Krungthep Turakij là tờ báo về doanh thương của Thái Lan đã loan tin ngày thứ sáu theo tin của Bộ Thương Mại Thái –Lan, tờ báo cho biết sự đáp ứng chính thức về lới mời Trung quốc để gia nhập vào vựa gạo đã đưa ra không đúng lúc, bởi vì Bắc Kinh còn đang lo làm sao để được nhập vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO). Khi Trung quốc đã vô được WTO, Trung quốc mặc sức tung hoành và khống chế thị trường.
Cái lợi của vựa lúa Việt-Thái có thấm tháp vào đâu đối với một quốc gia có cả tỷ người, nhưng cái hại về sự toàn cầu hóa đang nằm ngay trước mắt và chính quyền Bắc Kinh có thể bị Toàn cầu hóa cho bay theo chiều gió toàn của thế giới đang theo ‘A wealth of evidence’.
Toàn cầu hóa là bài ca thô bỉ cho việc cạnh tranh, cho hợp tác kinh tế. Trong chế độ tư bản hiện nay, kẻ giầu có phải trả tiền vừa đủ cho người nghèo để dụ họ thay đổi cách dùng thời gian riêng của họ. Trong chế độ phong kiến, chế độ nô dịch hay chế độ xã hội chủ nghĩa, con người bị bóc lột từ công lao cho tới sản phẩm được làm ra. Toàn cầu hóa không cần lập ra luật lệ để bảo vệ quyền sở hữu của con người, nó có thể dùng sức lôi cuốn chính trị. Sức lôi cuốn này chính là giới người nghèo.
Kẻ giầu sang được ăn ngon , mặc ấm. Thu nhập người nghèo có tăng lên, người nghèo phải lao động nhiều hơn để kiếm tiền, tiền kiếm được lại đổ vào những nhu cầu để bắt kịp theo với những người giầu sang.
Kết quả là vẫn chạy đua trên đường dài, người nghèo tại các quốc gia giầu có đã sửng sốt về số tiền kiếm được. Như năm 1998, Wal-Mart có số thu nhập lớn hơn hẳn tổng lợi tức quốc gia của 161 nước, trong đó có Trung quốc – các nước này hiện đang bán sản phẩm làm ra chân chính của quốc gia mình với giá rẻ mạt mặc dầu lợi tức dân chúng trong nước có gia tăng. Lẽ dĩ nhiên, nước Trung quốc không thể nào có được cửa hàng Wal-Mart. Nếu có cửa hàng này tại Trung quốc, nó cũng lại chỉ dành cho các quan chức đỏ có liên hệ với Bắc Kinh.