Dũng: Phải Dứt Điểm Nhà, Đất Tôn Giáo
Một bản tin trên thông tấn nhà nứơc VietnamNet hôm Thứ Hai 5-1-2009 đã cho biết rằng Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị duyệt xét và giaỉ quyết các tranh chấp về nhà, đất liên quan tới tôn giáo. Đặc biệt, ông Dũng kêu gọi “Giải quyết dứt điểm tranh chấp” nhà đất về tôn giáo.
Bản tin nhan đề “Thủ tướng: Rà soát quy hoạch đất liên quan tôn giáo” có thể hiểu được rằng chính phủ CSVN muốn giảm bớt, hay sẽ tìm cách dứt điểm xóa hết các tranh chấp nhà, đất liên hệ tôn giáo -- một nan đề từ cả năm nay bùng nổ thành các cuộc cầu nguyện tập thể nhiều ngàn người Công Giáó để đòi trả nhà, đất... Bản tin VietnamNet thực tế vẫn sử dụng nhiều ngôn ngữ mơ hồ...
Bản tin của phóng viên L. Nhung trên VietnamNet viết:
“Thủ tướng: Rà soát quy hoạch đất liên quan tôn giáo
Theo thông báo của VPCP, Thủ tướng vừa ra chỉ thị yêu cầu các bộ, địa phương rà soát quy hoạch tổng thể về quản lý, sử dụng đất và giải quyết kịp thời những vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo.
Thủ tướng nêu rõ, cùng với quá trình phát triển của đất nước, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của quần chúng tín đồ tôn giáo ngày càng tăng, trong đó có nhu cầu sử dụng nhà, đất. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, việc quản lý sử dụng nhà, đất nói chung và nhà, đất liên quan đến tôn giáo nói riêng ở nước ta đang đặt ra một số vấn đề cần được điều chỉnh cho phù hợp.
Để việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo được thực hiện thống nhất, đúng pháp luật và phù hợp tình hình thực tế, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường, củng cố khối đại đoạn kết dân tộc, yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ tập trung chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo.
Giải quyết dứt điểm tranh chấp
Thủ tướng khẳng định, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng và Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo.
Các địa phương có trách nhiệm xem xét, căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương, quyết định giao cho cơ sở tôn giáo diện tích nhà, đất theo quy định pháp luật.
Đối với nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng theo các quy định ban hành trước ngày 1/7/1991 thì thực hiện theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội.
Những trường hợp này cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
Nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng tín đồ.
Trường hợp sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả thì thu hồi để bố trí sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; trường hợp cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà, đất đó vào mục đích tôn giáo thì tuỳ từng trường hợp có thể xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp. Hoặc tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở mới theo quy định của pháp luật.
Đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện và đất do cơ sở tôn giáo sử dụng quy định tại khoản 1 điều 99 Luật Đất đai (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 1/7/2004) nay được UBND cấp xã xác nhận là không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng theo chế độ sử dụng đất tương ứng với mục đích sử dụng của loại đất đó như đối với hộ gia đình, cá nhân, được chuyển mục đích sử dụng.
Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện của cơ sở tôn giáo mà không phải là đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp cơ sở tôn giáo đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nhưng có tranh chấp thì phải giải quyết dứt điểm tranh chấp theo quy định của pháp luật trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Những hành vi lợi dụng việc giải quyết nhà, đất liên quan đến tôn giáo gây rối trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong cộng đồng dân cư, vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.”
Cần suy nghĩ, bản văn trích như trên, cho thấy Thủ Tướng CSVN muốn áp dụng các văn bản nhà đất các năm 1991, 2003, và 2004. Người ta không rõ, ông Dũng muốn “giải quyết dứt điểm tranh chấp” là ý nghĩa ra sao, nếu chỉ dựa vào các bản văn cũ. Một ý cũng mơ hồ, đa nghĩa, là các câu “theo quy định của pháp luật” hình như có nghĩa là giao toàn quyền cho các chánh án ở tòa quyền tự do diễn giải luật nhà đất. Và đoạn cuối cùng bản văn là hù dọa như thường lệ, “phải bị xử lý nghiêm minh.”
Bản văn naỳ không dễ hiểu, không cho chúng ta suy đoán là ý ông Dũng muoôn giaỉ quyết tranh chấp đất Thái Hà, Vĩnh Long và An Bằng (Huế) hiện nay ra sao. Tuy nhiên, câu nói “giảỉ quyết dứt điểm” cho hiểu là sẽ không để dằng dai nữa.