Hôm nay,  

Thua Me… Gỡ Bài Nào

15/09/200500:00:00(Xem: 5457)
Sau trận Katrina, Tổng thống Bush sẽ chuyển bại thành thắng. Với al-Qaeda thì chưa.
Qua cuộc nói chuyện với quốc dân từ Louisiana về vụ Katrina, Tổng thống George W. Bush bắt đầu tổng phản công, trong trận ấy, ông sẽ chỉ thắng chứ không thể bại. Còn trận kia, chống al Qaeda và mọi nhóm khủng bố nhân danh Thánh chiến, ông chưa thắng mà sau ông, có khi Hoa Kỳ sẽ bại.
Đấy mới là trách nhiệm lịch sử của Bush.

Katrina, bão chỉ một mùa
Từ khi giông bão Katrina nổi lên, ông Bush đã tuột dốc đến mực thấp nhất vì những vụng về ban đầu cho nên ông không thể nào tuột thêm được nữa. Vì Katrina đánh chỉ một lần, nên phần vụ còn lại của cả nước Mỹ, từ trên chí dưới, sẽ là tái thiết. Khi điều tra về những sơ hở vụng về đã qua, người ta sẽ thấy trách nhiệm được chia sẻ đồng đều từ dưới lên trên; nhưng khi đi vào tái thiết, bạc tiền và sáng kiến từ các cấp Hành pháp sẽ chảy từ trên xuống.
Dư luận Mỹ sẽ thấy ông Bush đi đây đi đó và đề xướng ra nhiều kế hoạch chương trình lớn nhỏ ngắn dài cho New Orleans và các vùng bị nạn. Ông sẽ thao túng diễn đàn - như đã ba lần thăm viếng vùng bị nạn trong một tuần - và chuộc lại những lầm lẫn đã qua. Dư luận bồng bột dễ xúc động sẽ sớm nguôi ngoai. Trong khi ấy, phe đối lập sẽ chỉ bắn lại những viên đạn cũ, có khi lại bắn vào nhau: ngược với đa số các lời đả kích được đưa ra từ hai tuần nay, thảm kịch Katrina không xảy ra duy nhất vì chính quyền Bush hay đảng Cộng hòa.
Vì vậy, khủng hoảng Katrina cuối cùng cũng giảm cường độ và người ta sẽ bàn cãi chuyện tái thiết, tranh cãi chuyện bạc tiền trong từng dự án chương trình để giành tối đa ngân sách cho mình, cho địa phương hay thành phần cử tri của mình. Sau khi bị khiển trách và mất điểm, ông Bush sẽ chỉ từ hòa đến thắng, và nhiều phần sẽ thắng nhờ một số dự án quy mô chỉ hoàn tất và được thực tế thử nghiệm sau khi ông mãn nhiệm.
Nhưng, vụ al-Qaeda - hay nói rộng ra, nạn khủng bố - sẽ còn ám ảnh chính quyền của ông cho đến hết nhiệm kỳ.
Gạch nối giữa hai chuyện, Katrina và al-Qaeda, là Tổng trưởng bộ Nội an Michael Chertoff.
Bộ này được Quốc hội thành lập sau vụ khủng bố 9-11 bằng cách thống hợp 22 cơ quan khác nhau, trong đó có cơ quan Cấp cứu Liên bang FEMA. Bộ này có một nhiệm vụ sinh tử là bảo vệ an ninh và cấp cứu nạn nhân nếu lãnh thổ bị khủng bố. Bây giờ, ông Tổng trưởng đang thực tế điều động cơ quan FEMA để lo việc cứu tế. Việc nội an hết là sinh tử dù mặt trận chống khủng bố vẫn còn mở rộng, kéo dài…
Bốn năm sau thảm kịch 9-11, chúng ta cần tổng kết lại thành quả và tự hỏi là ông Bush đang đi về đâu trên mặt trận ấy. Câu trả lời không làm chúng ta lạc quan.

Chủ thuyết chống khủng bố
Nói cho gọn, cách đây bốn năm, ngày 20 tháng Chín năm 2001, uy tín ông Bush lên tới đỉnh cao với lời khẳng định quyết liệt: "tôi sẽ không lùi; tôi sẽ không nghỉ; tôi sẽ không nương tay trong cuộc đấu tranh cho tự do và an ninh của dân tộc". Lúc ấy, rõ là toàn dân nhất quyết một lòng và đảng Dân chủ đành bọc xuôi theo ý dân. Kể cả ủng hộ Hành pháp trong chiến dịch Iraq.
Ngày nay, ông Bush tuyên bố: "chiến lược của chúng ta có thể tóm gọn như thế này: khi dân Iraq đứng dậy là ta sẽ rút." Chuyện chống khủng bố toàn cầu và toàn bộ "chủ thuyết Bush" ngày nay thu gọn vào hồ sơ Iraq, vào việc giúp dân Iraq tự vệ. Thế là xong.
Chúng ta cần tìm hiểu "chủ thuyết" ấy trước khi xét qua chuyện Iraq và nhìn về tương lai, trong đó có cả giấc mơ dân chủ hóa Việt Nam nhờ cái trớn của Hoa Kỳ.
Khi tranh cử, trong suốt năm 2000, ông Bush có chủ trương cổ điển của phe bảo thủ: không can thiệp vào chuyện thiên hạ, kể cả "xây dựng quốc gia" hay "phát huy dân chủ" ở xứ khác, nếu chẳng vì quyền lợi sinh tử của Mỹ. Ông còn khẳng định rằng "chúng ta nên khiêm nhượng mà đừng áp đặt giá trị của nền dân chủ Mỹ trên xứ khác."
Vụ khủng bố đã khiến ông đảo ngược lập trường, theo tinh thần "mình không lý vào chuyện thiên hạ, thiên hạ vẫn có thể kiếm chuyện với mình, vì vậy, phải ra tay trước". Nhưng, chính quyền ông chỉ khai triển và hoàn chỉnh "chủ thuyết Bush" qua nhiều bước trong hai năm, dựa trên những nguyên tắc sau đây.
Thứ nhất, cuộc chiến chống khủng bố bắt đầu nhưng không thu hẹp vào [việc diệt trừ] al-Qaeda. Cuộc chiến chỉ chấm dứt khi mọi nhóm khủng bố có khả năng hoạt động toàn cầu bị phát giác, ngăn ngừa và đánh bại. Ta tạm gọi là nguyên tắc "triệt để".
Thứ hai, kẻ thù của Mỹ trong cuộc chiến này không chỉ là mạng lưới của khủng bố quá khích mà mọi chính quyền yểm trợ các nhóm khủng bố này. Đây là nguyên tắc "toàn diện", hàm ý bạn thù phân minh, bạn của khủng bố là kẻ thù của Mỹ. Vì vậy, ngoài xứ Afghanistan có chế độ Taliban là hậu cứ của al-Qaeda còn một chuỗi dài các nước (theo quan điểm của bộ Ngoại giao) chứa chấp hay trợ giúp khủng bố, như Iraq, Iran, Syria, Libya, Sudan, Bắc Hàn và Cuba. Trong số này, ba nước bị ông Bush nêu đích danh trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang hồi tháng Giêng năm 2002 về "trục tội ác": Iraq, Iran và Bắc Hàn.
Cũng trong bài diễn văn ấy, ông Bush nêu ra nguyên tắc thứ ba: "tiên hạ thủ.”. Mỹ không đợi hiểm nguy tích tụ mà sẽ đánh phủ đầu - dù phải ra tay một mình cũng đành. Trong bài diễn văn tháng Sáu năm 2002 đọc tại trường Võ bị West Point, ông khai triển nguyên tắc ấy: "không thể can ngăn, vây bủa hay thương thảo với các chế độ bạo ngược đang bảo trợ khủng bố. Không tin họ được mà phải tấn công và phá vỡ kế hoạch của họ."
Nguyên tắc thứ tư là một khái niệm đạo đức và rốt ráo nhất: ông so sánh giá trị của nền dân chủ Mỹ với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan của quân khủng bố và lồng trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo một giá trị luân lý: "Hoa Kỳ luôn luôn bảo vệ những đòi hỏi bất khả tương nhượng của nhân phẩm con người. Đó là pháp quyền, việc giới hạn quyền lực của nhà nước, nữ quyền, quyền tư hữu, quyền tự do ngôn luận, quyền bình đẳng trước pháp luật và sự bao dung về tín ngưỡng." Như vậy, từ chuyện chống khủng bố, ông Bush tiến đến phát huy dân chủ và quyền dân, một nguyên tắc ông khai triển và nhấn mạnh kể từ cuối năm 2003 trở đi và cho áp dụng tại rất nhiều nơi, dù chẳng liên hệ gì đến khủng bố.
Chủ thuyết Bush vì vậy gồm hai vế, văn và võ. Về mặt võ lực, sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ sẽ khuất phục khủng bố toàn cầu và các chế độ bảo trợ khủng bố. Về mặt văn trị, Hoa Kỳ sẽ giúp các nước phát huy dân chủ, vì tự do và dân chủ của các nước là một điều kiện cần thiết để khủng bố không bành trướng được.
Trong hai vế văn võ ấy, võ là chính và cấp bách, văn là cần thiết, lâu dài, là mục tiêu trung gian của mục tiêu chính là diệt trừ khủng bố Hồi giáo.
Lúc ấy, cả nước Mỹ đã ủng hộ Bush (tỷ lệ tín nhiệm lên tới 80% trong suốt nửa năm sau vụ 9-11 và ở trên đỉnh 60-70% cho đến cuối năm 2002. Lúc ấy, tương tự như Thủ tướng Churchill của Anh trong thời chiến, nếu Tổng thống Bush có kêu gọi hy sinh và quyết tâm, mọi người đều nức lòng đáp ứng. Lúc ấy, nếu ông có yêu cầu tăng chi ngân sách quốc phòng, kêu gọi động viên và tăng lương cho lính, theo kiểu "tất cả cho tiền tuyến", mọi người tất sẽ đồng ý. Lúc ấy là cuối năm 2001 cho đến suốt năm 2002.
Nhưng, ông Bush không là Churchill và nước Mỹ không là nước Anh.
Ông trấn an và khuyến dụ dân Mỹ tiếp tục duy trì đời sống cũ "vì trong vài tháng vài năm, nước Mỹ sẽ trở lại như cũ." Các chính trị gia lập tức trở lại nếp cũ, là đấu tranh chính trị và tìm màn hốt phiếu. Nước Mỹ bỏ rơi giấc mơ vĩ đại của Tổng thống Bush vì tổng thống Bush không nhìn ra kích thước lịch sử của vấn đề. Ngân sách quốc phòng của Mỹ trong một cuộc chiến toàn diện, trường kỳ và muôn mặt chống khủng bố toàn cầu vẫn chỉ là ngân sách thời bình, bằng 3,3% tổng sản lượng, so với gần 40% vào thời Roosevelt trong Thế chiến II!
Sau chiến dịch Afghanistan, mặt trận chống khủng bố toàn cầu bước qua chiến dịch Iraq. Và nay đang có chiều kết thúc tại đấy. Có hòa là mừng!
Trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang (cuối tháng Giêng năm 2002), ông Bush nhắn gửi kẻ thù: "sẽ không thoát khỏi công lý của Hoa Kỳ". Ông có sự hùng hồn của Churchill. Trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang năm 2005, ông trấn an dân Mỹ: "chúng ta đã lập ra một bộ mới để bảo vệ an ninh nội địa chống khủng bố". Đó là bộ Nội an đang bận cứu trợ bão lụt và bị tấn công không từ quân khủng bố mà từ cánh tả của đảng Dân chủ và phe phản chiến.
Bi đát hơn thế, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Hoa Kỳ nay tùy thuộc vào khả năng tự vệ của dân Iraq. Ông Bush tiếp tục trấn an, rằng "khi dân Iraq tự bảo vệ được mình thì Mỹ sẽ rút, không ở lại thêm một ngày." Con voi Thánh chiến nay chỉ là con chuột Iraq"
Tại sao lại kỳ lạ như vậy"

Kiểm điểm thành tích
Chính quyền Bush không thua quân khủng bố và cũng chẳng thua tại Iraq. Nhưng chưa thắng và càng chưa đạt được mục tiêu căn bản là diệt trừ mầm mống khủng bố như ông Bush hứa hẹn lúc ban đầu. Thế thì thắng bại ra sao"


Làm sao tính sổ thắng bại trong bốn năm qua khi ta không định nghĩa cuộc chiến và mục tiêu của Hoa Kỳ" Mà làm sao định nghĩa khi chính ông Bush và ban tham mưu của ông vẫn còn mù mờ, hoặc chưa giải thích được cho rõ ràng"
Bây giờ, hãy kiểm lại từ đầu nguyên ủy của mọi chuyện:
Từ 1992, các nhóm Hồi giáo cực đoan nhất đã suy luận rằng Hoa Kỳ khiếp nhược sẽ thất bại như Liên xô đã thất bại nếu bị tấn công bằng đòn khủng bố. Khủng bố chỉ là phương pháp hay phương tiện, chứ mục tiêu là giải giới Hoa Kỳ, để thế giới ngoài nước Mỹ là đất tung hoành của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, nhân danh "Thánh chiến" mà tiệu diệt tất cả những gì "ngoại đạo" nhằm lập một vương quốc Hồi giáo, cai trị theo giáo luật thủ cựu nhất của đạo Hồi.
Vì nước Mỹ mê ngủ và tìm cách thỏa hiệp theo đường lối ngoại giao cố hữu, al-Qaeda thắng thế và giáng đòn sinh tử vào xã hội Mỹ là vụ 9-11. Kể từ đấy, al-Qaeda tấn công thêm hàng loạt mục tiêu khác, tại Âu châu và trong các nước Hồi giáo, nhưng không tại Hoa Kỳ.
Một tháng sau vụ 9-11, Mỹ vào Afghanistan, lật đổ chế độ Taliban trong một cuộc chiến chớp nhoáng và triệt hạ một số cán bộ al-Qaeda nhưng chưa bắt được hai lãnh tụ là Osama bin Laden và Ayman al-Zawahiri. Trong khi ấy, tàn dư của Taliban đang gom quân và mở lại các cuộc đột kích vào chính quyền Kabul do Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc thành lập.
Sau một năm chuẩn bị, tháng Ba năm 2003, Hoa Kỳ mở chiến dịch Iraq, trình bày như một phần của trận tuyến toàn cầu chống khủng bố.
Tại đây, Mỹ đã lật đổ chế độ Saddam Hussein trong chớp nhoáng, nhưng lại phải đối đầu với một hình thái chiến tranh mới, kết hợp khủng bố và phá hoại xuất phát từ các sắc tộc Shia và Sunni - và trong vùng sinh hoạt của dân Sunni thì xuất phát từ xu hướng dân tộc chống Mỹ, tàn dư của chế độ Saddam và từ các tay đặc công ngoại nhập nằm dưới sự chỉ huy của Abu Musab al-Zarqawi (thủ lãnh địa phương và lãnh tụ tân tuyển của al-Qaeda).
Bốn năm sau vụ 9-11, al-Qaeda không đạt mục tiêu chiến lược là gây ra phong trào nổi dậy trong thế giới Hồi giáo để giải trừ mọi ảnh hưởng của Tây phương hay bất cứ giá trị nào ngoài Hồi giáo. Ngược lại, đa số các nước Hồi giáo lại hợp tác với Hoa Kỳ.
Trong khi ấy, al-Qaea chỉ hù dọa chứ chưa thấy ra đòn lần nữa tại Hoa Kỳ.
Trên đây là một tóm lược khách quan về sự thể bốn năm sau, một sự thể có thể gọi là "bất phân thắng bại" vì al-Qaeda chưa bị diệt, Thánh chiến vẫn còn nhưng nước Mỹ chưa bị tấn công. Như vậy, khó nói là nước Mỹ bị thua. Tuy nhiên, dù al-Qaeda không thể ra tay tại Mỵ, đòn tấn công duy nhất nước Mỹ đang bị và liên hệ đến khủng bố Hồi giáo là cuộc tranh luận trong nội bộ về thành quả chống khủng bố!
Trong cuộc tranh luận, ồn ào nhất là chuyện Iraq, khiến chính quyền Bush phải trấn an, rằng khi nào dân Iraq tự vệ được là Mỹ sẽ rút quân. Thế còn cuộc chiến chống Thánh chiến" Còn mặt trận phát huy dân chủ toàn cầu" Vì sao Thánh chiến lại liên hệ đến bản Hiến pháp Iraq"

Từ Thánh chiến tới Iraq
Từ đầu, ta có một vấn đề lý luận và chính quyền Bush gặp vấn đề vì không trình bày được lý luận ấy cho rõ ràng mà lòng vòng trong những giải thích bất nhất, trước sự hoài nghi - thậm chí xuyên tạc- của phe đối lập, của rất nhiều lãnh tụ Dân chủ
Trước hết, bỏ bên ngoài đề mục al-Qaeda thì ngay từ đầu, từ thời Tổng thống Clinton, tất cả các lãnh tụ Dân chủ và Cộng hoà đều muốn lật đổ chế độ Saddam Hussein. Sau này, nhiều nhân vật Dân chủ (không phải tất cả) đã lật lọng, theo truyền thống của họ, khi thấy chuyện ấy hết ăn khách và xoay ra đả kích chính quyền Bush. Những người còn kiên định với lập trường chủ chiến nguyên thủy đang là thiểu số, như Nghị sĩ Joe Lieberman hay Hillary Clinton.
Từ 1998, hầu hết các quốc gia trên thế giới - kể cả Pháp - và các lãnh tụ Dân chủ - từ Tổng thống Clinton đến Al Gore hay John Kerry và Ngoại trưởng Albright, v.v… - đều tin là chế độ Saddam Hussein có kế hoạch chế tạo / và có ý muốn sử dụng / võ khí tàn sát. Đảng Dân chủ khi ấy còn vận động bỏ tiền lật đổ chế độ Baghdad vì sự an toàn của nước Mỹ: nghị quyết do hai Nghị sĩ Joe Lieberman và John McCain bảo trợ được Thượng viện thông qua với đa số tuyệt tuyệt đối là 98 trên 100 phiếu để tung ra ngân khoản 100 triệu nhằm lật đổ Saddam.
Thế rồi, y như trong chiến tranh Việt Nam, đảng Dân chủ đã đổi ý xoay chiều và nay nhường diễn đàn cho phe phản chiến. Họ đả kích chính quyền Bush đã gây chiến vì một mớ lý do hỗn độn như 1) Bush hiếu sát và chủ chiến, 2) Bush muốn kiểm soát kho dầu Trung Đông (lý luận khôi hài và phản kinh tế mà vẫn được nhiều người tin), 3) Bush muốn trả thù cho thân phụ vì Saddam Hussein tính mưu sát ông Bush cha, 4) Bush muốn khuynh đảo toàn vùng Trung Đông trong một chiến lược trường kỳ sau thời Chiến tranh lạnh, 5) muốn nhân danh chiến tranh mà thu hẹp quyền tự do công dân với đạo luật Patriot Act, v.v…
Kết luận đầu tiên ở đây là "đừng nên tin chính khách Mỹ". Với họ, mọi chuyện đúng sai chỉ được một mùa. Ai dại mà theo thì không bỏ mạng cũng bị bỏ rơi giữa dòng. Nước Mỹ không được thế giới tín nhiệm vì những tráo trở lập trường như vậy.
Nhưng, điều ấy vẫn chưa giải thích được chuyện Iraq.
Chúng ta trở lại "chủ thuyết Bush". Tại Iraq, chính quyền Bush có thể muốn đánh phủ đầu một chế dộ Hồi giáo chống Mỹ gay gắt nhất mà cũng bị thế giới kết án nặng nhất, nằm trong vùng nhiễu nhương nhất của thế giới Hồi giáo, nhằm chứng minh cho khối Hồi giáo biết quyết tâm của mình, hầu không nước nào tiếp tục chấp nhận, chứa chấp hay yểm trợ al Qaeda. Nói cho đơn giản thì đây là kế "giết gà dọa khỉ", trong kế hoạch toàn cầu chống chủ nghĩa Hồi giáo quá khích.
Điều rắc rối là chính quyền Bush không thể giải thích lý do một cách phũ phàng hay sỗ sàng như vậy cũng như không minh định nổi thực chất của cuộc chiến tại Iraq là "chống Thánh chiến Hồi giáo" và điều bất ngờ là chính quyền Bush không thể vào thật sâu rút thật nhanh sau khi hoàn tất nhiệm vụ quân sự là lật đổ chế độ Saddam Hussein.
Hoa Kỳ thất bại về tình báo khi không chặn trước vụ 9-11, điều đáng trách, đáng tiếc nhưng thực ra không đáng ngạc nhiên. Hoa Kỳ cũng thất bại về tình báo khi chẳng tìm ra dấu vết của võ khí tàn sát tại Iraq, điều đáng tiếc nhưng không đáng trách vì cả thế giới đều bị lầm như vậy. Điều đáng trách của chính quyền Bush là trong cả chục lý do tham chiến tại Iraq lại chọn lý do võ khí tàn sát và làm thế giới hoài nghi. Đáng trách hơn nữa là một thất bại còn lớn lao hơn về tình báo: không dự đoán được mức độ phản ứng của các lực lượng chống Mỹ.
Và nguyên tắc thứ tư của chủ thuyết Bush, "phát huy dân chủ để giải trừ khủng bố" dẫn đến việc ông Bush ngần ngại và chống đối từ đầu, từ khi còn tranh cử năm 2000, đó là giúp một xứ khác "xây dựng dân chủ".
Bây giờ, kết quả của toàn bộ cuộc chiến chống Thánh chiến thu gọn vào việc xây dựng dân chủ tại Iraq, trước đấy là phải bình định xứ này. Ngày nào bình định xong, ngày đó lính Mỹ sẽ rút về. Thế còn trận chiến chống khủng bố, chống Thánh chiến toàn cầu"
Ông Bush đã lỡ cơ hội lịch sử để huy động toàn dân vào cuộc chiến, trong khi dân Mỹ vẫn đơn giản quan niệm rằng nước Mỹ không ở trong thời chiến, vì chưa chính thức khai chiến với bất cứ quốc gia nào. Họ không hiểu gì về hình thái chiến tranh bất cân xứng ngày nay, giữa một quốc gia có chính quyền với một phong trào đa quốc, phi quốc gia, nhưng có khả năng hành động toàn cầu và không chấp nhận những quy ước văn minh thông thường giữa các nước với nhau. Họ không ý thức được thực trạng là nước Mỹ đang ở trong thời chiến, và không hiểu được mục tiêu và kẻ thù của Mỹ trong trận chiến này. Truyền thông và chính khách Mỹ có lỗi về sự mù mờ của dân chúng, nhưng chính quyền Bush không thể là vô can vô tội.
Khi người dân không được giải thích rõ, đối lập thì chỉ tìm cơ hội xuyên tạc, chính quyền Bush đành mong phủi tay tại Iraq. Ông Bush có thể thành công để triệt thoái dần khỏi Iraq từ nay cho đến ngày mãn nhiệm, vào tháng Giêng năm 2006. Đó là tinh thần của câu "khi dân Iraq đứng dậy là ta sẽ rút!" Ông có cái thế huy động toàn dân, có viễn kiến mà lại thiếu dứt khoát, trước tiên là với các chế độ yểm trợ khủng bố vây quanh Iraq như Syria, Iran. Bị đối lập tấn công, ông chuẩn bị kế hoạch của Nixon thời xưa là "Việt Nam hóa" chiến tranh, bằng cách "Iraq hóa" chế độ và an ninh Iraq. Còn chuyện "chống khủng bố"" Đành chờ kiếp sau.
Tổng kết lại, Hoa Kỳ không thất bại nhưng chưa thành công trong trận chiến chống khủng bố. Sau khi ông Bush hoàn tất hai nhiệm kỳ, khủng bố vẫn có thể ra tay. Nghĩa là nước Mỹ chưa hết họa mà dân Mỹ lại không biết.
Bốn năm sau vụ khủng bố, Hoa Kỳ trở lại thói quen đánh trống bỏ dùi và chính quyền Bush có phần trách nhiệm trong vụ buông bỏ ấy. Những ai thầm mong là việc phát huy dân chủ của Mỹ sẽ góp phần dân chủ hóa Việt Nam có thể lại lạc quan quá đáng. Họ cần tỉnh giấc mơ khi thấy lãnh đạo và dân Mỹ còn mơ hồ bất nhất về một chuyện sinh tử của nước Mỹ là cuộc chiến chống khủng bố.
Huống hồ dân chủ cho Việt Nam!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.