OSLO - Hàng triệu người đang bị đe dọa bởi sự nghèo khó, các nguồn nước không còn hay không tin cậy được, và sự thay đổi khí hậu có thể làm cho mọi việc đều xấu tệ. IPS đã nghiên cứu một số các vấn đề trước những người tham dự ở cuộc hội nghị của World Bank về các vấn đề nước uống và sự làm sạch được tổ chức tại Oslo tuần vừa rồi.
Trong năm 2008, năm quốc tế làm sạch nguồn nước của Liên Hiệp Quốc, người ta ước tính rằng 2.16 tỉ người tại các nước đang phát triển thiếu mất các tiện nghi căn bản nhất - một cầu tiêu thích đáng. Họ không có nước được bơm lên tiện lợi dẫn vào và thải ra khỏi nhà để dùng vào việc dội sạch nhà cầu. Nhiều người không có chọn lựa nào khác ngoài việc sa thải chúng trong mương rãnh, bên sau nhà, dưới đường, hay ở bất cứ địa điểm nào khác tiện lợi.
Kết quả là: "tai hại lan rộng đến sức khỏe con người và viễn tượng sống còn của trẻ em; đặc biệt sự khổ đau xã hội đối với các phụ nữ, người già và ốm yếu; sự phát triển con người và hiệu suất kinh tế bị sút giảm; ô nhiễm đối với môi trường sinh sống và các nguồn nước," theo phúc trình 'ngăn chận khủng hoảng toàn cầu' của Liên Hiệp Quốc.
Dĩ nhiên, nước không phải là vấn nạn duy nhất của sự vệ sinh. Năm này cũng là một phần của mười năm quốc tế cho nước của Liên Hiệp Quốc, tiêu đề là 'Nước cho Sự sống'. Thêm một vài thống kê: khoảng 700 triệu người tại 43 nước bị ảnh hưởng bởi sự khan hiếm nước, theo Liên Hiệp Quốc. Năm 2025 số lượng có sẽ là 3 tỉ người. Khoảng chừng 1.1 tỉ người được hỏi đã nói rằng họ không có nước uống an toàn.
Đôi khi các hậu quả thì rõ ràng. Lướt qua các bản tường trình của các cơ quan truyền thông cung cấp chứng cớ đầy đủ của các phí tổn về những tai họa môi trường liên quan đến nước đối với số lượng lớn nhân loại.
"Có nhiều thiếu sót trong sự thích nghi để tồn tại của nhân loại đối với các cơn sốc về nước, về lũ lụt và về hạn hán. Có hàng trăm triệu người ở Châu Phi đã, không phải là thay đổi khí hậu, không thể đương đầu với hạn hán và lũ lụt," David Grey, cố vấn cao cấp về nước cho vùng Nam Á và Phi Châu của ngân hàng World Bank, đã nói với IPS.
Thách thức này ở Nam Á Châu lớn hơn so với Phi Châu, theo Grey. "Người dân ở Nam Á Châu thích được tham vấn, họ muốn hiểu biết và tham gia vào. Để có các nguồn nước cải thiện cho cả quốc gia mà không có sự tham khảo đó thì hầu hết thường là gây ra căng thẳng và chống đối đối với sự phát triển," Grey nói như vậy.
Ngân hàng World Bank đã bị kết án vì lệ thuộc quá nặng nề trên những giải pháp áp đặt mà không biết đến các tiếng nói và nhu cầu thật sự của các địa phương. Nó đã từng bị phê bình kịch liệt về các điều kiện áp đặt, được biết như là các chương trình điều chỉnh cấu trúc, về sự cho vay tiền đối với các nước nghèo bắt buộc họ phải thực hiện các cải tổ đầy tranh luận chỉ gia tăng sự nghèo đói thay vì làm giảm nó.