Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông – Ls Lê Đình Hồ

24/11/200800:00:00(Xem: 1951)

Luật Pháp Phổ Thông – LS Lê Đình Hồ

[LS Lê Đình Hồ là tác giả cuốn “Từ Điển Luật Pháp Anh Việt-Việt Anh” dày 1,920 trang được xuất bản năm 2004. Qúy độc giả muốn mua sách, xin vui lòng liên lạc ledinhho@hotmail.com]

Hỏi (Bà Trần T.T): Tôi được chồng tôi bảo lãnh sáng Úc tính đến nay gần được 2 năm. Hiện tôi là thường trú nhân của Úc. Chúng tôi có một cháu trai được 8 tháng.
Lúc chồng tôi về Việt Nam kết hôn, ông ta hứa hẹn đủ điều, nhưng nay đến Úc tôi thấy đời sống quá chật vật vì chồng tôi lãnh trợ cấp thương tật cũng đã lâu vì chứng nhức lưng. Tôi có ý định đưa cháu về Việt Nam 6 tháng để có gia đình giúp đỡ. Khi cháu khá lớn thì tôi sẽ trở lại Úc. Nhưng chồng tôi không đồng ý.
Tôi đã cho chồng tôi biết là tôi sẽ xin tòa để đưa con tôi về Việt Nam. Ông ta cho biết là sẽ nhờ luật pháp can thiệp.
Xin LS cho biết là tôi có quyền đem con tôi về Việt Nam sinh sống một thời gian hay không"

*

Trả lời: Trong vụ O’Leary & Oleary [2007] FMCAfam 206, “Người cha là công dân Úc, sinh tại Úc. Ông được 66 tuổi. Ông đã lập gia đình trước đây và con cái đã trưởng thành. Người vợ sinh tại Thái Lan vào tháng 7.1958. Bà công dân Thái Lan nhưng có chiếu khán để thường trú tại Úc” (The father is an Australian citizen, born in Australia. He is aged 66. He has been previously married and has grown up children. The wife was born in Thailand in 7.1958. She is a citizen of Thailand but has a visa for permanent residence in Australia).
“Hai bên đương sự gặp nhau khi người vợ đến viếng nước Úc vào cuối năm 1999. Bà ta có người chị sống tại Úc. Sau khi bà trở về Thái Lan. Người cha đã viếng thăm bà ta hơn một lần tại Thái Lan, và theo người vợ thì, ông ta đã sắp xếp để người chị của ông bảo lãnh người vợ đến Úc vào tháng 2.2001” (The parties met when the wife was visiting Australia in late 1999. She has a sister who lives in Australia. She returned to Thailand. The father visited her more than once in Thailand, and then, according to the wife, he arranged for his sister to sponsor the wife to Australia in February 2001).
“Sự quan hệ của họ khởi đầu vào năm 1999. Người chồng cho biết rằng họ khởi sự sống chung vào tháng 10.1999 và rốt cuộc đã ly thân vào ngày hoặc vào khỏang 20.11.2001. Người chồng khai rằng không lâu sau đó người vợ đã báo cho ông ta rằng bà ta đã có bầu và họ đã đồng ý kết hôn và họ đã kết hôn vào tháng 12. 2001. Rồi họ đã ly thân vào tháng 4.2005” (Their relationship had commenced in 1999. The husband says they commenced cohabitation in 10.1999 and eventually separated on or about 20.11.2001. The husband says that shortly after that the wife informed him that she was pregnant and they agreed to marry and they were married in 12.2001. They then separated in April 2005).
“Thủ tục tranh tụng khởi đầu tại Tòa Án Gia Đình Úc vào ngày 20.5.2005 do người chồng muốn gần gủi đứa con của hai bên đương sự là J, sinh vào tháng 8.2002” (The proceedings commenced in the Family Court of Australia on 20.5.2005 by the husband wanting to have time with the child of the parties who is J, born in August 2002).
“Án lệnh đồng thuận quy định rằng hai bên đương sự phải cùng chịu trách nhiệm về chức năng làm cha mẹ đối với J; rằng J sống với mẹ của bé và cứ mỗi 2 cuối tuần người cha được quyền dành thời gian và trò chuyện với bé từ 5 giờ chiều ngày Thứ Sáu đến 5 giờ chiều ngày Chủ Nhật, một nửa thời gian nghỉ hè của trường, 2 tuần trong dịp Giáng Sinh” (The consent orders provide for the parties to have joint parental responsibility in relation to J; that J live with her mother and the father spend time with and communicate with her every second weekend from 5pm Friday to 5pm Sunday, for half of all school term vacations, two weeks during Christmas).


“Một trong những điều được đưa ra trong án lệnh là án lệnh tạm thời ngăn cấm người mẹ không được đưa J ra khỏi nước Úc cùng với án lệnh đưa tên lên danh sách tại phi cảng để theo dõi” (Amongst the numerous orders that have been made is an interim order restraining the mother from taking J from Australia together with an airport watch list order).
“Người mẹ nộp đơn xin đưa J rời Úc. Bà ta muốn thăm mẹ của bà tại Thái Lan. Mẹ của bà bị bệnh. Mẹ của bà đã 66 tuổi. Không có bằng chứng y khoa về bệnh tình của người mẹ. Người vợ khai là bệnh tim” (The mother’s application is to take J out of Australia. She wishes to visit her mother in Thailand. Her mother is ill. Her mother is aged 66. There is no medical evidence about the mother’s condition. The wife says that it is a heart condition).
Người cha phản đối vì cho rằng: “Có sự nguy hiểm là người mẹ vĩnh viễn không trở lại Úc hoặc lưu lại thêm một thời gian, hoặc về Úc mà không đưa J về với bà ta” (There is a risk of the mother not returning to Australia either permanently or even for an extended period, or not bringing J with her).
“Trong tờ khai hữu thệ cha của J đưa ra sự quan tâm về căn nhà mà trong đó J sẽ lưu lại với bà ngọai và về tình trạng lưu thông tại Thái Lan. Tuy thế, điều phản đối chính là sự nguy hiểm về việc J không được trở lại Úc” (In his Affidavit J’s father puts concern about the house in which J will be staying with her grandmother and about traffic conditions in Thailand. Neverthe- less, the major objection is the risk of j not being returned to Australia).
Tòa đã xem xét “mức độ về sự nguy hiểm mà người mẹ ra đi sẽ không trở lại, liệu quốc gia mà người mẹ đi du hành là quốc gia đã ký kết vào Công Ước Hague về sự bắt giữ trẻ em” (the degree of risk that the departed parent will not return, whether the country of travel is a signatory to the Hague Convention on child abduction).
“Thái lan không phải là quốc gia thừa nhận Công Ước Hague. Hơn nữa, tình trạng tài chánh của các bên đương sự là không bên nào có tài sản cả. Bằng chứng của người mẹ đưa ra là bà ta tùy thuộc vào tiền của Centrelink. Người cha khai rằng ông ta bị phá sản và chỉ được miễn trừ khỏi sự phá sản mới đây. Nguồn lợi tức độc nhất là tiền an sinh xã hội” (Thailand is not a Hague Convention country. Moreover, the financial circumstances of the paties are that neither has any assets. The mother’s evidence is that she relies on Centrelink payments. The father said that he became bankrupt and has only recently discharged from bankruptcy. His only income is social security payments).
“Người mẹ đã và đang sống tại Úc từ năm 2001. Bằng chứng của bà ta là bà định sống vĩnh viễn tại Úc. Bà thấy nước Úc là nơi để cho J khôn lớn, và là nơi có cơ hội cho J” (The mother has been living in Australia since 2001. Her evidence is that she intends to stay permanently in Australia. She see Australia as the place for J to grow up, and the place where there is opportunity for J).
Tuy nhiên, tòa đã đưa ra phán quyết vô hiệu hóa tất cả các án lệnh được đưa ra trước đây liên hệ đến J và đưa ra án lệnh rằng không một bên đương sự nào được phép đưa J ra khỏi nước Úc. Đồng thời yêu cầu cảnh sát liên bang Úc phải thực hiện án lệnh này bằng cách đưa tên của J vào danh sách theo dõi tại các phi cảng và hải cảng cho đến khi có án lệnh mới.
Dựa vào phán quyết vừa trưng dẫn bà có thể thấy được rằng việc bà muốn đưa cháu về Việt Nam trong thời gian 6 tháng là điều khó có thể thực hiện được vì Việt Nam là quốc gia không thừa nhận Công Ước Hague. Hơn nữa lý do của bà không chính đáng.
Nếu bà còn thắc mắc xin điện thọai cho chúng tôi để được giải đáp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.