Cảm Nghĩ Mùa Lễ Tạ Ơn
: Giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh và kỹ thuật gia Lê Duy-Loan tại Houston.
Song Kim
Vào lễ Tạ Ơn, một điều đặc biệt của văn hóa Hoa Kỳ, trong tinh thần Tạ Ơn, ăn qủa nhớ kẻ trồng cây, chúng tôi xin đưa ra 2 thí dụ về tinh thần tạ ơn xứ sở này . 36 năm về trước vào ngày lễ Tạ Ơn, 2 thiếu nữ gốc Việt với vốn liếng sinh ngữ còn ít ỏi và sự hội nhập cùng hiểu biết văn hóa Hoa Kỳ chưa có bao nhiêu, ăn gà Tây tại Denver và Texas với niềm lo âu về tương lai của mình . Bây giờ là năm 2011, gặp lại nhau ở thành phố Sugarland, ngoại ô của Houston, ngồi nhìn lại chặng đường đã qua với sự biết ơn quê hương xứ sở chọn lưạ này.
Kỹ thuật gia Lê Duy-Loan đến Hoa Kỳ năm 12 tuổi, thân phụ bị kẹt lại nên toàn gia đình chỉ có phụ nữ và trẻ em; 16 tuổi đỗ thủ khoa Trung Học, 19 tuổi có văn bằng kỹ sư, khả năng nổi bật nên chỉ trong vòng 20 năm đã lên đến fellow rồi senior fellow (tương đương với senior vice president về kỹ thuật). Hiện tại chỉ có 5 senior fellow và đây là phụ nữ duy nhất, trẻ nhất, gốc Á và là người Mỹ gốc Việt. Với quan niệm cuộc đời có thể hình dung như một tam giác với 3 cạnh:
- căn bản là gia đình, những người thân yêu,
- công danh sự nghiệp,
- xã hội.
Song song với việc tạo dựng một gia đình êm ấm, một sự nghiệp lẫy lừng là trao lại xã hội những gì mình có qua việc tạo cơ hội cho thế hệ sau, giúp đỡ trẻ em các nước nghèo khó và xây trường, cấp học bổng cho các thiếu nhi Việt Nam ở các vùng hẻo lánh xa xôi nghèo nàn .
Như thế kỹ thuật gia Lê Duy-Loan trả ơn cho quê hương chọn lựa bằng những sáng chế tạo công ăn việc làm trong công ty Texas Instruments, tạo dựng một gia đình sung túc hạnh phúc đóng thuế nhiều và có những người con hữu dụng và nhân bản, giúp đỡ những người thiếu may mắn, tạo cơ hội học hành cho các trẻ em tại quê hương của tiền nhân .
Giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh đến Denver khi 15 tuổi, rồi dọn về California, sau khi tốt nghiệp cử nhân, vào ngành giảng huấn tiểu học, rồi trung học, đại học song song với việc theo học cao học và tiến sĩ . Trả lại cho xã hội qua những hoạt động giúp trẻ em các gia đình di dân, huấn luyện tu nghiệp sư phạm Việt Ngữ, giúp đỡ các sinh viên thuộc các gia đình tiểu tư sản có dịp học thêm ngoại ngữ và đi học thêm tại các quốc gia khác .
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thay đổi với trọng tâm đặt vào Á Châu, nên có thể giúp Hoa Kỳ hữu hiệu trong các chương trình như Hạ Lưu Cửu Long Giang, các hội nghị thượng đỉnh giáo dục với các quốc gia quan trọng như Ấn Độ, Ba Tây, Nam Dương, và tạo thế quân bình giúp quê hương sinh đẻ bớt được áp lực đè nặng bởi quốc gia lân bang là Trung Hoa .