hiệu làm giảm stress thay vì dùng những loại thuốc an thần làm cho người bệnh bị lệ thuộc (dependence) lâu dài..

Một khảo cứu tại những khu dưỡng nhi (nursery) cho thấy là những trẻ sơ sinh cũng chịu ảnh hưởng rất sớm của âm nhạc êm dịu như ru con giúp các đứa trẻ ít quấy khóc và mau tăng trưởng vì những làn sóng của não bộ còn non nớt cần được nuôi dưỡng bởi những âm thanh từ bên ngoài quan trọng không kém sữa và các thức ăn dinh dưỡng. Những khảo cứu về ảnh hưởng xấu của những âm thanh la hét hay bạo động lên não bộ của trẻ em đã được chứng minh từ lâu khiến luật pháp hiện nay coi những hành động này là một hình thức bạo hành trong gia đình (child abuse) và trừng phạt rất nặng.

Mặc dù não bộ của những trẻ sơ sinh chưa phân biệt được các loại âm thanh nhưng ảnh hưởng êm dịu của âm nhạc có thể giúp làm giảm những loại âm thanh không tốt trong phòng dưỡng nhi như máy truyền nước biển, máy monitor, tiếng nói xì xào của nhân viên điều dưỡng.

Đối với những người cao niên bị chứng bệnh lú lẫn (dementia) hay Alzheimer thì âm nhạc là một lợi khí rất tốt để làm giảm các triệu chứng lo lắng, quên lãng, hoang tưởng vì thính giác sau khứu giác là những giác quan tồn tại rất lâu so với thị giác và vị giác tại những người bị chứng Alzheimer. Tại một số viện dưỡng lão, môn âm nhạc trị liệu hiện nay được áp dụng rất rộng rãi giúp làm giảm bớt những triệu chứng của các bệnh tâm thần. Ảnh hưởng tốt lành của âm nhạc lên những người cao niên khó có thể kể hết ra ở đây vì giúp cho họ khôi phục lại những quá khứ và rung cảm từ xa xưa của những khoảng thời gian tươi đẹp trong đời dù rằng những ký ức khác đã lần lượt bị phai mờ trong trí nhớ. Các khảo cứu gần đây cho thấy là tại những bệnh nhân bị chứng lú lẫn hay Alzheimer nặng hay bị ở trong tình trạng thực vật (vegetative state) khi mà gần như không còn tri giác gì nữa vì vỏ não đã bị hư hỏng hoàn toàn thì những trung tâm tình cảm ở trong tiềm thức vẫn còn có thể đón nhận được những tín hiệu từ bên ngoài trong đó có âm nhạc!

Gần đây ông Đạo Pat Robertson đã bị Y giới kết án nặng nề khi ông nói bậy là thân nhân của những người bị chứng Alzheimer thì có thể xin ly dị vì người bệnh không còn tình cảm gì nữa!

Vai trò quan trọng của âm nhạc lên sức khỏe vật chất và tinh thần được Ấn Giáo (Hinduism) khảo cứu và ứng dụng rất sớm qua những bài ca ngâm gọi là chanting những mantra vì có ảnh hưởng lên những luân xa (chakras) và các hạch nội tiết. Có nhiều loại mantra có những công dụng được dùng trong những chứng bệnh hay hoàn cảnh và thời gian khác nhau. Thông dụng nhất là mantra Venkateshwara suprabatham vào buổi sáng và Mritunjaya của Shiva hay Gayatri và những câu mantra ngắn hơn. Các vị pháp sư acharya đều thuộc lòng những bài mantra bằng tiếng Sanskrit có khi dài mấy tiếng đồng hồ nhờ trí nhớ phi thường được tập luyện từ hồi nhỏ. Một số vị yogi sau khi khổ công tập luyện mantra đã có được những quyền năng phi thường được chứng minh bởi Y học Tây phương..

Ngày nay âm nhạc trị liệu đã được chứng minh có những công dụng tốt lành từ trẻ sơ sinh cho đến những người cao niên ở vào cuối cuộc đời – và có thể sang đến đời sau – nhưng chưa được đánh giá đúng mức và chưa được các hãng bảo hiểm đài thọ vì theo các chuyên viên Y tế thì "chưa được kiểm chứng rõ ràng"! Nhưng việc trị bệnh (healing) ngày nay còn có nhiều lãnh vực mà khoa học chưa hiểu hết trong đó có môn âm nhạc trị liệu..

Bác sĩ Vũ văn Dzi

Sau đây, chúng tôi xin trình bày cùng quý vị những tóm tắt bài viết Y Dược Ngày Nay trong tháng vừa qua.

Trong Tin Mới Y Học, Ts Bùi Quốc Quang trình bày Ngày Bệnh AIDS trên thế giới, mùng 1 tháng 12, 2011. Bs Nguyễn văn Thịnh tường trình những bệnh nấm da và những điều trị thích ứng cho mỗi trường hợp. Thuốc và ghép tóc cho bệnh rụng tóc, và vấn đề rụng tóc trong trường hợp chống ung thư. Huyết quản chống lại các khối u. Nghiên cứu chống lão hoá. Một phương pháp mới thử máu chẩn đoán xơ gan. Tương quan giữa rượu và ung thư vú. Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu. Cách ngừa tái phát nhiễm trùng đường tiểu. Điều trị nhiễm trùng đường tiểu trẻ em khó hơn và lâu hơn. Liên quan vệ sinh mồm miệng và bệnh tim mạch. Thử nghiệm thuốc chủng ung thư vú. Chế độ ăn uống và ung thư vú.

Ds Lê-Văn-Nhân tường trình thạch tín trong nước táo và nước bưởi. Những hướng dẫn mới của CDC điều trị lao tiềm ẩn.

Trong Y Học Thường Thức, Bs Nguyễn Ý Đức viết bài Làm đẹp dung nhan.

Bs Nguyễn văn Đức báo hiệu mùa lạnh, những triệu chứng và cách chống lạnh. Bs Văn Đức cũng bàn luận về những ưu điểm của hồ sơ điện tử kể cả những lợi ích cho người bệnh.

Trong Y Dược Khoa Thực Hành, Bs Nguyễn Văn Thịnh trình bày kỹ thuật cấp cứu: giảm đau và an thần. Những nguyên tắc của chấn thương bụng.

Trong Y Khoa Lâm Sàng, Bs Nguyễn Tài Mai trình bày một trường hợp bệnh nhân bị ung thư phần trên (cardia) của thực quản. Thuốc chữa HIV. Trường hợp một bệnh nhân ung thư vú khó thở và mệt mỏi. Bs Nguyễn Văn Đích bàn luận về điều trị tiểu đường tích cực giảm tiến triển và biến chứng của ung thư thận.

Trong Dược Phẩm, Ds Lê-Văn-Nhân tường trình tin thuốc tháng 12 năm 2011, bao gồm: Đường chuyển tín hiệu mới cho DNP, Ngưng LABA quá sớm có thể làm bệnh suyễn xấu hơn, So sánh 3 thuốc chống đông máu warfarin, Dabigatran (Pradaxa) và Rivaroxaban (Xarelto), Hai thuốc mới có hy vọng thay thế interferon trong điều trị viêm gan C, Dùng đều đặn paracetamol chỉ hơi cao hơn liều hướng dẫn có thể đưa đến độc hại do dùng quá liều, Acid béo omega-3 bảo vệ chống lọan nhịp tim và nhồi máu cơ tim chết người, Hướng dẫn mới của hội các bác sĩ nội khoa Hoa-kỳ về Chứng cứ không hỗ trợ ngừa huyết khối tĩnh mạch cho tất cả bệnh nhân nằm bệnh viện, Colchicin giảm một nửa tai biến rung nhĩ sau mổ trong nghiên cứu phụ COPPS, Tương tác giữa thuốc uống trị ung thư và thức ăn, Sử dụng bừa bãi kháng sinh cho trẻ em vẫn còn là vấn đề, Bốn nhóm thuốc đứng hàng đầu khiến bệnh nhân cao tuổi phải điều trị tại bệnh viện như: thuốc uống chống đông máu, thuốc uống chống tiểu cầu, insulin và thuốc hạ đường trong máu. Dùng Statin lâu dài an tòan và hữu hiệu. Tin về Thuốc hít steroid trị suyễn. FDA chấp thuận thuốc generic Atorvastatin. Uống quá nhiều vit D có hại cho tim mạch? Rung nhĩ tăng với Etoricoxib nhưng không phải với Celecoxib. Aspirin giảm nguy cơ tái phát huyết khối tĩnh mạch sâu (VTE). Nhập viện khẩn cấp bệnh nhân cao tuổi ở Hoa-kỳ do tác dụng phụ của thuốc. Mức huyết áp tâm thu nào giúp giảm nguy cơ tái phát tai biến mạch máu não? (130-140?). Thuốc ngủ Zolpidem ngậm dưới lưỡi. Theo FDA, thuốc ngừa thai chứa drospirenone lợi nhiều hơn hại. Thuốc mới Peginesatide trị thiếu máu ở người suy thận. FDA điều chỉnh giới hạn liều simvastatin khi dùng chung với amiodarone. FDA bị buộc phải có quyết định về sử dụng BPA: Bisphenol A.

Ds Lê-Văn-Nhân viết thêm vài tin về kháng sinh: mức an tòan của kháng sinh ciprofloxacin dùng trong nhi khoa, Giảm dùng Fluoroquinon sau khi đưa Ertapenem vào danh mục thuốc bệnh viện thấy mức nhạy cảm của Pseudomonas aeruginosa với nhóm 2 Carbapenem khá hơn, Liên quan giữa nồng độ đáy vancomycin và độc hại thận.

Ts Bùi Quốc Quang thông tin Trehalose.

Trong Khảo Cứu Y Khoa, Bs Nguyễn Đình Bá tường trình: kết quả chụp hình ảnh PET/CT hướng dẫn thử nghiệm sinh thiết 3 trường hợp bệnh Xơ Cứng IgG4-related Sclerosing.

Trong Thảo Luận Báo Y Khoa, Bs Nguyễn Tài Mai viết về Thống Kê, Tóm lược Ung thư nhiếp hộ tuyến (tiền liệt), Trị liệu ung thư máu Hodgkin (ABVD).

Bs Nguyễn Văn Đích với tường trình chủng ngừa sốt rét.

Trong Y Sinh Học, Bs Trần mạnh Ngô thông tin: 3 nghiên cứu về vi trùng Lao: SIS 3, HIP1 và LipC.

Trong phần Hỏi Đáp Y Học, Bs Nguyễn Ý Đức trả lời vấn đề Giáo dục sinh lý.

Bs Nguyễn Trần Hoàng trả lời Bệnh quai bị, Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa Quai Bị, Khi trời nóng quá phải làm sao.

Ts Bùi Quốc Quang bàn luận về Chất Sodium Lauryl Sulfate.

Sau hết là phần Tham Khảo với những bài của Ts Dược Khoa Trần Việt Hưng: Chùm gởi hay Ghi (Cây thuốc với nhiều triển vọng), Holly (Bùi) (Cây cảnh của Mùa Giáng Sinh, dược thảo đáng chú ý), và cây Trạng Nguyên (Poinsettia).

Bs Thái Minh Trung với Yếu tố tâm lý trong nhiếp ảnh nghệ thuât.

Bs Thú Y Nguyễn Thượng Chánh viết về Đường, Mỡ, Muối, bạn hay thù, Cúm Gà H5N1 xuất hiện trở lại tại HongKong? và SIDA/AIDS, căn bệnh của thế kỷ.

Ngoài ra còn có các mục thường xuyên như Đố vui để học, Từ điển Y học Anh Việt Pháp, danh mục phân loại bệnh quốc tế do Bs Nguyễn Nguyên phụ trách, xin mời quý vị cùng xem.

Xin kính chào tạm biệt quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị tháng sau.

Xin mời quý vị ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Viêt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.