Hôm nay,  

Quê Nhà Thật Xa

14/10/200700:00:00(Xem: 4759)

Chỉ cần rời quê nhà vài năm, chúng ta dễ dàng trở thành kẻ lạ. Nhất là khi chúng ta là những người vượt thoát khỏi chế độ cộng sản. Cảm xúc này không riêng cho người Việt tị nạn, mà còn cho cả những người Tây Tạng lưu vong. Chỉ vài năm thôi, quê nhà đã trở thành sương khói. Và có thêm những điều thương tâm đặc biệt cho dân tộc Tây Tạng: trong khi văn hóa Tây Tạng bị xóa sổ dần, thì đang dân số lại bị dân Hán tộc đồng hóa thô bạo.

Nơi đây sẽ lược dịch bài viết "Returning Home in Tibet" (Thăm Quê Nhà Ở Tây Tạng) trên trang mạng phayul.com ngày 11-10-2007, của phóng viên Tenzin Choephel ghi lại chuyến về thăm Tây Tạng của cô Palzom (tên đã thay đổi). Cô trốn thoát Tây Tạng năm 2000, và gần đây là lần đầu về thăm Tây Tạng.

Một phụ nữ Tây Tạng, trong lứa tuổi cuối 20s, hiện sống ở Kathmandu (Nepal) đã về thăm Quận Dege, thuộc tỉnh Kham ở phía đông Tây Tạng, tháng trước đã về thăm gia đình cô sau 7 năm xa nhà. Như nhiều người Tây Tạng trốn khỏi Tây Tạng mà không giấy tờ hợp pháp mỗi năm vẫn đào thoát để ra hải ngoại tìm cơ hội học cao hơn, cô Palzom (tên đổi theo yêu cầu) đã thoát khỏi Tây Tạng tháng 6-2000, và được cơ hội học ba năm ở trường Sogar tại Dharamsala, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt bản doanh chính phủ lưu vong.

Theo lời cô kể, để thăm Tây Tạng, bạn phải nộp đơn xin giấy phép ở Tòa Đại Sứ Trung Quốc tại Kathmandu, kể chi tiết về gia đình của bạn ở Tây Tạng. Sau khi xác minh từ giới chức địa phương ở Tây Tạng nói đúng là có quan hệ gia đình, sứ quán TQ cấp 1 giấy nhập cảnh thời hiệu 2 năm để đi lại trong Tây Tạng. Sau khi vào Tây Tạng, bạn cần ghi danh ở Trung Tâm Đón Tiếp  tại thị trấn biên giới Dram, rồi tại Lhasa và cuối cùng tại quận nhà. Palzom nói những người ở Trung Tâm Đón Tiếp rất nồng nhiệt và giúp đỡ, nhưng cô nghi ngờ động cơ của họ.

Palzom tới Lhasa vào Chủ Nhật và may mắn là Chùa Jokhang, một trong các ngôi chùa linh thiêng nhất ở Tây Tạng, mở cửa cho du khách ngày kế tiếp. Sau đó cô mới biết chùa này chỉ mở cửa cho công chúng các ngày Thứ Hai, Thứ Tư và Thứ Sáu và chỉ từ 7AM tới 11AM thôi.

Palzom nói, "Nếu có tự do tôn giáo ở Tây Tạng, Jokhang nên mở cửa hàng ngày để cho dân Tây Tạng vào cầu nguyện tự do bất cứ lúc nào họ thích."

Sau khi ở ba ngày ở Lhasa, Palzom về nhà ở Quận Dege. Bị hớp hồn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Tạng trên đường đi, cô nói, "Tôi thắc mắc không rõ có nơi nào trên thế giới đẹp hơn Tây Tạng hay không."

Cô thấy quận nhà Dege đã biến đổi nhiều về hạ tầng kiến trúc: ngày xưa cô mất 6 ngày để đi từ Lhasa về Dege, bây giờ chỉ mất một ngày rưỡi.

Palzom nói, trước khi cô rời Dege thì dân nơi đó hầu hết là nông dân và du mục, và sống cuộc đời đơn sơ, nhưng bây giờ hầu như không ai làm nghề nông và nuôi gia súc nữa. Cô được dân kể là theo chính sách đồn điền hóa và phải tàn sát toàn bộ gia súc nhằm bảo vệ môi sinh, và để ngăn cản nạn lụt ở lục địa Trung Quốc.

Đời sống dân Tây Tạng biến đổi vô lượng từ đó. Nếp sống đồng cỏ và nghề nông bị xóa bỏ hoàn toàn, và dân bây giờ phải sống gần như hoàn toàn bằng việc đi tìm dược thảo như loại Yartsa Gunbu [tên khoa học: Cordyceps sinensis], hay làm thợ xây cất, trong khi tiền chính phủ bồi thường khi tịch thu các thửa ruộng và đồng cỏ hầu hết đã xài trong hai năm là cạn. Loại dược thảo Yartsa Gonbu (Summer-grass Winter-worm) mọc hoang ở Tây Tạng và dùng làm thuốc Bắc ở đông y truyền thống kiểu Trung Quốc và kiểu Tây Tạng. Dược thảo nào có giá cao ở thị trường.

Palzom lo ngại về lâu dài, dân làng không sống nổi mãi như thế. Vì họ không có việc làm thường trực hay chuyên môn.

Trung Quốc ra lệnh cưỡng bách giáo dục 9 năm đối với tất cả trẻ em năm 2006, và áp dụng ở cả Tây Tạng. Nếu gia đình nào không đưa con đi học, thì tiền bồi thường đất ruộng có thể bị cắt giảm. Các khu trường mới xây trông khang trang ở Tây Tạng, nhưng phẩm chất giáo dục làm cô Palzom lo ngại. Cô được dân chúng kể là bên trong các trường thì trống trơn, và giáo viên ngồi chơi mạt chược trong trường. Nhiều dân Tây Tạng than phiền với cô là sau khi họ đưa con em vào trường hơn ba năm, các em vẫn không thể đọc và viết đúng đắn.

Gia đình Palzom thúc giục cô ở lại Tây Tạng luôn, nhưng cô từ chối vì "ngay cả khi tôi nói chuyện, tôi vẫn sợ hãi, vì người ta cứ nhìn khả nghi. Còn tuổi trẻ hầu hết đã cứ nói tiếng Trung Quốc cho dù các em thực sự là người Tây Tạng; hầu hết bọn trẻ, cả con trai và con gái lại cứ mê uống rượu, và cứ thích la cà các quán nhạc để hát xướng rượu chè. Người ta hỏi tôi xem nghĩ gì về dân Tây Tạng bây giờ; tôi nói với họ là, dân Tây Tạng đã nhậu say từ trước 1959 và bây  giờ vẫn cứ say sưa. Cứ mọc lên hoài các quán rượu, sóng bài, ổ mãi dâm; tất cả các thương xá do người Hán tộc làm chủ, cho dù là tôi đã lớn dậy từ nơi đó, tôi không cảm thấy thích sống ở đó nữa."

Tuy nhiên, cô thấy rằng tuổi trẻ Tây Tạng ở quê nhà cũng có biết về Đức Đạt Lai Lạt Ma và người Tây Tạng lưu vong. Cô ngạc nhiên thấy rằng các ca khúc của Phurbu T. Namgyal, như bản 'Kyo lhang lhang' và các bản khác lại được ưa chuộng và hát ngay cả tại một ngôi làng nhỏ ở quê cô.

Palzom, bây giờ ở cuối lứa tuổi 20s và đã trở lại Nepal, và cũng như nhiều người Tây Tạng lưu vong, cô cũng không hoàn toàn hạnh phúc tại Nepal. Cô ước mơ di dân tới Hoa Kỳ, nơi cô tin là sẽ có đời sống tốt đẹp hơn.

Đó là lời kể toàn bộ chuyến về thăm Tây Tạng của cô Palzom.

Điều chúng ta suy nghĩ nơi đây là về chính sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma: ngài lựa chọn cách làm việc nào để gìn giữ văn hóa và Phật Giáo Tây Tạng" Ngài có chụp mũ những giáo viên, bác sĩ trong Tây Tạng là đang tiếp tay nhà nước kềm kẹp dân chúng không" Ngài có chụp mũ các vị sư trong các chùa thuộc giáo hội địa phương là sư quốc doanh hay không" Ngài có chụp mũ các hội từ thiện quốc tế đang vào Tây Tạng là tay sai cộng sản tiếp tay kềm kẹp người dân Tây Tạng hay không" Ngài có kêu gọi toàn dân tiêu thổ kháng chiến, kêu gọi đốt chùa, đốt trường, đốt bệnh viện trong Tây Tạng vì cho đó là các cơ sở quốc doanh tiếp tay cộng sản hay không" Ngài có kêu gọi xóa sổ các Phật học viện ở điạ phương hay không"

Nếu bạn vào xem trang web của hội từ thiện Tibet Foundation (http://www.tibet-foundation.org/news/newsitem.php"NewsStory=106) ghi lời cựu bộ trưởng trong chính phủ Tây Tạng lưu vong của Đạt Lai Lạt Ma Rinchen Khando Choegyal (hiện là Giám Đốc dự án Tibetan Nuns Project tại Dharamsala)  cho biết hội không chỉ giúp người Tây Tạng lưu vong mà còn giúp cả cho nền giáo dục và y tế trong nội địa Tây Tạng và còn kêu gọi quốc tế giúp xây trường học ở đó:

"Cả dân Tây Tạng lưu vong và dân Tây Tạng trong Tây Tạng cần giúp từ cộng đồng quốc tế. Tôi nghĩ cực kỳ quan trọng là phải lo chăm sóc các cơ sở y tế và giáo dục trong An Độ và bên trong Tây Tạng như là cách duy nhất để thiết lập một đất nước mạnh hơn mà nước này sẽ cho hy vọng tới toàn thể người Tây Tạng. ("Both exiled Tibetans and Tibetans inside Tibet need help from the international community", said Mrs Rinchen Khando Choegyal, who is currently the Director of Tibetan Nuns Project in Dharamsala. The former minister stressed, "I think it is very important to look after the health and education facility in India and inside Tibet as it is the only way to build a nation stronger which gives hope to all Tibetans.")

 Và bên trong Tây Tạng, các cơ sở của Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn hỗ trợ nhiều dự án giáo dục và y tế. Ngài không hề chụp mũ ai là sư quốc doanh, mà vẫn giúp trong mọi cơ hội để phục vụ toàn dân của ngài, song song với cuộc chiến đòi quyền tự trị cho dân tộc Tây Tạng.

Tuy nhiên, nếu bạn là người Việt hải ngoại, và bất kể có là linh mục, mục sư hay tăng ni, ngay khi kêu gọi từ thiện y tế hay giáo dục cho dân nghèo trong nước thì sẽ bị chụp mũ là tiếp tay quốc doanh, là tiếp sức cộng sản ngay. Đó là điều các bạn đã thấy, và đang thấy.

Điều cực kỳ khó cho người hải ngoại chính là làm sao để đi giữa những lằn ranh đó để việc làm thuận lợi hơn, để giúp cho người dân trong nước cụ thể, và để không ngừng gây ý thức về một nền văn hóa phi cộng sản. Có phải chăng quê nhà đã thật xa, cả trong tâm thức của chúng ta"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.