Hôm nay,  

Năm 2011 Không Giống Những Năm Khác

20/01/201200:00:00(Xem: 7293)
Năm 2011 Không Giống Những Năm Khác

Nguyễn thị Cỏ May
Một thoáng qua thế giới 2011
Thường cứ vào cuối năm, người ta có thói quen nhìn lại năm qua để ước tính tình hình năm tới . Nếu dựa vào những thành quả khả quan của năm qua mà nghĩ rằng năm mới cũng sẽ được tốt đẹp như vậy và còn khá hơn nữa vì mới thì phải mới, tức phải hơn đã qua, thì cách ước tính này sẽ bi quan vì năm 2011 là một năm đầy bất ổn cho gần như cả thế giới . Nhứt là Âu và Mỹ châu là hai vùng phát triển và thạnh vượng nay kinh tế khủng hoảng trầm trọng, tình trạng xã hội khốn đốn vì nạn thất nghiệp gia tăng, đời sống dân chúng lao động vô cùng bấp bênh, … mà sự phục hồi chưa biết chắc sẽ lúc nào . Nhưng nếu nhìn tình hình thế giới năm qua, dưới khía cạnh khác hơn, khía cạnh của cái nhìn «động » thì có thể nghĩ những biến cố trong vừa qua trên toàn cầu, như những cuộc biểu tình bạo động ở các nước Địa-trung-hải truất phế những nhà độc tài cổ thụ và bất bạo động phát xuất từ các nước phát triển Âu-Mỹ, Nhựt, Úc, … sẽ có sức mạnh làm chuyển biến thế giới trong năm mới, thay đổi cơ cấu củ về các mặt kinh tế và chánh trị nhằm lấy đời sống con người làm chuẩn mực phục vụ . Riêng tại nước Tàu lục địa, dưới chế độ công sản độc tài luôn luôn sẳn sàng đàn áp dân chúng biểu tình vô cùng dã man, từ Mùa Xuân Thiên An môn tới cuối năm 2011, đã xảy ra tất cả 370 vụ biểu tình chống Nhà nược cộng sản không có lãnh tụ .
Nước Pháp trong những ngày cuối năm bị hăm dọa nặng nề khó tránh bị mất ba chữ A (AAA)(*) làm cho viển ảnh nước Pháp càng thêm ảm đạm . Công nợ không khắc phục nổi, đồng euro có thể bể như nhà bình luận Jacques Attali dự báo trước đây ít lâu vào cuối năm, thất nghiệp vọt lên cao, Thượng Viện lần đầu tiên ngã qua phe tả, nhiều nhơn vật phe cánh của Ông Sarkozy bị tai tiếng trong những vụ « lem nhem » và sau cùng Liên Hiệp Âu châu có thể tan rả vì thành viên trong cảnh « đồng sàng dị mộng ». Viển ảnh này bất lợi cho ông Sarkozy đang chuẩn bị tái ứng cử Tổng thống trong năm tháng nữa tuy có được cái lợi vì mất một đối thủ nặng cân . Bên phe đối lập, ông Dominique Strauss-Kahn có thể sẽ đắc cử Tổng thống Pháp trong kỳ bấu cử tới bổng đột ngột bị cảnh sát Mỹ ở NY còng tay, dẩn ra Tòa vì bị thưa tội «toan cưởng dâm» một nữ bồi phòng của khách sạn Sofitel, làm cho ông rớt chức Tổng Giám đốc Quỉ tiền tệ quốc tế và đồng thời tuột luôn xuống tận đáy vực thẩm của sự nghiệp chánh trị . Cũng may chuyện xảy ra sớm . Chớ khi ông làm Tổng thống xứ Pháp, chuyện riêng tư thầm kín của ông bị khui ra thì dân Pháp sẽ bị xấu hổ không ai dám đi ra khỏi xứ, nhứt là đi qua Mỹ . Thế mới biết sức mạnh phá hoại xưa nay của thằng nhỏ là vô cùng khủng khiếp !
Trong lúc đó, tuần báo Time, theo thông lệ hằng năm, tổ chức bình bầu chọn «Nhơn vật» của năm 2011, người được chọn là « Người Biểu tình » . Cũng như Anh Hùng vô danh, « Người Biểu tình» không phải là một cá nhơn có tên gọi riêng, mà đó là người tiêu biểu cho Phong trào biểu tình phát xuất từ Cổng Mặt Trời củaThủ đô Madrid xứ Tây-ban-nha và lập tức sau đó lan rộng ra khắp Âu châu, rồi qua tháng sau, trải dài tới Tokyo, Sydney, NY, Canada, Hồng kông, Nam Mỹ, … Người Biểu tình vô danh vì các cuộc biểu tình bùng nổ tại mỗi nơi và trên qui mô thế giới đều không có danh xưng, không có lãnh tụ . Động cơ biểu tình là «sự phẩn nộ» vì xã hội thiếu công bằng, không có dân chủ thật sự, tiền bạc khống chế xã hội trên mọi giá trị nhân văn . Phong trào biểu tình trên toàn cầu đều bắt nguồn từ quyển sách mỏng hơn ba mươi trang «Các bạn hảy phẩn nộ đi » của ông Stéphane Hessel, xuất bản năm 2010, được dịch ra nhiều thứ tiếng và bán trên 1 triêu quyển .
Phong trào biểu tình năm rồi là một hiện tượng xã hội chưa từng thấy . Người ta cho rằng sự xuất hiện đồng loạt phong trào biểu tình là để tái lập sức mạnh thật sự của con người mà bấy lâu nay cơ hồ như bị mai một vì những sức mạnh khác như độc tài khống chế, khoa học kỷ thuật cao và tiền bạc . Họ xuống đường ôn hòa nhưng mãnh liệt chỉ nhằm đòi hỏi tái cấu trúc chánh trị toàn cầu, như ông Rick Stengel, Tổng Biển tập của tuần báo Time viết « Họ bất bình, họ đòi hỏi, họ không tuyệt vọng thậm chí cả khi họ bị đáp trả bằng hơi cay hay những viên đạn. Họ đã hiện thực hóa suy nghĩ rằng hành động cá nhân có thể tạo ra sự thay đổi lớn.»
Cái nhìn nào qua việt-nam 2011
Khi kiểm điểm tình hình Việt Nam trong năm 2011, có người quan tâm tới ba vấn đề đuợc cho là nổi cợm hơn hết: Tranh chấp Tàu xâm lược và Biển Đông vì Tàu ngang ngược đòi cho họ 80% vùng này, kinh tế trên đà suy sụp và đảng và Nhà nước vi phạm trắng trợn nhơn quyền và dân quyền .
Bổng vào cuối năm, dư luận sửng sốt nhưng có vẻ phấn khởi khi thấy lực lượng quân sự Huê kỳ xuất hiện nhằm khống chế tầm ảnh hưởng của Tàu trên biển đông .
Về kinh tế, giới quan sát đều cho rằng «VN hiện nay đang phải đối phó với nhiều yếu tố bất lợi như lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán, mức dự trữ ngoại tệ thấp để thanh toán các khoản nhập khẩu và nợ ngắn hạn nước ngoài, lạm phát cao . Kinh tế VN dễ bị tổn thương nếu có suy thoái kinh tế trên thế giới, làm gia tăng rủi ro trong nghành thương mại và tài chánh . Mặt khác, tập đoàn Vinashim bị kiện tại Luân-đôn và tại Mỹ, việc lạm phát vẫn còn ở mức rất cao đã hạn chế khả năng điều chỉnh nền kinh tế quốc gia . Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ so với vốn cơ hữu của các doanh nghiệp lại rất cao so với thời kỳ trước đây » .
Hà nội cho tới nay, sau hơn ba mươi năm « đổi mới » theo kinh tế thị trường, với đầu tư nước ngoài và nhiều nguồn tài trợ, vay mượn quan trọng mà vẫn chưa cất cánh nổi chỉ vì không thể buông bỏ cái đuôi «định hướng XHCN » . Nay Phó Chủ tịch Tàu tên Tập Cận Bình tới Hà Nội thăm chính thức Việt Nam hai ngày, 20-22/12 và đồng ý cấp 300 triệu đô-la tín dụng cho Việt nam . Tranh chấp biển Đông với Tàu và các khó khăn kinh tế của Việt nam trong năm 2011 sẽ khó tránh cho Việt nam không bị lệ thuộc Tàu dù cho đảng cộng sản và Nhà nước hà nội thật sự có lương tâm và can đảm cưởng lại để bảo vệ nền độc lập dân tộc .
Trong năm 2011 Việt Nam không đạt được các chỉ tiêu kinh tế, mục tiêu tăng trưởng đề ra là 7,5%, nhưng thực tế là khoảng 5,8%, lạm phát đề ra cho năm 2011 là 7% nhưng thực tế là khoảng 22% trong khi có 48 .000 doanh nghiệp phá sản . Theo sự đánh giá của Ts Lê Đăng Doanh năm 2011 là khó khăn nhứt từ năm 1991, tức là trong 20 năm gần đây.
Vẫn theo Ts Lê Đăng Doanh, thành tựu đáng lưu ý là «xuất khẩu tăng 33% và cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư 3,3 tỷ đô-la lần đầu tiên trong nhiều năm. Nhưng đầu tư 100 đồng thì hàng hóa, tài sản tạo ra được có lẽ chỉ khoảng 40, 50 đồng, còn lại 60, 50 đồng kia nó bốc hơi » Trong lúc đó, người ta thấy có «một số nhóm người» nổi lên làm giàu nhanh chóng nhờ các dự án cơ sở hạ tầng trong khi giá đất bồi thường cho người dân rất thấp. Điều này khiến cho các vụ khiếu kiện, biểu tình của dân chúng nạn nhơn nổi lên khắp nơi và bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp đổ máu nên đất đai hiện còn là vấn đề lớn tại Việt nam

Tuy Việt nam đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng theo thống kê của Bộ Công thương của Hà nội công bố trong năm 2010, Việt Nam CS đã “nhập khẩu“ những mặt hàng xa xỉ lên đến 10 tỷ đô-la . Xe hơi và xe máy chỉ chiếm khoảng 1 tỷ đô-la, trong khi “ hàng hiệu ” được xem là xa-xỉ phẩm như : điện thoại di động đời mới, mỹ phẩm, rượu, bia, thuốc lá, đồ trang sức, đá quý và quần áo loại sang chiếm 9 tỷ đô-la (rfa) .
Việc các xí nghiệp nhà nước nắm giữ khối tài sản quốc gia khổng lồ nhưng lại làm ăn ở đâu đều thua lổ ở đó, tham nhũng từ trung ương tới địa phương theo hệ thống đảng cộng sản đã không còn là chuyện mới mẻ gì . Ðã có nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước kêu gọi Việt nam phải tái cấu trúc kinh tế, phải thật sự tuân thủ qui luật kinh tế thị trường . Dẹp bỏ ngay hệ thống xí nghiệp quốc doanh, tức cắt bỏ đi cái đuôi « định hướng xã hội chủ nghĩa » .
Nghĩ lại mà buồn đất nước chằng may bị những con người vừa thiếu khả năng vừa bất lương cai trị từ nửa thế kỷ nay . Chánh sách, biện pháp cứ ban hành, nhiều khi trái ngược nhau, chỉ khiến cho người dân càng mệt mỏi thêm . Cái cộng nghiệp lớn của đất nước đã sản sanh ra tên Hồ Chí Minh để cho dân tộc ngày nay phải lảnh quả báo quá đau thương bằng nước mắt và máu ! .
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việtnam, hội đàm với Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông ký với phía Hà nội nhiều thỏa thuận trong đó lãnh vực tài chánh là quan trọng, như cấp cho Hà nội vay 300 triêu đô-la .
Về thương mại, giao thương Việt -Tàu phát triển mạnh, ở mức 31,7 tỷ đô-la / năm nhưng cán cân thương mại nghiêng hẳn về phía Ba Tàu. Và các công ty Tàu đầu tư khoảng 1,02 tỷ đô-la vào Việt nam. Hiện nay Ba Tàu là bạn hàng thương mại lớn nhứt của Việt nam trong suốt bảy năm, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhứt .Điều đáng chú ý là trong giao thương với Tàu, Việt nam luôn luôn bị bất lợi vậy mà còn nhập siêu trung bình $1 tỷ / tháng, đó là chưa kể khối hàng hóa khổng lồ vào Việt nam qua các đường buôn lậu. Từ đó, ở Việt nam ngày nay, đủa tre ăn cơm hằng ngày cũng mua của Tàu, .. . Thêm những thứ hàng hóa có chất độc bị cấm bán ở Tàu vì sức khỏe dân chúng hay những thứ hàng không tiêu thụ được ở Tàu đều tuôn qua chợ Việt nam .
Vì vậy các báo chí tàu nhấn mạnh rằng «Việt nam cũng giống như Tàu đã tăng trưởng vững chắc dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và cho đây là điểm chung để hai đảng tiếp tục thắt chặt hợp tác » . Tội nghiệp cho Hà nội quên rằng ngày càng được « thắc chặt hợp tác » là càng bị lệ thuộc Tàu về kinh tế và đó chính là nguy cơ bị mất chủ quyền và biến đảng sộng sản và Nhà nước hà nội đời đời làm thân hán ngụy .
Dưới một cái nhìn khác
Khi đánh giá Việt nam dưới sự cai trị của đảng cộng sản và Nhà nước hà nội, có người không thể không nhìn thấy những điểm cũng không kém nổi cợm, không phải tiêu cực như trên đây, trái lại vô cùng «tích cực » . Bởi Việt nam xã hội chủ nghĩa là nước ở Đông Nam Á duy nhứt đạt được rất nhiều «cái nhứt » mà nước khác không có . Xin lược kể (theo một tác giả vô danh phổ biến trên mạng ) :
- Nhiều học sinh đu dây giỏi nhất thế giới, vì phải đu dây đi học mỗi ngày.
- Người dân chạy xe giỏi nhất thế giới vì không cần để ý tới một qui luật nào về giao thông
- Bác sĩ VN giỏi nhất thế giới về môn phá thai. Có người phá tới khoảng 10 ngàn trường hợp / năm, 500 ngàn vụ cho cả cuộc đời làm y si sản khoa . Ai không tin, ra khu phá thai Từ Dũ, buổi sáng, mới 8:30 mà số thứ tự đã trên 300 rồi .
-VN có nhiều tiến sĩ nhất vùng, và lại học giỏi nhứt thế giới vì chỉ cần vài tháng có văn bằng, có khi khỏi tới trường .
-Bất động sản có giá cao gần nhất thế giới và đảng viên thủ đắc đông nhứt,
.-nhiều nhứt phụ nữ thôn quê đua nhau lấy chồng Đài loan, Đại hàn,
-dân nghèo và thanh niên uống rượu nhiều nhứt,
-sổ số, cờ bạc nhiều nhứt,
- trẻ con bỏ học nhiều nhứt,
- nhiều nhứt đảng viên lãnh đạo triệu phú đô-la mỹ, ăn xài hoang phí nhứt, mua xe đắc tiền nhứt,…
Nhưng tất cả những « cái nhứt » trên đây đều không bằng « cái nhứt » về sự hiểu biết và lòng can đảm của bà Phó Chủ tịch nước tên nguyễn thị Doan khi bà dõng dạc tuyên bố về chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam như sau :
“Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”. (Bài viết của bà Giáo sư Tiến sĩ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, trên báo Nhân Dân của đảng cộng sản Hà nội ) .
Biết nói gì hơn là ngã nón bái sát đất bà Giáo sư, Tiến sĩ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn thị Doan của xứ Ba-đình !
(*) Bài này được viết cho cuối năm nhìn lại . Nay khi chuẩn bị gởi cho báo thì nước Pháp không phải lo sợ bị mất 3 chữ A (AAA) nữa mà đã bị cơ quan Standard & Pơr’s gở mất 3 chữ A hôm 16/01/2011 .
Mất 3 chữ A thật ra chưa phải là nước Pháp rớt ngay xuống đáy vực thẩm kinh tế . Ba cơ quan đánh giá ( Agence de notation ), chỉ mới có 1 cơ quan rút lại chữ A . Huê kỳ bị mất 3 chữ A từ hồi tháng 8 mà vẫn vay mượn nợ để sống qua ngày như thường . Vẫn là đại cường quốc về kinh tế và quân sự chưa có nước nào đủ sức qua mặt . Pháp bất lợi vì không in được đô-la .
Điểm 20/20 do 3 cơ quan chấm điểm cho như sự bảo đảm tính chính thống tài chánh quốc gia, thật ra, từ lâu, bị thị trường tài chánh cho là không “đáng tín nhiệm “ lắm . Các quốc gia đều gần như tự chấp nhận vi phạm sự ràng buộc của 3 chữ A bỡi các quốc gia được 3 chữ A từ 1975 thì ngân sách đã mất quân bình từ năm 1974 rồi .
Mất 3 chữ A Pháp chỉ bị tổn thương về uy tín và chao đảo về tâm lý, một phần vì TT Sarkozy từ cuối năm rồi, quá gắn liền uy tín lãnh đạo và vận động tái ứng cử năm tới với 3 chữ A .
Về cơ bản, nền kinh tế Pháp và Âu châu có thật sự đáng lo ngại hay không ? Đây mới là vấn đề then chốt .
Khi Liên Hiệp Âu châu quyết định lấy đồng tiền chung là euro thì các kinh tế gia thuộc trường phái anh-mỹ đều cười và cho rằng đó là điều không thể làm được về chánh trị, không thể nghĩ tới được về kinh tế . Năm 1996, kinh tế gia huê kỳ Milton Friedman nghĩ rằng đồng euro không thể thành hình được trong một tương lai gần. Nhưng nó đã thật sự ra đời năm 2002 . Cái nhìn của ông Milton Friedman vẫn đúng . Đồng euro ra đời trong một hoàn cảnh thiếu sự hài hòa chánh trị, kinh tế, thuế vụ, xã hội và văn hóa . Khi phải đối đầu với sự suy thoái thì khu vực euro sẽ khó tránh bị đổ vở . Phải chăng thực tế ngày nay đang báo động ?
Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.