Sự kiện thứ nhứt, truyền hình bạo lực. Tại Mỹ truyền thông đại chúng trong đó TV là chánh yếu tác động rất mạnh đối với thái độ và tác phong sống của con người. TV đến với Mỹ vào năm 1939, trở thành ngành truyền thông đại chúng chánh yếu. Từ năm 1998, ít nhứt 98% các gia đình Mỹ đã có truyền hình, trong khi chỉ có 94% có điện thoại ( US Bureau of the Census, 1998).. Cứ ba nhà thì hai nhà gắn truyền hình dây cable. Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về tỷ lê có truyền hình. Bây giờ nhứt định có nhiều hơn là cái chắc.
Đối với trẻ em Mỹ, trước khi các em học đọc, học viết, làm toán, thì việc xem truyền hình là sinh hoạt hàng ngày rồi.. Lúc đi học thời gian trẻ em ở trước truyền hình nhiều hơn thòi gian ở trường học với thầy cô và bạn học, nhiều hơn thời gian hủ hỉ với cha mẹ anh chị em.
Nhưng truyền hình là một ngành như nhà tấu hài nổi danh Fred Allen diễu bàng cách chơi chữ. TV là medium nên rarely well done (medium gốc chữ La tin, nghĩa tiếng Anh truyền thông, hay bậc trung; còn well done là làm hay, hoặc chín). Nên mối lo chung của phụ huynh từ lâu là sợ con em mình bị ảnh hưởng sự khích dâm và bạo lực của truyền hình. Nên từ năm 1997 xã hội Mỹ đã tiến đến việc xếp hạng phim nào thích hợp với trẻ em, phim nào không. Tuy nhiên còn một số vấn đề gây nhiều tranh cãi chưa có ý kiến chung và đó là đár dụng võ của bạo lực mà các nhà sản xuất dùng để lôi cuốn khán thính giả và người mua trò chơi..
Hội Điểm Phim của Phụ Huynh Trẻ Em, mùa hè năm 2005 rồi, phân tích 444 giờ phát hình cho trẻ em, nhận thấy xảy ra 2.794 vụ liên quan đến bạo lực. Trong khi đó trong chương trình dành cho người lớn năm 2002, trong giờ cao điểm, trung bình cứ một tiếng đồng hồ thì có 6.3 vụ bạo lực. Cứ xem trong chương trình Teen Titans trên hệ thống Cartoon Network và ABC Family Channels Mighty Morphin Power Rangers sẽ thấy những cảnh tử chiến bằng gươm đao, súng bắn đạn laser. Thí dụ như trong phim Sahman King do truyền hình Fox chiếu cho trẻ em, có cảnh đấu trường kiếm. Một nhân vật bị đánh gục bởi một nhát chém lên đầu và đối thủ thì bị đâm thấu qua ngực với tiếng hét trước khi hồn rời khỏi xác.
Phim cartoon đầy bạo lực như vậy, về cảm giác ban đầu sẽ gây cảm giác mạnh nơi trẻ em nhưng dần trẻ em sẽ quen đi coi thường và trở thành vô cảm trước bạo lực. Do đó các nhà sản xuất phải tăng cường độ bạo lực lên phim sau để lôi cuốn thêm. Bạo lực kêu gọi bạo lực. Nhưng về thái độ, trẻ em thấy bạo lực là giải pháp đa năng để giải quyết mọi vấn đề, và là điều có thể có thể chấp nhận được. Hoàn toàn khác với thực tế của xã hội con người với ước lệ biến thành định đề mà xã hội Con Người đã chấp nhận, là cá nhân không thể tự xử, giải quyết công chuyện với nhau bằng bạo lực, mắt đổi mát, răng đổi răng như thời vô luật.
Còn đứng trên phương diện tâm sinh lý, tuổi lên 8, trẻ em chưa có đủ khả năng phân biệt thực tế và tưởng tượng. Kết quả nghiên cứu khoa học về phản ứng của người lớn và trẻ em chỉ rõ, người ta thấy trẻ em ít bối rối, ít ngạc nhiên trước cảnh tàn phá của cuộc khủng bố 911 hơn người lớn vì trẻ em thường thấy những cảnh còn ghê rợn hơn trên truyền hình, theo các nhà phân tích tham dò.
Ngoài hình ảnh đầy bạo lực, Hội Điểm Phim của Phụ Huynh Trẻ Em, còn thấy lời nói của những nhân nhật trong phim quá dữ dằn, dao to búa lớn, thiếu giáo dục. Hội nhận định khó mà thay đổi khuynh hướng bạo lực đã thành thói quen của những công ty sản xuất. Hollywood, Công ty Walt Disney, hệ thông ABC ít khi bày tỏ ý kiến về bạo lực. Hy vọng chỉ khi nào phụ huynh trẻ em ý thức nguy hại không cho con em xem hay mua những phím hay trò chơi này nữa, đụng tới túi tiền củacác công ty thì họa may các nhà sản xuất mới nghĩ lại.
Sự kiện hai, trẻ em Mỹ ngày càng béo phì. Bộ Y tế Mỹ, Ô. Richard Carmona, đã báo động nguy cơ của bịnh béo phí còn trầm trọng hơn quân khủng bố nữa. Nó là kẻ nội thù, tử thù của người Mỹ nằm ngay trong nước Mỹ và trong chính con người Mỹ. Tỷ lệ trẻ em và người lớn bị bịnh béo phì tăng gấp 3 lần trong vòng 40 năm, và những biến chứng tử vong của nó như bịnh tiểu đường và các biến chứng khác cũng tăng lên rất cao. Lần đầu tiên trong lịch sử bịnh lý của Mỹ, người ta thấy bịnh áp huyết cao chưa bao giờ nhiều trong hàng ngũ trẻ em như bây giờ.. Theo Ông muốn giảm tỷ lệ vọt lên đó, chánh yếu là người Mỹ phải thay đổi thái độ và tác phong sống. Quyết định chánh trị xem bịnh béo phì là một nan y được Medicare bảo chi; phát minh thuốc men chữa trị không có hiệu quả bằng việc người Mỹ thay đổi thái độ và tác phong sống.
Sau cùng từ hai sự kiện thích truyền hình bạo lực và bị bịnh béo phì người ta thấy có tương quan nhân quả. Thái độ và tác phong mà phụ huynh từ lâu muốn nơi con em và nhân vật cao cấp của Bộ Y tế mới đây muốn nơi người lớn và trẻ em phải có -- là không nên ngồi dán người trước truyền hình, mà phải vận động, Trẻ em Mỹ thích bạo lực, nhưng chỉ thích xem trong phim và chơi trong trò chơi trên máy mà thôi. Nói thích là dè dạt lời nói -- đúng ra phải nói ghiền. Nhiều trẻ em có thể ngồi dán mát vào màn hình hàng buổi trời, người bất động, ngồi một chỗ, tay chỉ bấm con chuột hay phím computers mà thôi. Ăn uống kiêng cữ để chống béo phì rất cần nhưng chưa đủ. Ăn ngày chỉ ba bữa là tối đa. Nhưng hoạt động tay chân, mình mẩy, đi tới đi lui, một ngày khoảng hai phần ba thời gian của một ngày là điều vô cùng thiết yếu. Ngồi một chỗ xem phim bạo lực, chơi trò chơi bạo lực trên máy, không vận động, không cử động, làm sao tránh khỏi béo phì.