Vương Văn, người huyện Đông Xương, gia cảnh bần hàn, nên đến tuổi hai mươi vẫn mình ên gối chiếc. Mẹ là Lã thị, thấy vậy, mới nhân lúc Văn sửa hàng rào, bèn từ trong bếp chạy ra. Lẹ miệng nói:
- Con chưa yên bề gia thất, thì mẹ chưa tròn trách nhiệm, mà một khi chưa tròn trách nhiệm, thì lúc về đoàn tụ với tổ tiên. Mần răng ăn nói"
Văn thủng thẳng đáp:
- Tình mới đầu thì ngọt, lâu lâu rồi mới đắng. Con lại không chịu đắng quen, thì dính vô chi cho đời thêm rắc rối"
Lã thị lắc đầu nói:
- Bùi ngọt đắng cay. Đó là hương vị của cuộc đời. Con đã là người, thì không thể nào trốn thoát được đâu!
Văn kiên quyết đáp:
- Một thời để yêu và một đời để… trả nợ. Nay mẹ lại bảo con lấy một thời để đổi một đời. Chẳng uổng lắm ư"
Ngày nọ, Văn theo chúng bạn đến Hàng Châu, bất chợt gặp Triệu Đông Lâu là người cùng quê quán, đang buôn bán ở đây, nên hớn hở nói:
- Tha hương ngộ cố tri. Thiệt là quá đã!
Lâu cười cười đáp:
- Nhà ta tuy không thuộc loại cao sang, nhưng gần nhiều người đẹp. Nếu đệ không bận chuyện đi đâu, thì sao không ghé cho tình thêm gắn bó"
Rồi dẫn Văn về nhà, nướng mấy con khô, kéo nhau ra hè mà nhậu. Đang ào tuôn ngon trớn, bất chợt có một thiếu nữ đi qua, nhìn thẳng vào mắt Văn rất là tình tứ, khiến Văn ngơ ngẩn như người mất hồn. Ú ớ nói:
- Khi không chớp đèn, khiến phèo phổi tim gan thiệt là khó chịu, cọng thêm lòng bứt rứt. Đệ xin hỏi huynh: Người đẹp đó là ai vậy"
Lâu đáp:
- Thúy Vy. Con gái đầu của họ Tôn nhà bên cạnh. Chẳng những xinh đẹp, mà còn thổi sáo ngâm thơ, nên được nhiều nơi ngắm nghía. Ngặt một nỗi họ Tôn mê bài, nên mượn nợ lung tung, thành thử muốn bán con để trừ vào số nợ…
Văn nghe tới đây, bỗng nhớ tới sự rách nát của mình, bèn lo lắng nói:
- Vậy là hoa đã có chủ. Ván đã đóng thuyền. Có phải vậy chăng"
Lâu lắc đầu đáp:
- Theo sự thường thì như vậy, nhưng với họ Tôn thì khác. Bởi buổi sáng thì một giá, đến chiều lại thua thêm, thành thử giá bán con cứ luôn trồi không sụt. Thử hỏi: Duyên nợ mà cứ lấy tiền ra đánh đố, thì còn êm được hay sao"
Văn, hết nhìn lên trời lại nhìn xuống đất. Mãi một lúc sau mới lẩm bẩm nói rằng:
- Với số phận. Không một ai có thể chiến thắng, nhưng con người ta, tuy biết trước không thể đương đầu cùng số phận, nhưng vẫn can đảm tiến lên. Vẫn cố đem hết khả năng phang cho tới bờ tới bến.
Rồi ngẩn ra mà quên cả chuyện trò. Lâu thấy vậy, mới cười cười nói:
- Nếu đệ hợp nhãn muốn xáp vô, thì ta nguyện sẽ là người mai mối.
Văn hoảng hốt đáp:
- Nhà đệ chỉ có ruộng. Không có vàng, lại càng không có hột xoàn. Làm sao chơi tới"
Lâu mạnh dạn nói:
- Người ta đang túng. Mình đúng lúc nhảy vô, thì dẫu ít kim ngân cũng nhào vô chơi láng.
Văn vội đưa tay khoát khoát mấy cái, rồi ngập ngừng nói:
- Tâm lãnh hảo ý của huynh, nhưng túi thì cạn, gia cảnh lại nghèo. Chỉ sợ môi miệng thốt ra, rồi ôm vào nỗi nhục, thì trước là làm trò cười cho thiên hạ, sau nhụt chí nam nhi, thì thiệt là không đúng!
Lâu nghe vậy, với tay cầm ly rượu, ực cho một cái, rồi chậm rãi nói:
- Ngày nọ, ta bổ hàng về Phúc Kiến, dọc đường bị cướp nên trắng sạch đôi tay, đành phải ôm gốc cây mà khóc. Bỗng có một đạo sĩ đi ngang, dừng chân lại, hỏi: "Ngươi là rường cột của nước nhà, là nơi nương tựa của vợ con, mà lại hu hu ở chốn này, là cớ làm sao"". Ta rầu rĩ đáp: "Tạo hóa không cho lòng can đảm, lại bày chuyện trớ trêu, khiến tiền bạc đội nón ra đi mà chẳng dám làm chi hết cả!". Lúc ấy, đạo sĩ mới kéo ta đứng lên mà nói rằng: "Quy luật bù trù trong thiên nhiên rất công bằng. Đạo vận động như nước, lấy chỗ dư bù vào chỗ thiếu. Cho nên, được trời phú cho sức mạnh, cũng chớ vội mừng, vì lắm khi đó lại chính là hiểm họa về sau. Bởi, khi cho ta cái gì, thì thiên nhiên sẽ lấy lại của ta một phần tương ứng, mà lắm khi phần bị mất đi, lại nhiều hơn cái mà được ban cho nữa…"
Rồi nhìn thẳng vào mắt Văn. Chắc nịch nói:
- Khi người ta thật sự yêu thích một người, thì người ta sẽ sẵn sàng tha thứ hết mọi tính toán của… mẹ của người đó. Có phải vậy chăng"
Văn lắp bắp đáp:
- Phải! Phải!
Lâu lại nói:
- Đàn ông đại trượng phu phải lấy vợ làm trọng. Chớ không phải là… mẹ vợ. Có đúng vậy hông"