VN Trước Đại Hội Đảng CS
Vi Anh
Dù cờ bay, biểu ngữ treo, loa phát đầy đường, đầy chợ tuyên truyền cho Đại Hội Đảng CS thứ 11, người dân Việt không buồn để ý vì kinh nghiệm cho biết CS vẫn là CS thôi, tình hình vẫn như cũ, vẫn le hoe mấy người CS thôi.
Chính cái Bộ Chánh Trị của Đảng CSVN, là cái bộ có trình độ trong nhóm học vấn thấp nhứt, ít người nhứt (có 15 người thôi, có tin sẽ tăng thêm 2 nữa) nhưng lại có nhiều quyền nhứt so với mấy chục bộ của Nhà Nước - những người cũ của cái Bộ Chánh trị này đã đặt cây cày trước con trâu rồi. Đại Hội Đảng họp ngày 12 tháng 1 năm 2011, mà giữa tháng 12 năm trước 2010, Bộ Chánh trị cũ đã chọn ai làm Tổng bí thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Chủ tịch Quốc Hội rồi.
Nguồn tin khả tín cho biết Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn phú Trọng lên làm Tổng bí thư; Trưởng Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Trương tấn Sang sang làm Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng làm thêm năm năm thủ tướng nữa, và Phó Thủ Tướng Nguyễn sinh Hùng lên làm Chủ Tịch Quốc Hội. Vẫn những người cũ “lưỡng tương hoán chuyển” chức vụ trong chế độ độc tài đảng trị toàn diện thôi.
Nhìn “ bộ sậu” này, nghĩ tới nghĩ lui, ngó sau ngó trước thấy cũng uổng công xúc tép nuôi cò của mấy người CS Nam kỳ cục”. Gần một phần tư thế kỷ đem kinh nghiệm ăn theo, sống nhờ kinh tế tự do của Việt Nam Cộng Hoà và “đồ Mỹ” ra để “tranh thủ đổi mới kinh tế” sau khi Liên xô sụp đổ để cứu nguy CS Hà nội khỏi đột quị; qua mấy đời thủ tướng Nam kỳ cục giỏi “làm tiền” bất chấp xấu hay tốt, giỏi rửa tiển nhà nước qua đảng, công quỹ thành tiền túi cho cán bộ đảng viên bây giờ giàu nứt đổ vách, mà chẳng một người Nam được Bộ Chánh trị “cộng đồng tuyển trạch” cho lên Tổng Bí Thư Đảng là vua Đảng Nhà Nước CS Việt Nam.
Cái kiểu Bộ Chánh trị ở Hà nội làm chánh trị như “chạy tang” đó khi hoạt động bí mật, trong chiến tranh còn có thể viện lẽ được, chớ bây giờ trong hoà bình mà làm thế, người ta nghĩ Đảng CS đã và đang có nhiểu vấn đề lắm. Như phong trào bất đồng chính kiến trong lẫn ngoài Đảng đang phát triển. Đảng cũng thừa nhận ‘công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, nhũng nhiễu, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi’.
Tình hình kinh tế suy đồi mất thế chánh thống công quyền của CS. Lạm phát năm 2010 của Việt Nam đã vượt 11%, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, thâm hụt ngân sách tăng cao, đồng Việt Nam mất giá, chi tiêu công không hiệu quả. Kinh tế tăng gia chớ không phát triển.
Trong khi đó CS đã mất khả năng thích ứng để sống còn. Như khi Liên xô sụp đổ, mất viện trợ như bị mất sữa mẹ đã như linh hoạt chuyển hệ tư duy sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào cứu nguy nền kinh tế “ bán chui”, ăn độn của CS như Anh Cả Đỏ TC làm.
Dù đó là một mô thức quái dị, lai căng, ba rọi, chưa từng có, mở kinh tế tự do tư nhân mà khoá chặt chánh tri tự do dân chủ là điều kiện cốt lõi phát triển cho kinh tế. Mô thức này làm kinh tế VN có tăng trưởng nhưng không phát triển như con nòng nọc không đứt đuôi để thành con ếch, con cóc, con nhái, con ểnh ương có thể lên cạn nhìn trời cao, đất rộng, thở không khí tự do. Bây giờ sau 25 năm, tai hoạ của biến thái đã hiển hiện.
Nhưng thích ứng tránh luật đào thải trước đột biến lớn này làm bể liên minh công nông là lực lượng đã đổ xương máu làm nên cơ đồ cho CS Hà nội. Làm đảng viên CS từng tự hào là “đỉnh cao trí tuệ, đội tiên phong của cách mạng xã hội chủ nghĩa” mất tính đấu tranh.
Những người cơ hội ăn theo và “trí thức sinh nhai” đã dùng 1001 thứ tham ô nhũng lạm để “hũ hoá, tự tư tự lợi”. Cán bộ đảng viên mạnh vì gạo bạo vì tiền đâm ra tự mãn, tự kiêu lấy tăng gia kinh tế làm thế chánh thống của công quyền.
Trong khi đó xã hội Việt Nam bị phân hoá cùng cực. Hố sâu ngăn cách nghèo giàu giữa thành thị và nông thôn sâu rộng không hoá giải. Tôn giáo trở thành nạn nhân bị trù dập. Dân thành, dân quê trở thành dân oan. Nông dân càng làm càng nghèo. Công nhân đình công, bãi công liên tục. Trí thức yêu nước chống đối. Đảng viên thức tỉnh chống sai lầm của Đảng Nhà Nước ngày càng công khai. “báo đài” của Đảng Nhà Nước mất khả năng tuyên truyền vì truyền thông dân gian nhờ nhiều phát minh của Tin Học phổ biên khá đầy đủ những thông tin nghị luận.
Tất cả tạo thành một phong trào nhân dân đấu tranh Đảng Nhà Nước không đảo ngược được. Dẹp chỗ này nổi lên chỗ kia. Người này bị bắt người kia vào. Khắp nước từ Bắc chí Nam, nơi nào lúc nào cũng có cảnh Đảng Nhà nước cướp nhà,cuớp đất của dân dưới chiêu bài qui hoạch trả rẻ như giựt. Cán bộ đảng viên trù dập người dân như Mafia. Dân hết chịu nổi phải nổi lên phá đồn, đốt xe, bắt cán bộ làm con tin. Và nhà cầm quyền kéo binh đến trấn áp cuộc nổi dậy. Nhưng hết chổ này tới chổ khác, hết chuyện này quay sang chuyện khác, kể cả việc cúp diện cũng biểu tình.
Đảng CS mất sáng kiến đối phó từ trong ra ngoài, chỉ trấn áp và kỷ luật đảng viên mà thôi. Đảng sợ nhứt là quần chúng nhân dân đã bắt đầu bất tuân hành dân sự, bước đầu của việc nổi dậy bắt tay được với những nhà đấu tranh gốc tôn giáo, trí thức và những nhà hoạt động cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Những niềm tin và giá trị này tuy là quyền lực mềm, đánh vào chế độ tuy êm nhưng CS rất thấm, đau cả ngũ tạng lục phủ.
Phong trào dấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền tức chống CS độc tài đảng trị trở thành tiến trình không đảo ngược, không ngăn cản nổi. CS rất sợ liên minh nhân dân, phong trào nhân dân này nên Anh Cả Đỏ TC của CS Hà nội phải dành mỗi năm 514 tỷ nhân dân tệ (tương đương 55 tỷ euro), một số tiền ngang với kinh phí quốc phòng, để bộ máy công an nội chính trấn áp nhân dân. Hầu hết ớ các đô tỉnh thi huyện, trưởng công an quyền trên chánh án. Chế độ CS thành siêu cảnh sát trị. Cảnh sát bất chấp luật pháp dùng du đảng áp chế người dân biểu tình. Có triệu chứng Đảng không kiểm soát được quân quyền như ở TC. Những gì xảy ra ở TC có thể xảy ra ở VN./. (Vi Anh)
Vi Anh
Dù cờ bay, biểu ngữ treo, loa phát đầy đường, đầy chợ tuyên truyền cho Đại Hội Đảng CS thứ 11, người dân Việt không buồn để ý vì kinh nghiệm cho biết CS vẫn là CS thôi, tình hình vẫn như cũ, vẫn le hoe mấy người CS thôi.
Chính cái Bộ Chánh Trị của Đảng CSVN, là cái bộ có trình độ trong nhóm học vấn thấp nhứt, ít người nhứt (có 15 người thôi, có tin sẽ tăng thêm 2 nữa) nhưng lại có nhiều quyền nhứt so với mấy chục bộ của Nhà Nước - những người cũ của cái Bộ Chánh trị này đã đặt cây cày trước con trâu rồi. Đại Hội Đảng họp ngày 12 tháng 1 năm 2011, mà giữa tháng 12 năm trước 2010, Bộ Chánh trị cũ đã chọn ai làm Tổng bí thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Chủ tịch Quốc Hội rồi.
Nguồn tin khả tín cho biết Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn phú Trọng lên làm Tổng bí thư; Trưởng Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Trương tấn Sang sang làm Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng làm thêm năm năm thủ tướng nữa, và Phó Thủ Tướng Nguyễn sinh Hùng lên làm Chủ Tịch Quốc Hội. Vẫn những người cũ “lưỡng tương hoán chuyển” chức vụ trong chế độ độc tài đảng trị toàn diện thôi.
Nhìn “ bộ sậu” này, nghĩ tới nghĩ lui, ngó sau ngó trước thấy cũng uổng công xúc tép nuôi cò của mấy người CS Nam kỳ cục”. Gần một phần tư thế kỷ đem kinh nghiệm ăn theo, sống nhờ kinh tế tự do của Việt Nam Cộng Hoà và “đồ Mỹ” ra để “tranh thủ đổi mới kinh tế” sau khi Liên xô sụp đổ để cứu nguy CS Hà nội khỏi đột quị; qua mấy đời thủ tướng Nam kỳ cục giỏi “làm tiền” bất chấp xấu hay tốt, giỏi rửa tiển nhà nước qua đảng, công quỹ thành tiền túi cho cán bộ đảng viên bây giờ giàu nứt đổ vách, mà chẳng một người Nam được Bộ Chánh trị “cộng đồng tuyển trạch” cho lên Tổng Bí Thư Đảng là vua Đảng Nhà Nước CS Việt Nam.
Cái kiểu Bộ Chánh trị ở Hà nội làm chánh trị như “chạy tang” đó khi hoạt động bí mật, trong chiến tranh còn có thể viện lẽ được, chớ bây giờ trong hoà bình mà làm thế, người ta nghĩ Đảng CS đã và đang có nhiểu vấn đề lắm. Như phong trào bất đồng chính kiến trong lẫn ngoài Đảng đang phát triển. Đảng cũng thừa nhận ‘công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, nhũng nhiễu, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi’.
Tình hình kinh tế suy đồi mất thế chánh thống công quyền của CS. Lạm phát năm 2010 của Việt Nam đã vượt 11%, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, thâm hụt ngân sách tăng cao, đồng Việt Nam mất giá, chi tiêu công không hiệu quả. Kinh tế tăng gia chớ không phát triển.
Trong khi đó CS đã mất khả năng thích ứng để sống còn. Như khi Liên xô sụp đổ, mất viện trợ như bị mất sữa mẹ đã như linh hoạt chuyển hệ tư duy sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào cứu nguy nền kinh tế “ bán chui”, ăn độn của CS như Anh Cả Đỏ TC làm.
Dù đó là một mô thức quái dị, lai căng, ba rọi, chưa từng có, mở kinh tế tự do tư nhân mà khoá chặt chánh tri tự do dân chủ là điều kiện cốt lõi phát triển cho kinh tế. Mô thức này làm kinh tế VN có tăng trưởng nhưng không phát triển như con nòng nọc không đứt đuôi để thành con ếch, con cóc, con nhái, con ểnh ương có thể lên cạn nhìn trời cao, đất rộng, thở không khí tự do. Bây giờ sau 25 năm, tai hoạ của biến thái đã hiển hiện.
Nhưng thích ứng tránh luật đào thải trước đột biến lớn này làm bể liên minh công nông là lực lượng đã đổ xương máu làm nên cơ đồ cho CS Hà nội. Làm đảng viên CS từng tự hào là “đỉnh cao trí tuệ, đội tiên phong của cách mạng xã hội chủ nghĩa” mất tính đấu tranh.
Những người cơ hội ăn theo và “trí thức sinh nhai” đã dùng 1001 thứ tham ô nhũng lạm để “hũ hoá, tự tư tự lợi”. Cán bộ đảng viên mạnh vì gạo bạo vì tiền đâm ra tự mãn, tự kiêu lấy tăng gia kinh tế làm thế chánh thống của công quyền.
Trong khi đó xã hội Việt Nam bị phân hoá cùng cực. Hố sâu ngăn cách nghèo giàu giữa thành thị và nông thôn sâu rộng không hoá giải. Tôn giáo trở thành nạn nhân bị trù dập. Dân thành, dân quê trở thành dân oan. Nông dân càng làm càng nghèo. Công nhân đình công, bãi công liên tục. Trí thức yêu nước chống đối. Đảng viên thức tỉnh chống sai lầm của Đảng Nhà Nước ngày càng công khai. “báo đài” của Đảng Nhà Nước mất khả năng tuyên truyền vì truyền thông dân gian nhờ nhiều phát minh của Tin Học phổ biên khá đầy đủ những thông tin nghị luận.
Tất cả tạo thành một phong trào nhân dân đấu tranh Đảng Nhà Nước không đảo ngược được. Dẹp chỗ này nổi lên chỗ kia. Người này bị bắt người kia vào. Khắp nước từ Bắc chí Nam, nơi nào lúc nào cũng có cảnh Đảng Nhà nước cướp nhà,cuớp đất của dân dưới chiêu bài qui hoạch trả rẻ như giựt. Cán bộ đảng viên trù dập người dân như Mafia. Dân hết chịu nổi phải nổi lên phá đồn, đốt xe, bắt cán bộ làm con tin. Và nhà cầm quyền kéo binh đến trấn áp cuộc nổi dậy. Nhưng hết chổ này tới chổ khác, hết chuyện này quay sang chuyện khác, kể cả việc cúp diện cũng biểu tình.
Đảng CS mất sáng kiến đối phó từ trong ra ngoài, chỉ trấn áp và kỷ luật đảng viên mà thôi. Đảng sợ nhứt là quần chúng nhân dân đã bắt đầu bất tuân hành dân sự, bước đầu của việc nổi dậy bắt tay được với những nhà đấu tranh gốc tôn giáo, trí thức và những nhà hoạt động cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Những niềm tin và giá trị này tuy là quyền lực mềm, đánh vào chế độ tuy êm nhưng CS rất thấm, đau cả ngũ tạng lục phủ.
Phong trào dấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền tức chống CS độc tài đảng trị trở thành tiến trình không đảo ngược, không ngăn cản nổi. CS rất sợ liên minh nhân dân, phong trào nhân dân này nên Anh Cả Đỏ TC của CS Hà nội phải dành mỗi năm 514 tỷ nhân dân tệ (tương đương 55 tỷ euro), một số tiền ngang với kinh phí quốc phòng, để bộ máy công an nội chính trấn áp nhân dân. Hầu hết ớ các đô tỉnh thi huyện, trưởng công an quyền trên chánh án. Chế độ CS thành siêu cảnh sát trị. Cảnh sát bất chấp luật pháp dùng du đảng áp chế người dân biểu tình. Có triệu chứng Đảng không kiểm soát được quân quyền như ở TC. Những gì xảy ra ở TC có thể xảy ra ở VN./. (Vi Anh)
Gửi ý kiến của bạn