Đã gần nửa đời người mang kiếp sống lưu vong. Những tâm trạng nơi đất khách hoang mang, vất vả, làm lại từ đầu, từ học hành, làm việc, tự sinh sống….. đến nay cũng đã có chút thành tựu. Nhưng khi ra đi là mong muốn đem lại cho đất nước Việt Nam một chút gì tươi sáng hơn… thì chưa làm được ! Cũng vẫn là những chuỗi ngày dài dưới cộng sản độc quyền, tham nhũng, bất công … !!!
Người Việt Nam tranh đấu đã tốn rất nhiều công sức để kết hợp tranh đấu, nhưng vẫn không thành công, mà ngày càng tệ hại hơn. Đó chính là thiếu Chất Men Tổng Hợp của bộ phận lãnh đạo để có thể trù liệu và sắp xếp các kế hoạch đấu tranh… (1). Tại sao nói thiếu chất men tổng hợp " Tại vì:
1. Thiếu hài hòa uyển chuyển của bộ phận lãnh đạo, nhất là lãnh đạo người Việt Nam để chống lại người Việt Nam.
Lúc chính quyền miền Nam Việt Nam còn trong tay, binh hùng tướng mạnh, các tư tưởng, đảng phái, tổ chức được hưởng dân chủ và tự do sử dụng quyền hạn của mình. Nhưng cuối cùng vẫn phải thua trước cộng sản miền Bắc !!! Tại sao thua " Tại vì chiến thắng không thể đến với người chỉ biết thủ, mà không biết công… !!!
Người Việt Nam ngày nay nhất quyết tranh đấu cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam, cương quyết nhìn thẳng vào tương lai để hoạch định cho bước tiến lên. Quá khứ chỉ là những bài học kinh nghiệm, những sự thành bại tốt xấu để sau này lịch sử sẽ đánh giá. Trong hiện tại và tương lai, sự quyết tâm của tất cả người Việt Nam là biện pháp được đánh giá cao nhất.
Muốn đưa thuyền đến đích, người cầm lái phải biết tùy theo dòng nước mà lách cho khéo, nghĩa là phải nắm vững tùy thời linh hoạt (2). Do đó cần nhất là hài hòa, phối hợp uyển chuyển được các bộ phận từ quá khích đến ôn hòa. Đây là điểm duy nhất được đòi hỏi từ những người lãnh đạo, phối hợp và điều hành. Không biết phối hợp và điều hành hài hòa, thì sẽ không thể làm bất cứ việc gì lớn lao trong cuộc tranh đấu này, nếu không nói là bị đổ vỡ nửa chừng.
Công cuộc đấu tranh này có tính chất quan trọng nhất, vì lẽ kẻ đối đầu với người Việt Nam lại cũng chính là người Việt Nam. Đấu tranh không có biên giới, mà chỉ ai có và lấy được niềm tin vào chính nghĩa của người Việt Nam ở trong và ngoài nước, được nhân dân hòa quyện giúp đỡ, được quốc tế hỗ trợ, can thiệp mạnh, và nhất là chính toàn dân Việt Nam phải cương quyết tiến tới đích… thì có thể đạt tới mục tiêu. Nếu không có ít nhất những yếu tố chính yếu đó, thì sự thất bại gần như không sao tránh khỏi …
2. Thiếu ý thức hợp đoàn trên tinh thần tổng hợp các lực lượng dân tộc, mà trong đó dân tộc Việt là chính yếu.
Người Việt Nam ở hải ngoại đã có rất nhiều hội đoàn, đảng phái, tổ chức,… nhưng cũng đã từ lâu trống đánh xuôi kèn thổi ngược… Nếu không nói là có những sự chỉ trích, chống báng xảy ra thường xuyên giữa các tổ chức này đối với tổ chức khác. Có thể đó là một trong các hệ quả tất yếu của sự không thể ngồi lại được của các tổ chức người Việt Nam ở hải ngoại.
Những lúc gần đây cũng đã có những đảng phái, tổ chức mới vừa thành lập. Những tổ chức đảng phái này được thành lập là một điều tốt. Nhưng hạ sách là những tổ chức chống đối lẫn nhau, và không có kế hoạch nào để tiến. Trung sách là tổ chức nào lo cho tổ chức đó, mà không chỉ trích hay chống phá lẫn nhau, có kế hoạch kết hợp các tổ chức, nhưng chưa phải là sách lược. Còn thượng sách là các tổ chức tuyệt đối không công kích, không chống phá lẫn nhau, có sách lược kết hợp, hợp đoàn thành tổng thể trong việc đối đầu cùng với cộng sản, và liên kết với quốc tế cho các vấn đề Việt Nam.
Khi các tổ chức đạt được đến thượng sách, lực lượng tổng hợp các dân tộc thành hình để cùng với cộng sản thành hai vị trí đối đầu nhau: một là lực luợng cộng sản, hai là lực lượng tổng hợp các dân tộc. Có thể lúc đầu chỉ là kết hợp, tổng hợp, nhưng cuối cùng khả dĩ đạt đến một tổng thể. Lực lượng các dân tộc cần được thành hình lớn mạnh, vì như vậy mới có thể có được tổng thể chống lại với đơn thể. (Xin mời quý vị xem thêm bài Hợp Đoàn 2)
Do đó, việc hợp đoàn này có thể ngang ở tầm tay của người Việt Nam trong và ngoài nước, nhưng cũng có thể sẽ không bao giờ đạt được, nếu người Việt Nam không có quyết tâm, và bị các lực bên ngoài làm cho xao lảng đi nhiệm vụ trước mắt.
3. Thiếu hợp quần gây sức mạnh trên tinh thần chung.
Điểm chính yếu mà người Việt Nam ở hải ngoại cho đến quốc nội hiện nay vô cùng cần thiết, đó là quyết tâm. Quyết tâm phục vụ cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam, nhưng nếu chỉ có quyết tâm không, sẽ không thể đủ sức đi hết cuộc hành trình này. Lớp người lớn tuổi rồi sẽ già yếu, và nhường lại cho lớp người trẻ tuổi. Lớp người trẻ tuổi sẽ tiếp nối công việc với bầu nhiệt huyết. Nhiệt huyết và quyết tâm là ý chí khi muốn thực hành hay bàn luận đến một vấn đề gì.
Do đó cần phải có kế hoạch khuyến khích và hỗ trợ cho những người trẻ tuổi. Tạo điều kiện cho những người trẻ có dịp gặp nhau, thảo luận, và tìm ra đường hướng chung. Đừng phụ thuộc quá nhiều vào người lớn tuổi, vì người lớn tuổi có nhiều sự việc không đồng thuận với nhau, rồi bắt buộc con cái nghe theo. Dĩ nhiên con cái (người trẻ tuổi) phải nghe theo cha mẹ (ban chấp hành), và như vậy tổ chức bị gãy đổ…
Người Việt Nam nào cũng biết hợp quần gây sức mạnh. Nhưng hợp quần không được thì làm sao gây sức mạnh !!! Sức mạnh từ tinh thần đến vật chất là những chất xúc tác mạnh mẽ rất lớn cho cuộc diện mới, mà người Việt Nam cần phải sáng suốt nhận định và tìm hướng đi mới cho hiện tại và tương lai. Từ những việc hợp quần đó sẽ có những bước chung tổng hợp các vấn đề trong tinh thần làm việc mới sau này.
Dân chúng Việt Nam qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, và những chuyến về quê hương, hoặc thân nhân qua thăm, có thể biết về những sự việc xảy ra ở Việt Nam. Còn quốc tế ngày nay hiểu về Việt Nam là nhờ có cộng sản Việt Nam ! Người Việt Nam ở hải ngoại lúc sau này rất ít khi gởi những thư từ hay tài liệu cho các cơ quan, chính quyền và quốc hội của các nước. Thỉnh thoảng có gởi, nhưng chỉ gởi thư vào dịp có lễ lớn, như quốc hận 30-4, hoặc quốc tế nhân quyền 10-12, hoặc những trường hợp riêng lẽ…
Có tiếp xúc với cơ quan quốc tế mới thấy được là họ rất thiếu các tài liệu và rất cần tài liệu của Việt Nam. Ở đây của người Việt Nam hải ngoại không có, hoặc đã cũ, thì họ phải lấy tài liệu của cộng sản Việt Nam, qua đại sứ quán sở tại mà thôi.
Đây là sự thật. Có rất nhiều người rất giỏi ngoại ngữ, nhưng hầu như họ chỉ có thể làm cho công việc riêng của họ… Trong khi đó, biết bao tổ chức đang và rất cần họ. Khi có được những người này chịu giúp, công tác ngoại vận sẽ lên cao, và việc quan hệ quốc tế sẽ đạt được kết quả khả quan hơn.
4. Thiếu tinh thần quốc tế, kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ trợ để chế độ độc quyền có thể thoát ra được từ các thế lực dân chủ tự do.
Cuộc tranh đấu trong hiện tại của toàn dân Việt Nam chống lại cộng sản độc quyền, tham nhũng, bất công, …. là thế tất yếu của các dân tộc, bao gồm 53 dân tộc từ các miền Bắc, Trung và Nam. Một vị trí vô cùng rộng lớn và vững chắc, nếu người Việt Nam chiếm được vị trí này. Người Việt Nam nên tập trung vào sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc, vào cái chung đồng nhất, mà tránh những ý nghĩ đơn điệu, riêng rẽ của từng tổ chức, từng nhóm riêng.
Do đó phải ý thức trên tinh thần tổng hợp các lực lượng dân tộc, mà trong đó lực lượng dân tộc Việt là thành phần chính yếu nhất. Người Việt Nam hơn bao giờ hết lấy tập thể làm mẫu số chung, và nên có tầm nhìn rộng rãi của quốc tế ngày nay, chứ không thể chỉ có ý nghĩ quốc gia cục bộ.
Ai cũng biết từ lâu Trung Cộng đã để ý dòm ngó chẳng những Việt Nam, mà còn đến Đông Nam Á, Đài Loan. Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ, v.v… cũng đã mở rộng giao thương liên hệ với những nước ở Đông Á, và Đông Nam Á. Quốc tế đã nhúng tay vào mọi sự tranh chấp nếu có trên thế giới, đặc biệt là Tây Phương đã để ý nhiều về sự phát triển nhảy vọt và ý đồ của Trung Quốc.
Đối với sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều năm qua, dẫn đến nhà nước Việt Nam đã giao hảo với các nước Tây Phương, đặc biệt là Liên Hiệp Âu Châu, Mỹ, và đã nhiều lần cho tàu chiến của Mỹ vào hải cảng Việt Nam. Đó là mốc ngoặc lớn. Trong khi nhiều năm qua nhà nước Việt Nam vô cùng tự mãn, vẻ rồng về chiến thắng Mỹ. Lần này Mỹ có thể vào lại Việt Nam, là để ngăn chận ý đồ muốn bành trướng bá quyền của Trung Cộng về Biển Đông, Đông Nam Á và eo biển Đài Loan. Do đó, Việt Nam đã được các nước Tây Phương giúp đỡ rất nhiều phương tiện vật chất cũng như tinh thần, nhằm để ngăn chận ý đồ trên của Trung Cộng.
Do những việc đã nêu trên, ngày nay người Việt Nam ở hải ngoại về lại trong nước với sự ngầm trợ giúp của quốc tế, có thể nói đó là điểm rất thuận lợi cho Việt Nam muốn sớm thoát được chế độ độc quyền. Nhưng, người Việt Nam ở hải ngoại về nước lại không bắt tay với quốc tế, hoặc có nhưng rất ít, hoặc làm riêng rẽ mà không thống nhất với nhau một điểm chung. Những sự việc đó một phần cũng do tính tự ái cao, và nhất là chưa tạo ra được chất men tổng hợp.
Chất men tổng hợp rất quan trọng, là chất xúc tác cho sự kết hợp trong vị tha, thông cảm với nhau để đưa bầu nhiệt huyết và quyết tâm của dân tộc Việt đến chỗ cao nhất. Cần phải khuyến khích hướng về mục đích duy nhất là tổ quốc Việt Nam.
5. Thiếu dung hợp làm kim chỉ nam cho mọi sự chuyển hóa từ chế độ này sang chế độ khác.
Chính lược Dung Hợp thích ứng với tình hình trong hiện tại và tương lai. Có thể nói nội dung hoặc hình thức được chuyển hóa từ chế độ này sang chế độ khác, và tất cả mọi sự kiện đều nằm trong dự trù và tiên liệu của chính lược dung hợp. Những sự việc này đều có thể xảy ra trong thời gian sắp tới.
Do đó người Việt Nam ở hải ngoại đang tranh đấu cần nên lưu ý hàng đầu, và đặt vào vị trí quan trọng nhất khi muốn trở về Việt Nam trên danh chánh ngôn thuận. Khi nói đến lưu ý hàng đầu, là trong đó có sự tin tưởng người cùng chí hướng, chiến hữu, chí hữu… hoặc người đồng hành với mình. Còn vị trí quan trọng nhất, là hiện nay không còn con đường nào khác, tất cả tùy thuộc vào tầm nhìn và nhận thức của người Việt Nam.
Thật vậy. Thiếu sự dung hợp, con đường tiến về phía trước càng gặp nhiều trở ngại, càng khó đạt đến mục tiêu cuối cùng. Vì thế muốn vượt được bước đường đó, các tổ chức của người Việt Nam phải ngồi lại, kết hợp và hợp đoàn cho thành hình. Nếu các tổ chức không thể kết hợp được, thì những kế hoạch bị đình hoãn, hoặc nếu có cũng chỉ nửa vời mà thôi, vì có những phần chính yếu và quan trọng trong sách lược không thể trình bày ra được.
Như trong bài “Làm sao đấu tranh ngoại vận, nhân quyền và đối thoại "” năm 1999 có nêu rõ: “Nên khuyến khích nhiều hơn nữa người Việt Nam ở hải ngoại về nước. Trong số đó có nhiều thanh niên, nhiều trí thức trẻ, hay có những người có chức vụ cao cấp của chính quyền cũ muốn đối thoại cùng với dân chúng, hay cộng sản Việt Nam. Đó là những thuận lợi cho công cuộc tranh đấu của người Việt Nam không cộng sản. Nếu họ nói chuyện đạt được kết quả, đó là điều tốt chúng ta có thể phát động lên. Còn nếu cuộc nói chuyện vẫn không đạt được khả quan, thì chúng ta cũng vẫn tiếp tục tranh đấu, mà những cuộc nói chuyện đó không làm vướng bận gì đến công cuộc đấu tranh” (3).
Như vậy cho đến nay có nhiều người đã về, sắp sửa về, hoặc muốn về Việt Nam trong tương lai. Nhưng những người này còn e ngại có thể bị các người, các tổ chức chỉ trích, thóa mạ… Đó chỉ là một số ít người có tầm nhìn quá thiển cận mà thôi. Những người đã có chức vụ cao trong chính quyền cũ, hoặc những người đã nổi tiếng trước đây,… ngày nay họ về lại Việt Nam có thể làm những bước tiến khá hơn, hoặc khai thông sinh lộ mới, và nhất là có tính chất đặc biệt của vấn đề quan hệ ... đối với cộng sản Việt Nam.
Thử đưa một thí dụ, khi xưa lúc còn chiến tranh giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam ở thập niên 60 và đến 1975, những người biệt kích của miền Nam đã nhảy toán ra miền Bắc. Hành động anh hùng đó đã được giương danh, như là Nha Kỹ Thuật, Sở Liên Lạc, Biệt Hải, v.v…. Vậy thì những người về Việt Nam trong hiện tại có khác gì những người biệt kích của thập niên 60 và nửa thập niên 70 "
Có khác biệt lớn, là những biệt kích trong thập niên 60 và nửa thập niên 70 khi nhảy toán ra Bắc đã phải lẫn tránh, trốn chui trốn nhủi trước sự truy bức của quân thù… Còn biệt kích ngày nay hiên ngang, đường đường chính chính về lại Việt Nam, còn được cộng sản Việt Nam o bế, nể trọng, truyền thông báo chí đăng tải… Vậy tại sao lại không về "
Việc trở về Việt Nam trong hiện tại đối với những người có tầm nhìn thiển cận cho là vinh quang, tiền hô hậu ủng, vinh qui bái tổ, sung sướng đi đó đi đây… Nhưng đối với người chiến sĩ thật sự trước mắt là trùng trùng nguy hiểm, không biết hiểm họa lúc nào và ở đâu, nhất là ra công khai lộ diện trước mặt quân thù. Từ câu nói, câu trả lời trước báo chí, truyền thanh, truyền hình, … nếu có điều gì sơ suất là bao nhiêu công trình phải đứt đoạn, hoặc phải chấm dứt kể từ đây, và cái gì nữa phải xảy ra … Vậy mà đằng sau đó lại bị người Việt Nam ở hải ngoại chống báng, thóa mạ và chửi rủa đủ điều… !!!
“Những sự việc này, nếu có, là do người Việt Nam ở hải ngoại thiếu hẳn bộ phận đầu não. Tại vì một khi thành lực lượng tổng hợp thì những vấn đề chỉ trích này chắc chắn không xảy ra, mà trái lại còn khuyến khích những người làm việc đó hãy cố gắng thực hiện cho bằng được.”
“Gần 25 năm nay những người tranh đấu đã tốn rất nhiều công sức để kết hợp lại, nhưng vẫn không thành công, mà ngày càng bệ rạc hơn. Đó cũng chính là thiếu chất men tổng hợp của bộ phận lãnh đạo để có thể sắp xếp các kế hoạch đấu tranh, mà một trong các kế hoạch đó là “tình báo chiến”... Chúng ta phải gia nhập vào dòng chảy về nước của người Việt Nam khắp nơi trên thế giới để có thể trù liệu kế hoạch…” (4)
Khi có chất men tổng hợp, những sự trở về nước của bất cứ ai, cũng không còn là những câu hỏi làm bận tâm trí của những người cương quyết đấu tranh. Năm nay những người này về, năm tới sẽ có những người khác, càng nhiều hơn nữa. Người Việt Nam không lấy đó làm tức giận, mà phải càng phấn khởi hơn lên, vì những người về nước là những chiến sĩ đang làm việc cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Nếu làm những gì có lợi cho công cuộc tranh đấu, các lực lượng tổng hợp sẵn sàng phát động. Còn không được, vẫn tiếp tục công việc của người Việt Nam, không có gì làm mảy mai vướng bận cho công cuộc tranh đấu.
Lực lượng tổng hợp các dân tộc Việt Nam phải sẵn sàng trả lời trước công chúng Việt Nam rằng: “Những người về nước là do toàn dân Việt Nam chủ xướng và xếp đặt, và đó là những chiến sĩ của trận tuyến mới giữa người Việt Nam không cộng sản và cộng sản Việt Nam. Cuộc tranh đấu này chỉ có thể có kết quả khi nào Việt Nam trở thành đa đảng, đa nguyên, có nhân quyền và dân chủ tự do thật sự.” Có ít nhất như vậy, lực lượng tổng hợp mới có thể đủ sức và đủ tầm vóc lãnh đạo cuộc tranh đấu này.
Hy vọng sẽ thành hình được Lực Lượng Tổng Hợp Các Dân Tộc Việt Nam. Lực lượng tổng hợp được thành hình chính là khắc tinh của cộng sản Việt Nam. Cộng sản Việt Nam cố vùng vẫy chừng nào thì vòng kim cô càng xiết chừng đó. Phải nhả hết nọc độc của độc quyền, tham nhũng, bất công … cộng sản Việt Nam mới có thể hồi phục lại được công đạo. Công đạo ở phía toàn dân Việt Nam.
Ghi chú:
1. Làm sao đấu tranh ngoại vận, nhân quyền và đối thoại ", Alphen a/d Rijn 1998, 2003.
2. Khổng Minh Thần Toán, Xuân Thu 1971
3. Làm sao đấu tranh ngoại vận, nhân quyền và đối thoại ", Alphen a/d Rijn 1998, 2003.
4. nt.