Hôm nay,  

Một Cách Chống Độc Tài Mới Của Tuổi Trẻ

12/05/201100:00:00(Xem: 8954)

Một Cách Chống Độc Tài Mới Của Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Việt Nam Có Thể Làm Được Không"

Nguyễn thị Cỏ May
Ở các nước độc tài ác ôn như Miến-điện, Tàu và Việt nam, người dân bị đau răng thường phải xin đi ra ngoại quốc để chữa răng vì ở trong nước họ không thể mở miệng ra được. Đó là câu phê phán chế độ quân phiệt của một nha sĩ miến-điện và câu nói này đã làm cho anh bị chế độ phạt anh 35 năm tù từ năm 2008 .
Hồi tháng 11/2010 vừa qua, Miến-điện tổ chức bầu cử. Cánh quân nhân đắc cử, lột bỏ lon và quân phục nhưng vẫn giữ lại cái gốc độc tài quân phiệt . Với bề ngoài dân chính, nhà cầm quyền càng tăng cường và mở rộng đàn áp dã man hơn trước mọi chống đối ôn hòa, mọi phê phán chế độ. Ở các nước độc tài kiểu á châu này, chưa ai có thể nghĩ tới một cuộc cách mạng theo kiểu Tunisie hay Ai-cập. Tuy nhiên, dưới hình thức nghệ thuật và âm nhạc, tuổi trẻ Miến-điện từng bước chiếm hữu cho mình cái không gian nhỏ bé của Tự do quí báu . Nhưng chưa biết giử riêng được trong bao lâu " Và từ đó có thể thay đổi chế độ được không "
Ca nhạc Rap và vũ điệu Hip-Hop chống độc tài
Từ nay tuổi trẻ lên tiếng bằng những hình thức khác nhau của văn nghệ thời đại để diển đạt niềm khao khát tự do của mình . Những hình thức văn nghệ khác nhau đó là những buổi hòa tấu ca nhạc Rap tự do, trưng bày tranh ảnh (Graffiti) có đường nét và màu sắc chói lọi mang nội dung đầy khiêu khích, … tất cả đều tập trung chỉ nhằm « diển tả điều không thể diển tả được » dưới ách thống trị của một chế độ độc tài .
Chế độ kiểm duyệt khắc khe, nghiệt ngả nhưng vẫn không thể đóng khung làn sống mới này được . Có người nghĩ phải chăng nhà cầm quyền muốn nới lỏng hiện tượng tuổi trẻ này để âm thầm theo dõi những người chống đối chế độ có âm mưu nguy hiểm hơn " Hơn nữa, để cho những nhóm trẻ hát, trình diển nơi công cộng có lợi là chúng nó ít nhiều được giải tỏa mà không kêu gọi nhau xuống đường một lúc nào đó.
Ca nhạc Rap và vũ điệu Hip-Hop là hai thể loại trở thành những hiện tượng thời thượng của tuổi trẻ vì đó là cách để cho tuổi trẻ bộc lộ những ẩn ức bị dồn nén từ lâu do chế độ độc tài kìm kẹp . Ở Thành phố Rangoun, về đêm, không chỉ có ca nhạc Rap, vũ Hip-Hop khuấy động mà phải tính thêm các thể loại khác như Rock, Punk, Reggae, électro,… Những buổi trình diển như vậy thưòng qui tụ hằng vạn người tham dự . Người tổ chức khôn ngoan chọn những địa điểm có những tấm bảng quảng cáo của các nhà tài phiệt của chế độ giới thiệu thương hiệu hoặc hàng hóa của họ để tránh bị cảnh sát tới giải tán .
Thật ít có ai nghĩ rằng Thủ đô củ cổ kính của Miến-điện, Rangoun, ngày nay có nhiều buổi trình diển ca nhạc thời đại làm đinh tai, nhức óc mọi người như vậy. Cũng như bình thường người ta khó nghĩ một đất nước Phật giáo hiền hòa lại sản sanh ra một nhóm người thô kệt, ác ôn, chạy theo ngoại bang tự nguyện làm nô lệ như tập đoàn quân nhân ngày nay . Đồng thời Miến-điện có thêm một nghịch lý lịch sử khác : Bà Aung San Suu Kyi, một phu- nữ, lãnh tụ một Chánh đảng, đắc cử và bị độc tài quân phiệt bỏ tù, quản thúc trong suốt nhiều năm dài và được giải Nobel Hòa bình. Vậy, với những hiện tượng như ca nhạc Rap, vũ điệu Hip-Hop, nhóm quân phiệt cầm quyền, nhà tranh đấu chánh trị dân chủ Aung San Suu Kyi, Miến-điện còn là một nước huyền bí của viển đông, sống biệt lập với thế giới bên ngoài không "
Đối với giới trẻ miến điện, nhạc Rap là cách diển đạt sự tự do của mình vì dưới chế độ độc tài, mọi người đều bị khóp miệng . Vậy chỉ còn khi ca hát nhạc Rap, người ta mới giành lại được cho mình sự tự do đã bị nhà cầm quyền tước đoạt .
Khi hát nhạc Rap, tuổi trẻ có thể cảm thấy được thỏa mản vì đã công khai công kích những người cầm quyền một cách gián tiếp . Như khi nói về people, người hát lại nhắm vào lớp tướng tá cầm quyền . Điều phấn khởi là thính giả nghe qua lại hiểu liền điều mà bài hát muốn gởi gắm .
Rap tới xứ Miến-điện cách nay chừng mươi năm . Lớp trẻ đầu tiên hát Rap đã bị tù tội nhiều năm dài, sau đó còn bị quản chế với lý do « qui tụ đông đảo bất họp pháp». Nhưng trong gần đây, có nhiều Album nhạc Rap xuất hiện và chiếm thị trường .
Theo tạp chí miến-điện hải ngoại «Irrawaddy» (Antoine Clapik, của Le Monde tuần báo, 16/04/11, trích thuật), thì có thể có yếu tố văn hóa trong Rap làm cho giới trẻ miến-điện say mê chăng " Vì ca nhạc Rap và vũ điệu Hip-Hop rất gần gủi với ca nhạc «Thangyat » cổ truyền Miến-điện . Khi chơi Thangyat, người ta hát lời thơ hoà theo nhạc và điệu vũ để mừng Lễ Nước đánh dấu một năm mới .
Lúc ban đầu, nhà cầm quyền lo sợ hậu quả của Rap sẽ kích động giới trẻ đi đến nổi loạn chống chế độ . Cơ quan Thông tin Văn hóa của chế độ khuyên giới trẻ hảy bỏ ca nhạc Rap vì đó là những thứ ngoại lai, đồi trụy của Tây phương . Nó không phù hợp với ngôn ngữ và phong cách của dân tộc miến điện .
Ngày nay thì những buổi trình diển Rap, Hip-Hop chẳng những chỉ ở Thành phố lớn như Rangoun, mà còn phổ biến gần như khắp nơi trên xứ Miến -điện . Nhà cầm quyền có vẻ làm ngơ .
Người lớn tuổi ở Miến-điện, dĩ nhiên không thích nhạc Rap, vũ Hip-Hop hay Graffiti trên tường nơi công cộng vì họ hoàn toàn không hiểu gì hết . Tuổi trẻ tuy say mê Rap, Hip-Hop, Graffiti nhưng chúng vẫn giử sự yêu thích nhạc truyền thống và tinh thần Phật giáo .
Bông Lài sẽ nở trên xứ Miến-điện "
Mùa Xuân á-rặp đã do tuổi trẻ Tunisie, Ai-cặp và nơi khác khai mở. Nếu có cùng những nguyên nhân, thì Mùa Xuân ấy cũng sẽ nở rộ ở xứ Miến-điện hay Việt nam chăng "

Ta thử nhìn lại ở Miền điện và xứ độc tài Việt nam để so sánh với các nước Á-rặp nơi Mùa Xuân đã khai triển : Miến-điện và Việt nam có chung nạn thanh niên thất nghiệp cực cao, một số người ở thành phố kết hợp với nhà cầm quyền làm giàu nhanh chống và bất chánh, nhà cầm quyền tham nhũng, đất nước không có tương lai tốt đẹp mà còn lệ thuộc Tàu, …Vậy đủ những yếu tố để tuổi trẻ và dân chúng đứng lên dành lại « quyền người dân tự cai trị chính mình » hay chưa " Ở Rangoun, cà-phê Internet đầy rảy khắp nơi . Tuổi trẻ phần đông bám sát vào FaceBook tuy Internet bi kiểm soát nghiêm ngặc, nhưng chúng vẫn luồn lách để chuyển thông tin cho nhau.
Về mặt chánh trị, người ta chưa thấy có dấu hiệu gì đáng lạc quan . Trái lại, người dân theo dỏi sát tình hình chánh trị ở nhà cầm quyền đều có chung nhận xét « Chưa bao giờ chế độ mạnh và tàn bạo bằng lúc này . Không có hi vọng gì thay đổi ngoại trừ thay đổi tiệm tiến trong bốn mươi hay năm mươi năm nữa chăng, vì Quân đội ở Miến điện (đảng cộng sản ở Việt nam) được Tàu yểm trợ, Chánh phủ buôn bán với Ấn-độ, ve vảng với nga . Họ bất chấp các áp lực quốc tế, của Huê kỳ hay Âu châu, và bất chấp luôn cả chánh sách toàn cầu hóa của thế giới» .
Nhưng đừng quên dân miến-điện đã từng tỏ ra dũng cảm phi thường . Năm 1988, trong nhiều ngày và nhiều lần, hàng trăm ngàn người xuống đường đòi dân chủ . Có ít nhứt 3000 người gục ngã dưới làn đạn của nhà cầm quyền độc tài quân phiệt. Vậy mà qua hôm sau, dân chúng lại tiếp tục xuống đường kêu gào thay đổi chế độ theo dân chủ .
Qua năm 2007, sư sải xuống đường, được sinh viên và dân chúng nhiệt liệt ủng hộ, hô hào đòi giải phóng đất nước khỏi sự cai trị của quân đội . Có hàng chục tu sĩ Phật giáo bị giết, hàng trăm bị tù .
Ngày nay, Miến-điện còn giử 2000 tù chánh trị với 13 nhà báo . Việt nam, theo báo cáo gần đây của Ân xá quốc tế, giam giử ít nhứt 200 tù chánh trị, không kể đợt vừa mới bắt. Cũng giống như đảng cộng sản ở Việt nam, tập đoàn quân nhân miến-điện nhờ cướp được chánh quyền mà nắm quyền cai trị đất nước . Nhà cầm quyền ở hai nước giống nhau ở sự tàn bạo và gian ác đối với nhân dân bị họ cai trị .
Thanh niên sống sa đọa, hút sách, lui tới hôp đêm, không bị cảnh sát kiểm soát . Những ai muốn gởi đi một thông điệp chánh trị, chỉ có cách là phải biết lèo lách khỏi mạng lưới kiểm duyệt khắc khao của nhà cầm quyền .
Ông Chủ tịch của Quốc hội mới được bầu lần đầu tiên hôm rồi long trọng nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt bài diển văn khai mạc là «các dân biểu hảy nên thảo luận thống nhứt để tránh có những ý kiến khác nhau » .
Việt nam có thể hát Rap, vũ Hip-Hop không "
Ca nhạc Rap xuất hiện do từ ảnh hưởng các thể loại âm nhạc thuộc văn hóa da đen như Reggae, Blues, Jazz, lần lần xâm nhập tuổi trẻ các quốc gia Tây phương vào năm 1980, rồi qua Đông phương .
Rap được giải thích là viết tắc của Rhythm and Poétry tiếng Anh . Có nơi nói Rap là Rock Against Police hay Rage Against Police . Lại có người cho rằng, một cách đơn giản, Rap chỉ là động từ “ To Rap ” của tiếng Anh . Rap là nói một cách lạnh nhạt, khô khốc .
Rap còn là thứ tiếng Anh của dân Phi-Mỹ (Afro-Américain) xuất hiện vào năm 1960 có nghĩa là “thảo luận, tranh cải”. Tuổi trẻ chơi ca nhạc Rap trong những buổi lễ hội, hoặc để phản kháng một điều gì, nói lên những ham muốn về tình dục, về đời sống hằng ngày của một khu vực, về tình yêu,… Nghĩa là Rap vừa phổ biến những yêu sách xã hội-chánh trị, vừa đưa ra những thông điệp tích cực như ca ngợi và cổ vũ ý nghĩa lễ hội dân gian.
Ở các thành phố lớn của Pháp và ngoại ô Paris nơi có đông đảo dân gốc á-rặp và phi châu đen sanh sống, người ta thấy đầy trên tường, hông xe Bus, ở bất kỳ nơi nào dể trông thấy, những hình vẻ kỳ dị với nhiều màu sắc chói lọi, đó là Graffiti . Graffiti là dấu ấn sự hiện diện hay hiện hữu của các sắc dân sống ở Pháp mà sự hiện diện của họ gần như bị xã hội quên lảng . Năm 2000, Chánh quyền Pháp kiểm kê thấy mỗi ngày có thêm cả ngàn hình vẻ mới. Chỉ riêng trong Paris, Chánh quyền tính có đến 250 000 m2 graffiti . Để xóa những hình vẻ này, Chánh quyền phải chi 15 triệu euros.
Graffiti như Rap là một bộ phận của Phong trào Hip-Hop .
Có lần để ý đến Rap, tôi hỏi Giáo sư âm nhạc học Trần văn Khê, được Ông cho biết trong kho tàng văn chương dân gian việt nam cũng có thể loại Rap từ ngàn năm về trước . Nhưng vì không thích hợp với văn hóa việt nam nên không được nhắc tới . Nó chỉ có thể thỏa mản xúc cảm xã hội ở từng sinh lý mà thôi . Chưa vươn lên tới từng tâm lý . Ông kể cho tôi nghe một đoạn hát Rap của Việt nam thời xa xưa:
“…Giếng mùa đông, mà không ai múc
Bậu lở thời, như cúc gảy đôi .
Cúc gảy đôi, người ta còn lấy
Bậu lở thời, như giấy trôi sông .
Giấy trôi sông, người ta còn vớt
Bậu lở thời, như ớt chín cây.
Ớt chín cây, người ta còn hái
Bậu lở thời, như nhái lột da.
Nhái lột da, người ta còn xáo,
Bậu lở thời, như áo vá vai .
Áo vá vai, người ta còn bận .
Bậu lở thời, như rận cắn đêm .
Rận cắn đêm, người ta còn…
…Bậu lở thời, ai lấy làm chi … »
Quả thật dưới ánh mặt trời chưa có gì là hoàn toàn mới mẻ . Vả lại, xưa nay, mặt trời vẫn mọc từ Phương Đông !
Ở Việt nam, có những người trẻ, nhưng từng cá nhân đơn lẻ, phản kháng chế độ cộng sản độc tài, đòi hỏi thay đổi theo dân chủ tự do. Họ đã can đảm chấp nhận thân phận tù tội nhiều năm dài. Hoặc có nhiều cá nhân, con em gia đình giàu có, ăn chơi xả láng theo con đường trụy lạc. Nhưng vẫn chưa có những phong trào quần chúng sanh hoạt riêng cho một xu hướng hay một nghành nào . Ít ra như Phong trào Rap, Hip-Hop ở Miến-điện .
Tuổi trẻ ở Việt nam có thể khơi lại nguồn văn hóa dân gian củ, sáng tác những bài hát mới nhằm công kích những tệ nạn xã hội ngày nay, phản kháng nạn tham nhũng, cổ vũ những nạn nhân biểu tình đòi đất đai, …Tuổi trẻ Việt nam vốn có thừa sự không ngoan, lanh lợi để luồn lách cảnh sát . Với Rap, Hip-Hop, tuổi trẻ sẽ góp phần quan trọng làm chuyển động xã hội vốn đã ù lì từ mấy chục năm nay dưới sự cai trị của nhà cầm quyền hán-ngụy ác ôn .
Bao giờ tuổi trẻ có thể ra tay "
Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.