Ám Ảnh Chiến Tranh VN
Vi Anh
Chiến tranh Việt Nam, đúng ra là việc Mỹ rút quân bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà thân cô thế cô nên bị bức tử dù đã hơn một phần ba thế kỷ rồi vẫn còn là một ám ảnh chưa nguôi ngoay nơi chánh quyền nước Mỹ cũng như chánh quyền các nước Đông Nam Á.
Một, đối với Mỹ. 35 năm sau dù có hàng triệu triệu trang tài liệu được giải mật, hàng trăm bộ phim ra đời, hàng ngàn cuốn sách xuất bản, hàng trăm cuộc hội thảo chuyên môn, đại học được tổ chức để lượng định, cuộc tranh cãi về Chiến tranh VN cũng chưa ngã ngũ, việc tìm hiểu lý do thắng thua vẫn chưa ngưng.
Mới đây, ngày 29 tháng 9, trong buổi họp hạn chế của ban lịch sử thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ nhân dịp cho công bố 24,000 tài liệu được giải mã, theo báo le Figaro của Pháp, Ngoại Trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton còn nói: «Đối với thế hệ của tôi, cuộc chiến này đã làm thay đổi cái nhìn của chúng tôi về thế giới», gây nên «những cuộc đối thoại đớn đau» làm chia rẽ các gia đình.
Bà nhìn nhận: «Các bài học của thời kỳ này tiếp tục ảnh hưởng đến quyết định của chúng tôi » - ý muốn nói những toan tính tiến thoái lưỡng nan hiện nay tại Afghanistan, của chánh quyền mà Bà làm ngoại trưởng.
35 năm sau dư luận Mỹ về lẽ thắng thua còn chia rẽ. Ngoại Trưởng Kissinger, người đóng vai trò lớn làm ra và thực hiện chính sách về Chiến tranh VN qua mấy đời tổng thống như Johnson và Nixon, bây giờ Ông Kissinger một nhân chứng sống vẫn còn nói: «Tôi cho rằng điều chủ yếu làm cho mọi việc xấu đi ở Việt Nam, là do chính chúng ta đã tự hại mình.” Ông không ngần ngại đả kích vai trò thường là «thù địch» và «phá hoại» của các “báo đài” Mỹ.
Trái lại Ông Richard Holbrooke, nhà ngoại giao Mỹ đã từng phục vụ tại Saigon từ năm 1963 đến năm 1966, hiện là đặc phái viên của Tổng thống Mỹ tại Afghanistan, không đồng ý với Ts Kissinger.
Ông Holbrooke nhấn mạnh: «Đây không phải là chuyện thiếu kiên nhẫn, là vấn đề nguồn lực hay tại các nhà báo tỏ ra thù nghịch. Đôi khi ngay cả các cường quốc mạnh nhất cũng không thể thực hiện được mục đích ».
Ông Rich Rush, con trai của ông Dean Rush, cựu Ngoại trưởng thời Tổng thống Kennedy, nhận định «Thất bại là từ chiến trường, từ khả năng chiến đấu mãnh liệt của Bắc Việt...”
Hai, đối với chánh quyền các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh VN. VNCH bị Mỹ bỏ rơi vì Mỹ bắt tay được với TC. Bị Mỹ rút quân, cúp viện trợ, thân cô thế cô sau hai năm mấy chịu dựng, ngày 30-4- 75 VNCH sụp đổ trước đà xâm lăng của CS Bắc Việt vẫn được CS Tàu và Nga hỗ trợ, tăng cường viện trợ hào phóng hơn. Phi luật Tân phản ứng trước. Phi không cho Mỹ tiếp tục mướn căn cứ hải quân và không quân lớn nhứt ở Đông Nam Á đặt trên đất Phi. Trơ trẻn hơn nữa, Mỹ phản bội thêm một đồng minh nữa là Đài Loan. Mỹ thừa nhận Trung Cộng, dâng chức hội viên Liên Hiệp Quốc và cái ghế và lá phiếu hội viên thường trực có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An của Đài Loan cho TC. Và nhiều năm liền, nhiều đời tổng thống Mỹ, Mỹ vắng bóng ở Đông Nam Á trong khi Con Rồng Á Châu của Thiên Triều Đại Hán được Mỹ giúp đỡ vươn lên.
Ba, đối với các nước Đông Nam Á trong thời Mỹ muồn trở lại Đông Nam Á. Từ sau Chiến tranh VN, TC hầu như tự tung, tự tác ở Đông Nam Á. Trung Cộng bành trướng, chiếm đảo Hòang sa, Trường sa làm huyện Tam Sa trực thuộc đất Tàu là tỉnh Hải Nam. TC chiếm biển,đơn phương đưa ra bản đồ hình lưỡi bò chiếm 80% Biển Đông của VN. TC cấm đánh cá, bắn bắt tàu, ngư phủ VN và đòi tiển chuộc. TC áp lực không cho các công ty xăng dầu Anh, Mỹ thăm dò trong vùng biển.