Hôm nay,  

Diễn Đàn Bầu Cử: Người Trẻ Tìm Hiểu, Hội Thảo, Dấn Bước

01/06/201813:21:00(Xem: 6552)

Diễn Đàn Bầu Cử:

Người Trẻ Tìm Hiểu, Hội Thảo, Dấn Bước
 

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

  
blank

  1. 1.      TRÁCH NHIỆM BỎ PHIẾU

Tối ngày 31 tháng Năm, 2018, nhiều bạn trẻ và các tổ chức bất vụ lợi đã tham gia một diễn đàn về mùa bầu cử sơ bộ trực tiếp toàn tiểu bang vào đầu tháng Sáu. Ban tổ chức gồm có VietRise, Resilience OC, Korean Resource Center, Viet Rainbow of OC VROC. VietRise vừa được thành lập cách đây ba tháng, nhằm đẩy mạnh sinh hoạt dấn thân và tham gia dân sự của giới trẻ tại Quận Cam. VietRise hiện đang tuyển ứng viên cho chương trình thực tập internship sáu tháng có lương cho sinh viên học sinh tuổi từ 18 đến 30 sinh sống tại Quận Cam, với đơn ghi danh tại đây: bit.ly/vietrise_yop.

Cô Tracy La, một sinh viên UC Irvine và cựu Chủ tịch Hội Sinh Viên (Former President at Associated Students UCI), mở đầu diễn đàn với việc ghi nhận những bộ lạc đầu tiên sống tại Orange County, đó là bộ tộc Acjachemen và Coronne. Việc ghi nhận sự hiện diện của những người thổ dân (Natives) tại Hoa Kỳ là một nghi thức thường lệ trong rất nhiều sinh hoạt giáo dục, tư tưởng, dân sự, và văn hoá từ nhiều năm qua.

Diễn đàn gồm có hai phần chính. Phần một gồm Hội luận nhóm nhỏ và đúc kết, giúp tham dự viên tìm hiểu về một số dự luật trong kỳ bầu cử này. Phần hai chú trọng về luật “tiểu bang an toàn" (Sanctuary Law) và ảnh hưởng của nó trên đời sống xã hội hôm nay.

 

  1. 2.      PHẦN 1: HỘI LUẬN NHÓM NHỎ

Bàn về Measure E nhằm cho phép thị trưởng thành phố Westminster được tái nhiệm mà không thông qua bầu cử, anh Tim Phan, thuộc nhóm VietRise, đặt câu hỏi, “Tại sao chúng ta cần có bầu cử sau mỗi nhiệm kỳ?” Câu trả lời rất đơn giản: nếu một thị trưởng không làm tròn trách nhiệm, thì người dân có quyền bầu thị trưởng khác. Hơn nữa, trong một xã hội dân chủ, liệu cử tri nên có quyền quyết định cho Thị trưởng được tái nhiệm qua lá phiếu của mình không, hay để cho Hội đồng thành phố toàn quyền quyết định nhiệm kỳ thứ hai của thị trưởng?

            Nhóm thứ hai do cô Strela Cervas hướng dẫn về Dự luật 70. Cô Strela là thành viên của Tổ chức bất vụ lợi California Environmental Justice Alliance, gọi tắt là CEJA (https://caleja.org/). CEJA đại diện cho hơn 3 ngàn người dân California có lợi tức thấp. Hiện nay, ngân sách của tiểu bang California được phê chuẩn theo số đông 51%. Nhưng Dự luật 70 lại bắt buộc phải có 2/3 số phiếu để thông qua ngân sách cho các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường và năng lượng sạch, sẽ tạo khó khăn cho việc thực hiện những dự án này và tạo ra gridlock. Cử tri nên tìm hiểu về tình trạng và mức độ ô nhiễm ở nơi mình sống, cũng như những ảnh hưởng trực tiếp lên sức khoẻ và tuổi thọ, bằng cách vào trang: https://oehha.ca.gov/calenviroscreen. Dân cư trong những vùng lợi tức thấp thường mang các bệnh về đường phổi và các bệnh khác, cũng như bị giảm thọ vì môi trường ô nhiễm. Nếu được thông qua, Dự luật 70 sẽ cản trở những dự án giúp tạo ra môi trường sống lành mạnh, như những khu vườn cộng đồng, công viên, hệ thống điện mặt trời, vv.

Nhóm thứ ba bàn về Costa Hawkins do anh Francisco Duenas hướng dẫn. Anh Francisco thuộc Liên hội Alliance for Californians for Community Empowerment ACCE (http://www.acceaction.org/#modal). ACCE là một tổ chức bất vụ lợi, đa sắc tộc, dân chủ, nhằm đấu tranh cho các khu dân cư có lợi tức thấp hoặc trung bình; và cho công bằng kinh tế, chủng tộc, và xã hội. Hiện nay, ACCE đang vận động để xoá luật Costa Hawkins, nhằm giúp ngăn chận việc tăng tiền thuê nhà quá cao. ACCE đã thu được 5 ngàn chữ ký để xoá luật Costa Hawkins, và hiện đang chờ thị thực để đưa vào lá phiếu trong kỳ bầu cử tháng Mười Một. Trong những năm gần đây, số lượng người vô gia cư tại Quận Cam tăng nhanh. Nếu tiền thuê nhà được giữ ở mức quân bình, thì sẽ giúp mang đến ổn định xã hội và nhiều gia đình sẽ không lâm vào tình trạng không nhà không cửa vì chủ nhà tăng tiền thuê lên quá cao.

 
blank

  1. 3.      PHẦN 2: LUẬT TIỂU BANG AN TOÀN

            Có ba thuyết trình viên chia sẻ về kinh nghiệm cá nhân và hoạt động tranh đấu của họ đối với luật Tiểu bang an toàn (Sanctuary Law). Cô Alice L. (Korean Resource Center KRC) kể lại việc gia đình cô phải âu lo mà họ phải đối diện vì không có giấy tờ, nhất là khi Cơ quan Di Trú và Quan Thuế Hoa Kỳ (Immigration and Customs Enforcement, viết tắt là ICE) bố ráp để bắt người. “Thậm chí, tôi phải dạy cho em họ của tôi, dù em ấy mới có vài tuổi đầu thôi, là không được mở cửa để ICE vào bắt người trong nhà,” cô kể. Cô tranh đấu cho quyền của người di dân qua các buổi họp hội đồng thành phố. Cô kể lại, “Tôi rất đau lòng khi chứng kiến một bé gái khóc và nói về việc cha bị trục xuất, trong khi có những người lớn lại ngồi cười và chế nhạo em. Sao họ lại nhẫn tâm, không nhìn thấy nỗi đau của em, và không coi em như con người?” Cô nhấn mạnh, “Tại sao chúng ta không đưa ra những luật tốt, mà cứ phải chống lại những luật xấu?”

            Cô Claudia Perez (Resilience OC), chia sẻ việc cô, gia đình cô, và cộng đồng xung quanh bị ảnh hưởng bởi những luật trục xuất. Luật tiểu bang an toàn cho họ một cơ hội được sống như con người, không phải phập phòng lo sợ, trốn chui trốn nhủi. “Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta cần phải cùng nhau đứng lên,” cô xác quyết. Cô vận động cho quyền di dân bằng cách đối đầu với những lập luận thiếu nhân bản, tham gia vào các diễn đàn, và phát biểu tại các buổi họp hội đồng thành phố để cho các dân cử biết rằng cử tri đang quan tâm đến quyết định của họ.

blank

Anh Tùng Nguyễn, người sáng lập ra Tổ chức bất vụ lợi Asian Pacific Islander Re Entry of OC APIROC, nói về hoàn cảnh bấp bênh của những người Việt đã nhận lệnh trục xuất. Luật tiểu bang an toàn sẽ giúp những người này không bị bố ráp bất cứ lúc nào. Anh đưa ra một thí dụ, “Chúng ta đang ở ngay trung tâm Little Saigon. Các bạn hãy nhìn quanh đây, có biết bao nhiêu tiệm ăn, tiệm phở. Hãy tưởng tượng nếu Cơ Quan Di Trú ICE cứ đến xét nhà bếp, bắt người, thì còn ai để nấu ăn? Công ăn việc làm và đời sống của nhiều người sẽ bị ảnh hưởng.”

Chính sách trục xuất di dân chưa nhập tịch và có tiền án không chỉ ảnh hưởng đến người Mễ Tây Cơ không có giấy tờ, mà tất cả mọi sắc dân, kể cả người Việt và Đông Nam Á đến tỵ nạn sau khi chiến tranh kết thúc từ tháng Tư, 1975. Từ năm 1996, những người Việt có thẻ xanh (green card) với tiền án đều nằm trong danh sách bị trục xuất, nhưng Việt Nam chưa nhận người. Đầu năm 2008, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết hiệp ước Memorandum of Understanding để đưa những di dân gốc Việt có tiền án về Việt Nam nếu họ đến Mỹ sau ngày 7 tháng Mười Hai, 1995. Tuy nhiên, với những thay đổi do Tổng thống Trump đưa ra, thì ICE đã bắt giam người gốc Việt có tiền án, dù họ đến Mỹ trước hay sau ngày 7 tháng Mười Hai, 1995.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu về Chính sách Di dân (Migration Policy Institute) ghi nhận khoảng 116 nghìn người cư trú bất hợp pháp trong số 1 triệu 300 nghìn người gốc Việt tại Mỹ. Chỉ từ 1998 đến 2010, đã có 120 ngàn người Việt nhận lệnh trục xuất, không tính số người có cùng số phận từ năm 1995 đến 1998, hay trong 8 năm trở lại đây. Luật tiểu bang an toàn cho phép những cá nhân đã một lần lầm lỡ được cơ hội làm lại từ đầu và đóng góp cho xã hội.

blank

            Trong những dự án nghiên cứu về người Việt ở khắp nơi trên thế giới trong suốt 24 năm qua, tôi đã gặp người Việt di dân không có giấy tờ ở rất nhiều quốc gia tôi đã đi qua, nhất là ở Đông Âu, Ba Lan, và Đức. Họ vất vả đi tìm một cơ hội đổi đời, có khi phải trốn trong cốp xe, có khi phải đi bộ ngày này qua ngày khác trong rừng rậm. Sau nhiều cơn may rủi, họ đến được một quốc gia thứ ba, như thủ đô Warsaw của Ba Lan hay Berlin của Đức. Khi bị cảnh sát săn lùng, họ được các nhà thờ, chùa chiền, các hội thiện nguyện che chở. Họ sống nương vào cộng đồng người Việt ở địa phương, và vất vả làm những công việc nặng nhọc nhất để chu cấp cho gia đình còn ở quê nhà. Người Việt không giấy tờ có mặt ở nhiều nơi, từ những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Thuỵ Điển, Đức, đến những nước đang phát triển như Campuchia, Lào, và cả một số nước Châu Phi. Có những người Việt lênh đênh trên sông nước từ nhiều thập niên qua, như ở Biển Hồ, xứ Chùa Tháp. Những đoá lục bình trên bến sông xa (Sáng Tạo 2015 https://sangtao.org/2015/09/10/luc-binh-tren-ben-song-xa/, đăng lần đầu trong Giai phẩm Xuân Người Việt 2008, Nguyệt san Mục Vụ tại Thụy Sĩ 2008, Giai phẩm Xuân Nhân Bản 2008 của Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, Giai phẩm Xuân Viễn Đông 2012, vv). Xin ghi lại phần kết của bài viết trên để nói lên sự ủng hộ của tôi đối với Luật tiểu bang an toàn:

 

Cho nên tuy tôi chưa đến xứ Chùa Tháp, chưa lênh đênh trên Biển Hồ để cảm nhận trực tiếp cái bấp bênh của đời sống thiếu trước hụt sau, nhưng qua những đối diện với đời sống đồng bào ở Sân Vận Động tại Ba Lan, tôi hiểu được cái điêu đứng và thăm thẳm của một đời sống không có tương lai, không có lối về.

 

Cái khổ của nhân sinh, lấy gì mà đo được? Rất mong rằng, qua cam lộ, những đóa lục bình sẽ hồi cố phủ, và tìm cho mình một niềm quê sau những thăng trầm đời thường. Cái khổ của người Việt ở mọi miền thế giới, ở mọi miền đất nước, là cái khổ chung của dân tộc. “Máu chảy ruột mềm.” Nhìn cảnh khó khăn vất vưởng của đồng bào, mỗi người Việt xa xứ thấm thía hơn mối tương quan của mình với những khúc ruột mà Mẹ Âu Cơ đã mang nặng đẻ đau. Để mỗi một mối chạnh lòng sẽ dẫn đến một nghĩa cử tương trợ, mỗi tấm tình quê hương sẽ là nhịp cầu để bắt sang con sông Cơ Hàn, đưa đồng bào Việt Nam về một đời sống xứng đáng hơn với bao cố gắng và sự chân thành của họ.

 
blank

  1. 4.      THAM GIA DÂN SỰ

Cử tri có thể dùng lá phiếu để thể hiện lương tri và lòng nhân bản. Trong Đại Hội Mục Vụ thường niên của Giáo phận Orange được tổ chức ngày 15 tháng Mười, 2016, tại Trường trung học Công giáo tư thục Mater Dei (Mẹ Thiên Chúa) tại thành phố Santa Ana, đánh dấu 40 năm thành lập Giáo phận, Linh mục Phaolô Nguyễn Hoài Chương, SDB, đã đưa ra hình ảnh thuyền nhân thập niên 1970 bên cạnh hình ảnh cậu bé Aylan Kurdi 3 tuổi chết trên bờ biển Bodrum ở Thổ Nhĩ Kỳ tháng 9 năm 2015. Cha Chương đặt câu hỏi: "Bốn mươi năm trước, tôi là một thuyền nhân được Hoa Kỳ cưu mang. Vậy hôm nay, tôi có quyền ủng hộ chính sách đóng cửa không cho những người tỵ nạn khác đến đây không?" Có công bằng không khi có những người mẹ phải tay xách nách mang, đem con sơ sinh đi tìm sự an toàn và tương lai, phải cho con mình uống Gatograde thay vì sữa bột, và không có tiền để mua một cái núm vú nhựa cho con (“bốn cực của bình an,” Diễn Đàn Thế Kỷ 2013 http://www.diendantheky.net/2013/01/trangai-glassey-tranguyen-bon-cuc-cua.html)? Xã hội có bình đẳng không khi một thanh niên Việt mười sáu tuổi không giấy tờ đã nói với tôi ở Sân Vận Động Ba Lan, “Em cũng mơ ước được học hành, nhưng hiện tại, em chỉ có thể làm cu li để kiếm tiền lo cơm gạo cho cha mẹ và các em” (“lòi tói,” Sáng Tạo 2012, https://sangtao.org/2012/01/08/ky-uc-loi-toi/). Vậy khi cầm lá phiếu trong tay, chúng ta sẽ bỏ phiếu như thế nào để cuộc sống công bằng hơn, xã hội bình đẳng và bác ái hơn?

Công dân Mỹ không chỉ có trách nhiệm và quyền được bỏ phiếu, mà còn cần tìm hiểu về dự luật và ứng viên để lá phiếu của mình góp phần xây dựng xã hội và một nếp sống dân chủ, công bình, bác ái. Để kết thúc Diễn Đàn Bầu Cử, Ban Tổ Chức đã thiết tha kêu gọi mọi người không chỉ đi bầu, mà kêu gọi bạn bè và người thân đi bỏ phiếu, và tham gia vào các sinh hoạt dân sự địa phương. Tuy chương trình đã kéo dài hơn dự tính, nhưng các tham dự viên vẫn nán lại ở Hội Trường Việt Báo đến gần 10 giờ đêm để trao đổi về những đề tài liên quan đến bầu cử.

Để tìm hiểu thêm về các Dự luật và Ứng cử viên, xin cử tri tham khảo các nơi sau đây:

  1. http://votersedge.org/ca
  2. Sở Ghi Danh Cử Tri Quận Cam:

https://www.ocvote.com/vi/voting/current-election-info/2018-statewide-direct-primary-election-info/



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.