Thượng Đỉnh G-20
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Các nhà Ngân hàng trên thế giới đã thở ra nhẹ nhõm sau khi các nhà lãnh đạo Thế giới từ bỏ lệ xiết tiền, hoặc cưỡng chế tài sản (nhà cửa v.v...) để buộc phải trả nợ. Cuộc họp Thượng đỉnh G-20 đã diễn ra tại Toronto (Gia Nã Đại) sáng thứ Hai tuần này. Liên đoàn Ngân hàng Thế giới đã ra tuyên bố: "Chúng tôi hoan nghênh sự kiện Đại hội G-20 đã từ bỏ lệ cưỡng ép với khoảng thời gian áp đặt, thay thế vào đó là chỉ cho thi hành thỏa hiệp có đòi hỏi về thời gian khi nào điều kiện kinh tế quốc gia cho phép". Thỏa hiệp này quan trọng ở chỗ việc thi hành đòi nợ là do điều kiện của mỗi nước cá biệt chớ không phải luật chung cho tất cả các nước trên thế giới.
Như vậy các nhà lãnh đạo các nước Âu châu coi đây là một sự bật đèn xanh cho họ để tiếp tục các biện pháp khắc khổ mà họ coi là rất cần thiết cho việc tái lập niềm tin vào đồng tiền chung cho Âu châu gọi là đồng "euro" bị khủng hoảng sau khi trị giá "euro" bị sứt mẻ bởi cuộc khủng hoảng Tài chính Hy Lạp. Thủ tướng Đức Angela Merkel nói: "Phải thành thực mà nói, đây là điều tốt hơn cả điều tôi mơ tưởng. Bà nhấn mạnh sự cam kết không trói buộc của G-20 là làm giảm bớt một nửa sự thâm thủng ngân sách vào năm 2013 và quân bình ngân sách từ năm 2016". Kết quả này do đâu mà có"
Ông Michael Heise,Trưởng ban Kinh tế của Công ty bảo hiểm lớn nhất Âu châu Allianz, nói với Reuter: Thành quả tích cực đó là do Mỹ đã làm áp lực với các nước Âu châu trước cuộc họp Thượng đỉnh là "hãy tránh rút bỏ quá sớm các biện pháp khích lệ kinh tế" và thúc đẩy các ngân khoản có tiền phụ thu có thừa như Đức quốc đẩy mạnh thêm những đòi hỏi trong nội địa". Các chương trình củng cố tài chính của Âu châu vừa ôn hòa vừa thích ứng nếu xét theo niềm tin tưởng của Âu châu trong cuộc khủng hoảng đã được G-20 và các nước khác đã từng bảo trợ và chấp thuận. Các nhà Ngân hàng Trung ương đã sớm gọi đến từ sáng thứ Hai, đã có những quyết định bắt đầu tìm cách giảm bớt thâm thủng, và báo động sự phục hồi Kinh-tài thế giới sẽ bị "trật đường rầy" trừ phi các nền kinh tế công nghệ có hành động cương quyết để giảm bớt nợ nần.
Pháp có thể là nước Âu châu kế tiếp để loan báo cắt giảm thâm thủng tuần này, vì đến thứ Tư Nội các sẽ họp để chấp thuận việc giảm bớt gánh nặng nợ nần của công, và sẽ cắt giảm thêm nữa vào tháng 9 cho ngân sách quốc gia khá gay go năm 2011. Bộ truởng Ngân sách Pháp nói trên đài TV 2: "Chúng tôi đã có một mục tiêu không thay đổi là giảm thâm thủng hai điểm, từ 8% xuống 6% thêm vào cho ngân sách 2001." Và ông nói thêm: "Đây là điều khó khăn cho chúng tôi trong hơn 30 năm qua".
Trung Quốc đã né tránh sự chỉ trích về sự yếu kém của đồng Yuan mà nó đã tạo sự nở rộ cho ngành xuất cảng của nước này, bằng cách ra tuyên bố một tuần lễ trước Thượng đỉnh, nói sẽ có chế độ hối đoái co giãn hơn và giảm trị giá đồng tiền của họ so với Mỹ kim.
Về việc tự do hóa ngoại thương, G-20 đã giảm mục tiêu năm 2010 với những lý lẽ không làm hài lòng một số nước Âu châu. Nhưng sự chống đối thái độ này của Gia Nã Đại, Nhật Bản, Ba Tây và Úc, là những nước cần có đường thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay đã làm các nước Âu châu phải nghĩ lại.