Hôm nay,  

Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA, Thứ Năm, 01 Tháng 12 Năm 2011

03/12/201100:00:00(Xem: 8972)

Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA, Thứ Năm, 01 Tháng 12 Năm 2011:

Đích danh thủ phạm: DNNN (tiếp)

Bùi Tín

Bài trước đã nêu lên vấn đề các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) kiểu Việt Nam là nguồn cơn gốc gác của mọi điều bất công, nhũng lạm, phi lý và bế tắc hiện nay trong nền kinh tế và xã hội nước ta.

Chính các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty DNNN được lãnh đạo của đảng CS cưng chiều ưu đãi vì lợi ích trước hết của phe nhóm cầm quyền, nghĩa là của chính họ, đã lũng đoạn nền chính trị - kinh tế - tài chính của đất nước mấy chục năm, dẫn đến tình hình khó khăn, suy thoái gay gắt hiện nay, với triển vọng khủng hoảng, đổ vỡ, phá sản về kinh tế - tài chính trong thời gian không xa.

Vài năm trước, khi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giới cầm quyền lạc quan bàn đến chuyện đất nước mọc cánh, sắp sửa bay cao, bay xa, đất nước căng buồm lộng gió sắp sửa ra khơi với tốc độ cao đến những bến bờ thịnh vượng…Tất cả nay chỉ còn là ảo tưởng xa vời, mỉa mai.

Các thức giả, các chuyên viên am hiểu thời cuộc đều lên tiếng, đồng loạt nêu ý kiến là phải chữa bệnh tận gốc, phải đổi mới cả hệ thống, phải cơ cấu hản lại nền kinh tế, phải chịu một cuộc mổ xẻ đau đớn để thật sự đổi mới từ mô hình, quan niệm, tư duy, từ đường lối chiến lược đến biện pháp chiến thuật, về kinh tế tài chính đồng thời về chính trị và văn hóa, không thể yên lòng với kiểu đổi mới bộ phận, hình thức, mới mà rất cũ, thật ra là ôm chặt cái cũ ngày càng cũ thêm, tệ hại thêm.

Nhà kinh tế Lê Đăng Doanh cảnh báo từ 2 năm nay về cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính quy mô lớn, về nguy cơ nợ quốc gia không trả nổi, về lạm phát tích tụ, về vụ chìm tàu Vinashin tiêu biểu cho sự đắm chìm dây chuyền về kinh tế tài chính.

Ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ, luôn nặng lòng vì dân vì nước, viết những luận văn rất công phu, tuy lập luận chưa có sức thuyết phục về khả năng của đảng CS có thể đưa đất nước thoát hiểm, đã báo động nghiêm túc về một cuộc suy thoái toàn diện, một sự đổ vỡ chính trị và xã hội kinh hoàng nếu lãnh đạo đảng không tỉnh ngộ, thay đổi đường lối và nhân sự, đưa nhân tài thứ thiệt chứ không phải những tay chân bất tài lên cầm lái cỗ xe kinh tế.

Nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) Nguyễn Quang A vẫn kiên trì cuộc đấu tranh cho tự do, kiến thức và luật pháp, cũng chỉ rõ nguy cơ của các DNNN kiểu Việt Nam, những tổ chức kinh tế khổng lồ có sức và quyền không giới hạn, lũng đoạn cũng không giới hạn khi kinh doanh trái ngành một cách tùy tiện - ngành điện kinh doanh nhà đất và khách sạn, ngành đóng tầu kinh doanh chứng khoán và xuất nhập khẩu, ngành khai khoáng kinh doanh du lịch, nhà nghỉ, ngân hàng, phung phí vô hạn tài nguyên quốc gia.

Gần đây vang lên một tiếng nói có trọng lượng, của ông Phan Diễn, nguyên là thường trực Ban Bí thư trung ương Đảng, qua một bài báo trên Tuần Việt Nam, nêu lên một sự thật ở Nam Triều Tiên là kinh tế phát triển không dựa vào kinh tế quốc doanh mà dựa chính vào lực lượng tư nhân. Các DNNN ở Việt Nam làm ngược lại đã lộng hành, chèn ép, bóp chết kinh tế tư nhân, tiêu diệt nền tảng kinh tế của đất nước, tự làm hại mình.

Cũng cùng một nhận thức như thế, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng sẽ chẳng có chuyện cấu trúc lại nền kinh tế đâu, nhà nước vẫn đổ đầu tư vào những khu vực mà tư nhân làm được. Đó là sự bao biện, ôm đồm tệ hại về mọi mặt, chèn lấn, bóp chết kinh doanh tư nhân, triệt tiêu cạnh tranh, làm tê liệt động lực phát triển, làm kinh tế tiêu điều, đi xuống, tự làm cho các DNNN sinh hư, đổ đốn, đi đến thua lỗ triền miên, phá sản.

Giữa lúc nợ quốc gia trở thành tai họa cho toàn dân các nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland…ở châu Âu, các món nợ của nhà nước Việt Nam thật đáng sợ. Chuyện công ty Vinashin bị kiện cùng với 20 công ty vệ tinh của Vinashin về món nợ 600 triệu đôla quá hạn trả, cùng gần 4 tỷ đôla tiếp theo phải trả, tuy bộ trưởng tài chính nói liều «ai vay người ấy trả», nhưng rồi các quan chức Vinashin bị mất chức ngồi trong tù, lấy của đâu ra để thanh toán. Cuối cùng là ngân sách, là tiền của dân, khi cạn kiệt rồi thì nhà nước có thể vỡ nợ, phá sản luôn! Đây là một triển vọng hãi hùng, khó tránh…

Hãy ghi những còn số từ cơ quan thống kê Việt Nam, Vinashin thâm thủng gần 100 ngàn tỷ đồng - bằng hơn 4 tỷ đôla; EVN năm 2010 lỗ 11,7 ngàn tỷ đồng, bằng nửa tỷ đôla; Tổng công ty Bưu chính VN lỗ 1.026 tỷ đồng. Các DNNN hiện sở hữu 70% tổng tài sản cố định của nền kinh tế, được cấp 50% vốn đầu tư của xã hội, nhưng do không ăn nên làm ra, do quan liêu, lãng phí và tham nhũng, hiện mang nợ lên đến 54,2 % của GDP - giá trị sản xuất toàn quốc năm 2010, nghĩa là chừng 60 tỷ đôla. Khả năng trả nợ rất thấp, dự trữ ngoại tệ lại quá mỏng, chưa đạt 12 tỷ đôla. Nhà Nước lấy gì để trả nợ. Khi tiền của đã tiêu tán hết vào túi các quan chức và phe nhóm.

Bốn năm năm trước đây, các DNNN được coi là những quả «đấm thép» của nền kinh tế, những «mũi nhọn» đầu tư quy mô lớn, là «đầu tàu» hùng mạnh, là «xương sống» vững chãi của nền kinh tế.

Điều này chỉ có thể thành hiện thực khi các DNNN dựa trên nền tảng của vô vàn doanh nghiệp nhỏ và vừa trải ra khắp nơi, của triệu triệu sáng kiến làm ăn năng động của ngàn vạn doanh nhân, cạnh tranh bình đẳng trên cơ sở luật pháp nghiêm minh, làm cho bộ máy kinh tế chuyển động đều đặn hài hòa.

Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, quanh các tập đoàn kinh tế NN, các tổng công ty NN cũng có nhiều công ty vệ tinh của tư nhân, nhưng toàn là của các phe nhóm có quyền thế, của bọn con ông cháu cha, của bọn 7 c «con cái cháu chắt các cụ cả» theo tinh thần độc quyền lợi nhuận, không chia sẻ cho ai khác. Chính cái đuôi XHCN quái đản này mang mầm tai họa cho nền kinh tế vì nó loại bỏ mọi tài ba và năng khiếu kinh doanh chân chính, nhường chỗ cho vô vàn manh múng, thủ đoạn mưu mô kiểu mafia Cộng sản thời rã đám, với tệ nạn hối lộ, cửa sau, thư riêng, có đi có lại, thậm chí cả những vụ sát nhân, thủ tiêu đầu mối trong các vụ tham nhũng lớn.

Do mô hình sai, đường lối sai, chỉ đạo lại manh mún, lòng tham lại không hạn, nên những quả «đấm thép» quay lại giáng vào chính sức mạnh kinh tế chưa kịp phát triển, «xương sống» kinh tế chưa vững đã mềm nhũn, chiếc tàu kinh tế chưa kịp ra khơi đã mắc cạn có nguy cơ chìm, nền kinh tế mới mọc cánh đã có nguy cơ lao xuống vực.

Quốc hội qua 2 khóa của một năm nghị trường nhưng không giải quyết được gì khi phải cúi đầu tuân theo nghị quyết đại hội đảng XI là kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên trì CNXH Mác-xít, kiên trì độc đảng, kiên trì quốc doanh là chủ đạo nền kinh tế. Bốn vòng kim cô.

Khối kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership), một khối kinh tế hùng mạnh dựa trên cơ sở tự do mậu dịch quốc tế đang hình thành. Việc gia nhập của Việt Nam vào khối này đang gặp trắc trở không nhỏ chính là do các DNNN kiểu Việt Nam mang bản chất độc quyền bất bình đẳng xa lạ với các nước tham gia.

Các chuyên gia Hoa Kỳ đã chính thức yêu cầu phía Việt Nam phải đề ra những quy tắc mới cho các DNNN của mình, trong cuộc họp trù bị về TPP ở Lima, Péru, gần đây. Đây chính cũng là vấn đề tái cơ cấu cần thiết nhưng phiên họp Quốc hội hiện tại vẫn cố tình làm ngơ, để mặc đất nước gánh chịu mọi hậu quả tất yếu.

Bùi Tín

Ý kiến bạn đọc
04/12/201103:51:28
Khách
Kinh thua Ong Bui Tin,
Lam sao de 1 nguoi duoc yen on tam hon khi doc nhung giong chu hay bai bao cua nhung nguoi da tung huy hoai cua ca giong noi va dan toc.VIET NAM ? Neu co tu tam Xin Ong viet ve van de nay. Xin thanh that cam on
Lac Nguyen
03/12/201120:50:57
Khách
Việt nam đã gia nhập những khối kinh tế thương mãi tự do của thế giới như WTO , APEC hoặc TPP thì cũng phải tuân thủ những luật lệ nghiêm ngặt của những tổ chức nầy để tránh bị chế tài và kiện cáo làm cho thua thiệt . Cái đòi hỏi quan trọng nhất mà các khối kinh tế đối với Việt nam là phải theo một cách trung thực cơ chế thị trường tự do minh bạch , chứ không phải cái ý thức kinh tế tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa như nhà cầm quyền Việt nam thường hô hào rỗng tuếch .
03/12/201117:21:53
Khách
Một Christa Wolff của VN.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.