Hôm nay,  

Tìm Cái Hữu Lý Trong Cái Phi Lý

28/01/200700:00:00(Xem: 5661)

Tìm Cái Hữu Lý Trong Cái Phi Lý

(Lời người viết: Bài viết nầy đúc kết lại cái nhìn của một số nhà khoa học phương Tây về những thủ đoạn của một số người chuyên bán ảo tưởng, để mong gạt gẫm bệnh nhân hầu trục lợi. Người ta gọi đó là những lang  băm. NTC)

Phàm ở đời không ai mà không sợ chết, ngoại trừ các vị chân tu, những kẻ phi thường, những người mang bệnh trầm kha chỉ nằm một chỗ, hoặc những người bất bình thường hay những người mang tâm trạng chán đời cực độ… Mặc dù ngày nay, Tây y đã có những bước tiến vượt bực trong lãnh vực y học, nhưng trong thực tế vẫn còn có nhiều giới hạn. Phía Đông Y và y học cổ truyền là những ngành y học chân chính, tuy cách chẩn đoán và cách tiếp cận một căn bệnh có khác hơn Tây y, nhưng Đông y đôi khi cũng đành phải bó tay trước một số bệnh tật ngặt nghèo.

Trước tình thế tuyệt vọng thập tử nhất sanh nầy, bệnh nhân thường hay bám vào bất cứ điều gì có thể đem lại cho họ niềm hy vọng chữa khỏi được bệnh tật…Đó có thể là những lời cầu nguyện, lễ bái, cúng kiến, thỉnh bùa ngãi chạy đôn chạy đáo thăm hỏi bà con xa gần, bạn bè khắp nơi xem coi ai có biết thầy giỏi thuốc hay để nhờ chữa trị, v.v...

Xã hội kém phát triển, con người càng dễ mê tín dị đoan! Trình độ giáo dục của mỗi người cũng quyết định phần nào cách suy nghĩ của họ… Các quốc gia văn minh công nghiệp cũng không thoát khỏi hiện tượng mê tín dị đoan, tuy nhiên nó ở một tầm mức ít hơn so với các quốc gia đang phát triển. Lợi dụng tâm lý sợ chết, còn nước còn tát… nhiều con buôn, lang băm, pháp sư và kể cả một số nhà khoa học khoa bảng thiếu lương tâm chụp lấy thời cơ, mê hoặc và hứa hẹn đủ điều để bệnh nhân nuôi hy vọng hầu trục lợi.

Đúng là họ đã áp dụng phương châm đầu tiên (tiền đâu). Các cách chữa trị của họ có thể là những loại thuốc gia truyền bí hiểm, những thuốc “tiên”, thuốc “thánh” hoặc chẳng cần thuốc men gì cả mà chỉ nhờ sự trợ giúp của âm binh, của Cô lên Bà xuống, hay Thầy làm một cái gì đó như...vẽ bùa, bóp nắn, hay sờ mó…Đôi khi Thầy bảo bệnh nhân mỗi ngày phải làm một động tác nào đó …sau vài ba tháng thì cam đoan bệnh sẽ hết còn nếu không hết thì cũng sẽ biết liền. Thường nhất là Thầy cho bệnh nhân uống một thứ thuốc, một loại nước hay một loại thuốc lá cây nào đó. Điều đặc biệt là ít khi Thầy chịu tiết lộ đó là thuốc gì, nước gì, cây gì! Có khi Thầy trổ tài ảo thuật như David Copperfield úm ba la, lăn hột gà trên bụng bệnh nhân để... đem nọc độc ra ngoài, lăn đất sét trên vết chó cắn để tìm chính xác lông con chó đã cắn bệnh nhân, v.v…

Đôi khi Thầy còn tuyệt chiêu hơn nữa, như trường hợp tại một vài nơi ở vùng Đông nam Á, Phi luật Tân và Brazil, Thầy chỉ dùng tay không để giải phẫu móc khối u cancer(") hoặc móc đồ vật từ trong bụng con bệnh ra. Cách chữa trị càng có vẻ bí hiểm huyền bí, càng lạ thường thì càng dễ ăn tiền! Nguy hiểm nhất là khi lang băm biểu bệnh nhân phải lập tức ngưng ngay việc sử dụng thuốc Tây, chẳng hạn như xạ trị, hóa trị, hoặc các loại thuốc đặc trị các bệnh cao áp huyết, cholesterol cao và thuốc làm hạ đường huyết.

Một số “tuyệt chiêu” mà lang băm thường hay sử dụng.

Tôi thật sự quan tâm đến bạn! (We really care about you!)

Dù lang băm có xài thuốc dỏm đi nữa, nhưng câu nầy cũng vẫn có tác động tâm lý rất mạnh mẽ, giúp bệnh nhân phấn khởi lên tinh thần ngay lập tức. Bệnh nhân nghe được câu nầy thì mát bụng là cái chắc.

Tôi trị bệnh một cách toàn diện (We treat the whole patient)

Câu nầy thật sự cũng không có gì sai trái lắm. Một bác sĩ giỏi, có lương tâm đều phải biết lắng nghe và tìm hiểu cách sống cũng như trạng thái tâm lý và suy tư của bệnh nhân. Một thầy nào mà liệt kê mình chuyên trị bệnh nhân một cách toàn diện (holistic) thì có thể là ông ta đã lạm dụng danh từ để quảng cáo mà thôi. Trên thực tế, ít có nhà chuyên môn nào mà trị bệnh nhân được một cách toàn diện hết!

Không có phản ứng phụ (No side effects)

Phương pháp ngoại khoa (alternative) thường được họ ca tụng là rất an toàn và không có phản ứng phụ nào hết. Thầy nói là thuốc của Thầy là thuốc lá cây, thuốc thiên nhiên nên hoàn toàn vô hại. Thực tế cho biết đôi khi không đúng như vậy. Thầy còn đi xa hơn bằng cách kết tội thuốc Tây là đồ hóa học, là nóng, không phù hợp, v.v…

Tôi trị tận gốc căn bệnh (We attack the cause of disease)

Lang băm cho rằng họ không những chỉ trị tận gốc mà họ cũng còn chú tâm ngăn ngừa sự tái phát lại của căn bệnh nữa. Câu nầy sai. Bệnh là sự kết tinh của nhiều yếu tố, bên trong lẫn bên ngoài. Trong các yếu tố nầy, một số đã được khoa học xác định nhưng cũng có thể còn một số yếu tố khác thì chưa ai biết được gì hết.

Tôi chuyên trị những bệnh nào mà y khoa đã bó tay chạy mặt (We treat medicine’s failures)

Thầy thường hay tự mình quảng cáo một cách thái quá như khi Thầy nói có Ông X bị bệnh gì đó từ nhiều năm, đã được theo dõi và chữa trị bởi rất nhiều bác sĩ specialist nhưng vẫn không khỏi, nhưng sau cùng thì may mắn gặp được Thầy chữa chỉ trong vòng một thời gian ngắn ngủi là hết bệnh liền! Quảng cáo kiểu nầy là sái với y lý bên y khoa.

Thường tình thì bệnh nhân chuyển qua giải pháp trị liệu ngoại khoa vì họ không được hài lòng về cách hành sự và tài nghệ của các bác sĩ. Bệnh nhân thường than phiền và trách móc rằng các bác sĩ quá vô tư, thiếu sự cảm thông, ít quan tâm lo lắng đến nỗi thống khổ của con bệnh.

Đó là chưa kể đến một số người chỉ biết tin tưởng vào cách trị liệu ngoại khoa mà thôi. Những gì dính dáng với khoa học đều bị họ đả phá hết. Cái khôn khéo của lang băm là họ biết khai thác tình trạng tuyệt vọng của bệnh nhân.

Bạn phải có cách suy nghĩ tích cực (Think positive!)

Lang băm nói rằng các phương pháp của họ sẽ giúp tinh thần bệnh nhân chuyển biến và tác động thuận lợi giúp bệnh nhân chóng bình phục. Đây là ý niệm tác động hổ tương giữa thân/tâm/trí (mind over matter- mind/body interaction). Gần đây các nhà khoa học cũng nhìn nhận có thể có ảnh hưởng của tác động tâm trí trên thể xác trong sự bình phục. Những người lạc quan và những người có đức tin mạnh mẽ vào một tôn giáo thường bình phục rất mau sau một cuộc giải phẫu hay sau một cơn bệnh nặng.

Chạy theo số đông người (Jump on the bandwagon)

Lang băm cho rằng phương pháp của họ rất phổ thông và được rất đông quần chúng áp dụng. Họ trưng ra vô số quảng cáo, kể cả các thơ cám ơn của bệnh nhân đã hài lòng (") và họ cũng đưa ra rất nhiều số liệu thống kê (không chắc là đúng) để làm bằng chứng. Họ khuyên người bệnh hãy theo phương pháp trị liệu của đa số, vì nếu không hữu hiệu thì tại sao lại có nhiều người theo"

Thời gian là bằng chứng - Đã được áp dụng từ cả ngàn năm nay rồi! (Time tested/Used for centuries)

Đây là lối quảng cáo thường được họ áp dụng. Đôi khi họ còn quả quyết là món thuốc nầy cũng như phương cách điều chế nầy đều đã được lưu truyền từ lâu đời rồi. Nói tóm lại, đây là thuốc gia truyền, là “ thuốc tiên” và rất linh nghiệm.

Đã được rất nhiều khảo cứu khoa học nhìn nhận (Backed by scientific studies)

Để quảng cáo, họ thường liệt kê vô số công trình khảo cứu khoa học để hỗ trợ món thuốc. Tuy nhiên, trên thực tế các công trình khoa học trên rất khó mà tìm thấy, diễn giải lệch lạc, không còn thời gian tính, đôi khi là láo khoét không có thật hoặc đó là những khảo cứu sơ sài không đáng tin cậy được về mặt khoa học.

Hiện đang còn trong vòng nghiên cứu (Studies are underway)

Nếu họ không trưng ra được các công trình nghiên cứu để minh chứng sự hữu hiệu của món thuốc, thì họ lại nói là nó đang còn trong vòng khảo cứu và thí nghiệm gì đó… Họ diện dẫn là nếu món thuốc không hay thì tại sao người ta chịu khó bỏ công sức ra để nghiên cứu như vậy… Nếu kết quả thí nghiệm không được như ý muốn, thì họ đổ lỗi là tại vì phương cách thí nghiệm còn sơ sót ở chỗ nào đó.

Bạn phải biết lo cho sức khỏe của bạn chớ! (Take charge of your health!)

Có lẽ đây là câu nói ăn tiền nhất… Bệnh nhân thấy rất mát ruột và có cảm tưởng là chính họ thật sự đang tự quyết định và nắm lấy cuộc đời của họ trong tay… Có ai mà không thích mình được đề cao kiểu nầy. Sau đó thì lang băm tha hồ mà đề nghị các cách trị liệu theo kiểu của họ.

Bạn hãy tự suy nghĩ kỹ lại đi! (Think for yourself)

Lang băm khuyên bệnh nhân chối từ đừng tin vào các bằng chứng khoa học thật sự (vì lang băm làm sao mà thực hiện được) và hãy tự mình lắng nghe những cảm giác của mình. Lẽ đương nhiên là nếu sau khi uống “thuốc” hoặc được Thầy chữa trị bằng cách nào đó mà bệnh nhân cảm thấy hơi đỡ một chút thì liền tin tưởng ở tài nghệ của Thầy ngay lập tức. Chúng ta nên biết rằng có một số bệnh tật cũng có thể tự nhiên khỏi (self limiting) sau một thời gian nào đó nghĩa là bệnh có thể biến đổi ngày này qua ngày khác và bệnh nhân có cảm giác rằng bệnh đã bớt đi kể cả các bệnh nan y.

Bạn có bị thua thiệt gì đâu" (What have you got to lose")

Lang băm cho rằng phương cách trị liệu và thuốc men của họ rất an toàn, không có gì hại hết, không nóng, không độc (") như ba cái món thuốc Tây. Vậy thì có gì nguy hiểm đâu mà bạn lại phải sợ mà không dám thử" Bạn có mất mát gì đâu" Chỉ có lợi không hà!

Phải chi bạn đến sớm hơn một tí xíu! (If only you had come earlier)

Câu nầy được phán ra khi cách trị liệu của lang băm thất bại. Đây là lời bào chữa của lang băm. Tại cái số, tại cái nghiệp chăng"

Khoa học đâu có câu trả lời cho tất cả mọi bệnh tật! (Science doesn’t have all the answers)

Thâm ý của lang băm là muốn bệnh nhân thử các phương pháp trị liệu khác, may ra có thể chữa được bệnh. Khi khoa học không thể chữa khỏi, thì lẽ đương nhiên bệnh nhân bắt buộc phải ngã theo những phương cách khác may ra…

Tay trong tay chúng ta cùng làm việc với nhau  (Let’s work together)

Với mánh nầy, lang băm xuất hiện như một người tốt bụng, thật sự quan tâm đến bệnh nhân.

Chúng tôi không có đủ khả năng tài chính để làm khảo cứu (We have no money for research)

Để tự bào chữa, lang băm diện dẫn lý do là họ thiếu tài chính cũng như các công ty dược phẩm cũng không quan tâm và không sẵn sàng giúp họ trong việc tài trợ các khảo cứu.

Tự do về sự lựa chọn cách chữa trị (health freedom)

Lang băm thường diễn dẫn câu nầy và nói rằng bệnh nhân có toàn quyền và tự do lựa chọn phương pháp trị liệu nào mà họ thích… Thật sự ra bệnh nhân thay đổi phương pháp chữa trị vì họ bị lang băm gạt gẫm hứa hẹn đủ điều mà thôi.

Tôi rất bận rộn lo việc chữa trị cho bệnh nhân (I’m too busy getting sick people well)

Lang băm diện dẫn câu trên như lý do tại sao họ không màng về việc đăng tải các kết quả trị liệu của họ trong các tạp chí khoa học. Câu trả lời thật sự là bởi vì lang băm không có ghi nhận vào sổ sách tất cả các kết quả trị liệu của họ.

Kết luận

Đối mặt với một căn bệnh ngặt nghèo, bệnh nhân cần và có quyền được xin tham khảo với một vài nhà chuyên môn khác để có thêm ý kiến của họ. Ý kiến thứ hai (second opinion) là điều rất cần thiết.

Tận nhân lực rồi mới tri thiên mạng, và nên nhớ rằng sinh lão bệnh tử là một quy luật của tạo hóa, một thực tế mà không một ai có thể thoát ra khỏi được hết./.

 Khoa học vô lương tâm chỉ là băng hoại tâm hồn. (Science sans Conscience n’est que ruine de l’Âme. Rabelais)./.

Tài liệu tham khảo:

- Stephen Barrett, M.D. & Vitor Herbert,MD., J.D. More Ploys That May Fool You.

- Stephen Barrett, M.D. Ten Ways To Avoid Being Quacked.

- Journal de Montreal, 8/8/2006. Seung Heun Lee, Docteur ou charlatan"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng những ly rượu, ly bia mà họ thường uống cùng bạn bè, hoặc để thư giãn trong “giờ nhậu của mẹ” (wine mom moment, một số bà mẹ thích nhâm nhi vài ly rượu hoặc lon bia để thư giãn sau khi bận rộn chăm sóc con cái và gia đình) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy điều này có vẻ không vui, nhưng lại là sự thật: Rượu, bia thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Cảm giác từ việc bẻ các khớp ngón tay cho kêu rôm rốp có thể rất khác nhau tùy theo từng người. Có người thấy rất ‘đã,’ thậm chí là bị ghiền, cũng có người thấy khó chịu hoặc sợ hãi. Dù việc bẻ khớp thường được nhiều người coi là một thói quen không tốt, nhưng nếu có thể hiểu được cơ chế hoạt động đằng sau việc bẻ khớp, ta sẽ hiểu tại sao lại có nhiều người ‘ghiền’ đến vậy.
Cael là một thiếu niên 15 tuổi bình thường – cho đến khi cậu được phát hiện có cột sống bị cong vẹo bất thường. “Em cảm thấy mình giống như Thằng Gù ở Nhà thờ Đức Bà vậy đó,” Cael nói với CBC News, nhớ lại quãng thời gian hai năm chờ đợi để được phẫu thuật cột sống, đầy cảm xúc và khốc liệt, và trong thời gian đó, đường cong cột sống của cậu đã phát triển lên tới 108 độ.
Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học ở Bồ Đào Nha, công việc đầu tiên của Ricardo Da Costa là vận động viên ba môn phối hợp (triathlete) chuyên nghiệp – bao gồm bơi lội, đạp xe, và điền kinh. Trong quá trình tham gia các cuộc thi, một trong những vấn đề lớn nhất mà anh và các vận động viên khác phải đối mặt là các vấn đề về tiêu hóa, nhưng không có ai để tâm hoặc tìm cách giải quyết vấn đề này.
Aspirin nổi tiếng với khả năng giảm đau từ các cơn đau cơ và đau đầu; giúp giảm sốt; và liều lượng thấp có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu gây đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng Aspirin cũng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.