Tinh Thần Ngô Quang Kiệt
Vi Anh
Tin AFP, Tòa Thánh Vatican ra thông báo cho biết Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã chấp thuận cho Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức và đồng thời bổ nhiệm Đức Phó Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn lên thay. Và cũng trong thông báo này, tin AsiaNews.it cho biết Đức Giáo Hoàng cũng đã chấp nhận bổ nhiệm cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp làm Giám mục giáo phận Vinh thay thế cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, do đã cao tuổi, một bổ nhiệm và điền thế đột ngột ít ai ngờ. Hà nội và Vinh là nơi giáo dân cầu nguyện đòi công lý và sự thật trong các vụ tranh chấp về đất đai giữa Giáo hội với Nhà nước Việt Nam CS. Tại Vinh số giáo dân THAM dự lúc cao đến mấy chục ngàn người.
Hai tin này không những gây chấn động cực độ cho giáo dân mà nhân dân VN nữa vì người dân Việt đã rất quan tâm, rất ủng hộ tinh thần việc làm của giáo dân Công Giáo. Bây giờ ván đã đóng thuyền, Đức Tổng Giám mục đã rời VN, có tin đi Mỹ. Giáo dân buồn xa người “đồng sanh đồng tử” với giáo dân trong những tháng ngày khó khăn có máu, nước mắt, mổ hôi, có tù đày, trấn áp. Người dân Việt nói chung, ở Bắc, ở Nam, ở Trung, và ở hải ngoại tiếc uổng tạm vắng vị lãnh đạo tinh thần tiên phuông hành động một cách cụ thể và bằng một phương pháp đầy sáng tạo là đòi hỏi bằng cầu nguyện theo nghi thức của người có tín ngưỡng.
Giáo Hội Công Giáo ở VN tuy là thành tố của Toà Thánh Vatican, vẫn là Giáo Hội Công Giáo VN - chữ VN dính liển với Giáo hội Công Giáo. Giáo dân Công Giáo VN trước khi vô đạo, đang theo đạo Công Giáo là dòng giống Lạc Hồng, là người Việt, và là đồng bào VN. Công Giáo tuy từ La mã, từ Vatican tận Tây Phương cùng với người Lang xa, người Tây ban nha, Bồ đào Nha đến xứ sở VN này, nhưng đã sống với đất nước và nhân dân VN vói bao nhiêu vui buồn, thăng trầm cùng đất nước và nhân dân VN trên một thế kỷ, số giáo dân đã lên tới 6 triệu người, đông hàng thứ hai Á châu, chỉ sau Philippines. Nhưng bây giờ hai người Việt Công giáo được nhân dân VN ngưỡng mộ, một người rời khỏi VN, một người rời khỏi Vinh, cuộc ra đi nào mà không xa cách, không nhớ thương, không buồn tiếc, không mất mát, “ra đi là chết một hai phần nào” (partir c’ est mourir un peu).
Dù cho như lời Giám mục Nguyễn Chí Linh, “Theo truyền thống thì Vatican rất bản lĩnh trong mặt trận ngoại giao. Bởi vì không phải Việt Nam là nước đầu tiên gặp rắc rối, nhiều nước đã từng gặp. Nguyên tắc làm việc của Bộ ngoại giao Tòa thánh và của Bộ Truyền giáo là không phát ngôn, không phát biểu gì về những hoàn cảnh cụ thể mà chỉ đưa ra những định hướng mà thôi”; dù để một bên lý do nặc lịnh từ dịch hay từ chức để trị bịnh sau này sớm muộn gì cũng biết, còn quá sớm để biết quyết định của Vatican cao thấp, cân phân lợi hại như thế nào cho Vatican và cho Giáo Hội VN - cái biết chắc và rõ vì đó là sự kiện rõ ràng là, sự kiện ra đi của hai vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo được lòng giáo dân, được lòng người dân Việt đang sống trong chế độ CS, là một mất mát lớn cho Công Giáo toàn cầu nói chung và Công Giáo VN nói riêng. Mất đi một cơ hội bằng vàng để giáo Hội Công Giáo VN đi vào lòng dân tộc Việt.