Hôm nay,  

Quốc Hận 30/4 Và Cuộc Vận Động Cho Tự Do Tại Quốc Hội (ii) -- 2 Tns Mỹ: Sẽ Cấm Phan Văn Khải Vào Mỹ

30/04/200500:00:00(Xem: 6905)

WASHINGTON (Trần Đông Đức tường trình từ Hoa Thịnh Đốn) -- Một số Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu cho biết đang suy xét về khía cạnh pháp lý của danh sách “các nước quan ngại” để sẽ cấm Thủ Tướng CSVN Phan Văn Khải nhập cảnh Hoa Kỳ...
Tiếp theo bài tường trình ngày hôm qua, 28/4 tại quốc hội Hoa Kỳ. Hôm nay 29/4, phái đoàn VPAC đã có mặt tại thượng viện Hoa Kỳ.
Ngày 29/4, Uỷ Ban Vận Động Chính Trị Người Mỹ Gốc Việt (VPAC) đã chia thành sáu nhóm đi vào lưỡng viện quốc hội tiếp tục với sứ mệnh vận động dân chủ cho Việt Nam. Tổng kết hai ngày, phái đoàn đã tiếp xúc với 60 văn phòng dân biểu, thượng nghị sĩ và các cơ cấu chính giới khác.
Thành phần vận động là do công lao của nhiều tình nguyện viên có chuyên môn, các sinh viên thuộc đại học UCLA và các đại diện cử tri khắp nơi. Nếu hoán đổi những công sức và trí tuệ này ra, thì đó là một chi phí rất lớn cho công cuộc tranh đấu cho dân chủ ở quê nhà. Đó là phương tiện đến Washington, là nơi ăn chốn ở và là tất cả các chi phí liên quan cho cả tuần lễ tưởng niệm Quốc Hận.
Hồ Sơ Nhân Quyền
Trong những cuộc gặp gỡ tại các văn phòng Thượng nghị sĩ, các đại diện Việt Nam đã trao tập hồ sơ nhân quyền dày 49 trang. Hồ sơ nhấn mạnh 3 vấn đề quan tâm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt: tự do tôn giáo, cởi mở chính trị, và ổn định khu vực. Đây chính là mục tiêu cho công cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam có đủ diện mạo gia nhập cộng đồng quốc tế. Nếu đảng cộng sản Việt Nam cố tình trì hoãn xu thế này thì Hoa Kỳ, trên phương diện lợi ích chung vị trí quốc tế đặc thù phải có ngay hành động. Hồ sơ nhân quyền của VPAC: yêu cầu đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam phải quan tâm đặt biệt đến tình trạng của những nhân vật bất đồng chính kiến với ĐCS; Tiếp tục duy trì Việt Nam vào danh sách những nước đáng quan ngại (CPA); Thúc đẩy các nghị quyết nêu cao giá trị nhân quyền, đặc biệt là nếu trong trường hợp thủ tướng CSVN Phan Văn Khải thăm Mỹ được tiến hành.
Ấn Tượng Việt Nam
Hồ sơ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong thượng viện đã được phát tán khắp các văn phòng qua nhiều tổ chức khác của cộng đồng. Xúc động nhất là tại văn phòng thượng nghị sĩ Saxby Chambliss, bà Heather Reilly đại diện văn phòng đã nêu tên của một nạn nhân mới. Đó là bà Lê Thị Hồng Liên đang bị đàn áp tại Việt Nam. Văn phòng Saxby Chambliss đã cho phái đoàn VPAC coi lá thư đang được chờ ký tại thượng viện với nội dung yêu cầu thủ tướng Phan Văn Khải giải quyết hồ sơ một cách minh bạch. Chúng tôi chưa rõ thông tin về trường hợp của bà Lê Thị Hồng Liên, nhưng xin ghi nhận đây là một trường hợp nằm ngoài hồ sơ 19 vị Hòa-Bình nhân sĩ mà VPAC đã yêu cầu các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ can thiệp, phóng thích và giải trừ mọi phương thức quản chế tại gia. Trong hồ sơ đó có những nhân vật như nhà báo Nguyễn Vũ Bình, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Hòa Thượng Thích Quảng Độ …Nếu đây là trường hợp thứ 20 của hồ sơ thì có sự đặc biệt vì đây là trường hợp của một phụ nữ bị đàn áp.
Chuyến đi của Phan Văn Khải có nguy cơ gặp chướng ngại về luật pháp.
Như tin đã loan ngày hôm qua trên Việt Báo, trong lần vận động vào thời điểm này; Chúng tôi đã có thêm một sự hiểu biết đặc biệt về hệ thống phân quyền trong chính phủ Hoa Kỳ. Kiến chứng cuộc cảnh cáo nảy lửa trên speaker phone của dân biểu Frank Woft tới bộ ngoại giao trước mặt mọi người là một kinh nghiệm đáng giá trong sự hiểu biết về hệ thống Tam quyền phân lập. Đúng là xúc động và bất ngờ như đang coi sân khấu hoạt kịch! Nhưng đây tuyệt đối không phải là kịch bản của chính quyền mà là hiện thực của một cơ chế pháp luật tiến bộ nhất hành tinh. Đây không phải là tương nhượng của nhân sự bộ ngoại giao Hoa Kỳ giành cho Việt Nam mà là vấn đề pháp lý công quyền. Đây không phải là sự phẫn nộ đột nhiên mà chính là phong thái đấu tranh cho nguyện vọng cử tri của một vị dân cử do dân bầu.

Cũng theo dân biểu Frank Wolf ngày 28/4, đa số nhân viên ngoại giao, kể cả đại sứ Hoa Kỳ trên các “điểm nguội” trên thế giới đều là viên chức hành chánh. Không như những thời xưa, họ là các nhà chiến lược, các nhà tranh đấu vì niềm tin vào giá trị dân chủ Hoa Kỳ. Cho nên, việc sắp xếp cho một chuyến viếng thăm của một lãnh tụ độc tài đến Mỹ, xét trên một phương diện nào đó - Đó chính là thành tích cho công việc họ đang làm, chứ không phải là hồ sơ thành công về ngoại giao của chính phủ. Cho nên, việc mời Phan Văn Khải qua Mỹ lúc này có biểu hiện của sự lách luật để tạo thành tích ngoại giao. Tại văn phòng thượng nghị sĩ John E. Sununu, người phụ tá cao cấp là ông Williams Martin, một nhân viên ngoại giao đổi ngạch cho biết “giải thích luật pháp ở Mỹ theo Bộ Ngoại Giao thì có thể mênh mông như sắc thể trên cầu vồng, hoặc là biên tế mỏng manh như sợi chỉ, như đường kim tuyến. Tuỳ theo đó mà người ta được diễn giải việc gia hạn ngày “15 tháng 3”. Nhưng rõ ràng, theo đúng luật ngày 15 tháng 3, bộ ngoại giao phải có hành động trừng phạt dù bất cứ hình thức tượng trưng nào. Quy hạn cho việc trừng phạt có thể biến thiên từ trừng phạt kinh tế (nặng nhất) cho đến việc trừng phạt mang tính biểu tượng (nhẹ hơn). Một trong những trừng phạt mang tính biểu tượng đó là việc cấm cấp visa nhập cảnh của các quan chức cao cấp của chính quyền trong danh sách CPC vào Mỹ. Mỹ đã từng làm như vậy với Thái Lan, Nam Dương và Singapore. Do lộ trình sắp xếp của chuyến viếng thăm vào tháng 6 kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ, cho nên nếu Bộ Ngoại Giao dù chỉ trừng phạt nhẹ mang tính biểu tượng cũng làm cho việc nhập cảnh của Phan Văn Khải bị chướng ngại theo pháp luật. Vì thế, đây là một sơ hở về hành pháp rất quan trọng khiến dân biểu Frank Wolf đã tức giận và cảnh cáo đòi điều trần.

Tại văn phòng thượng nghị sĩ Rick Santorum, bất ngờ hơn là bà Courtney J. Kaplan đã nghe được tin này. Bây giờ mọi khôn khéo của bộ ngoại giao không còn là vấn đề duy cảm của quan hệ Việt Mỹ mà là vấn đề duy lý của hệ thống phân quyền tại Mỹ. Chấp pháp phạm pháp, hành pháp lạm quyền, nếu đúng như thế, bà Kaplan hứa sẽ trình bày đặc biệt với thượng nghị sĩ Rich Santorum về vấn đề này. Đây có thể là đề tài sẽ gây tranh cãi lớn trong chính trường Mỹ. Ông Lê Quyền, một nhà hoạt động nhân quyền tại vùng DC cho biết rằng ông rất hứng thú để tìm hiểu sự kiện này. “Phan Văn Khải tới Mỹ thì sẽ gặp biểu tình lớn. Đó cũng là bài học dân chủ. Nếu như không tới được Mỹ thì được học thêm bài học về pháp lý công quyền.”
Cuộc vận động của VPAC để đề nghị một nghị quyết về nhân quyền, nhưng nếu theo luật mà bộ ngoại giao phải trừng phạt dù bất cứ phương pháp nào bằng văn bản cũng là một lời cảnh tỉnh cho chế độ CS Việt Nam. Cho nên thúc đẩy theo chiều hướng này cũng là một sự kiện đặc biệt đáng quan tâm trong cộng đồng.
Ngày mai 30 tháng Tư, chương trình tưởng niệm Quốc Hận và tuần hành cho Tự Do Việt Nam sẽ được long trọng tổ chức tại thủ đô Washington và phụ cận.
(Trần Đông Đức)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
Năm nay GHPGVNTN hải ngoại tổ chức lễ kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh tại công viên JFK Hocky Fields, đây là một địa điểm tuyệt vời nằm bên bờ hồ Tidal Basin, chung quanh là cả một quần thể di tích lịch sử như: Đài tưởng niệm Washington (Washington Monument), đài tưởng niệm Abraham Lincoln (Abraham Lincoln Memorials), đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam, đài tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên, đài tưởng niệm chiến tranh đệ nhị thế chiến…
Rồi chuyện gì đã xảy ra sau ngày 30-4 năm đó, ở Việt Nam và ở hải ngoại? Đó là chủ đề của hội thảo 1975: The End of the Vietnam War (1975: Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam), tổ chức tại Đại học Texas Tech từ ngày 10 đến 13-4 vừa qua.
Ngày càng có nhiều nhà giáo dục đang xem xét việc tái cấu trúc ngày học, với mục đích làm cho trường học trở nên hấp dẫn hơn, bổ ích hơn. Nhu cầu xem xét lại cấu trúc cơ bản của ngày học đang nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng.
Vào thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 2025, các dân cử, lãnh đạo cộng đồng và cư dân tại Little Saigon, Quận Cam sẽ cùng nhau tham gia buổi lễ tưởng niệm 50 Năm Tháng Tư Đen. Buổi lễ sẽ do Hội Dân Chủ Việt Mỹ (Vietnamese American Democratic Club – VADC) tổ chức.
Hình ảnh cảm động nhất trong cuộc hội thảo có lẽ là lúc ban tổ chức trao huy hiệu để cảm ơn những người tham gia hội thảo cũng là cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, có cả người Mỹ và người Việt.
50 năm trôi qua, nhiều thế hệ đã qua đời, những thế hệ sau có vấn đề của họ, nhiều thứ người ta muốn quên, nhiều thứ tưởng chừng quên nhưng vẫn nằm trong tâm thức cộng đồng, sẽ dai dẳng vài thế kỷ, ngăn trở sự phát triển lành mạnh của dân tộc. Như tiến sĩ Veith nói với các em, rằng chúng ta phải viết, phải là chứng nhân. Lịch sử phải được ghi lại trung thực nhất cho mai sau, để sự thật không được bóp méo bởi vô số ấn phẩm, phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền “Bên Thắng Cuộc”. Đó là công việc các thiện nguyện viên Bảo Tàng Quân Lực VNCH đang nỗ lực thực hiện, và nhiều người khác, nơi khác cũng đang làm.
Ba mươi sáu tay golf hàng đầu thế giới của LPGA sẽ hội tụ tại Pechanga Resort Casino vào thứ Ba, ngày 8 tháng 4. Các nữ vận động viên sẽ tham gia sự kiện Pechanga Pro-Am lần thứ 12 với không khí vui vẻ và không áp lực tại sân golf Journey at Pechanga, một phần của Pechanga Resort Casino. Những tay golf như Angel Yin, Gabriela Ruffels, Grace Kim, Savannah Grewal và Dewi Weber sẽ có cơ hội thi đấu trên một trong những sân golf được đánh giá cao nhất tại California cùng với các khách mời và nhà tài trợ, trong khi tận hưởng sự gắn kết thân thiện và tinh thần thi đấu hữu nghị, bởi lịch thi đấu chính thức của giải Tour sẽ chưa bắt đầu lại cho đến ngày 17 tháng 4 tại khu vực Los Angeles.
Tổng thống Trump khi ra tranh cử đã hứa sẽ trục xuất hàng loạt di dân; thề sẽ làm cho nước Mỹ an toàn hơn bằng cách trục xuất những người nhập cư phạm tội. Nhưng khi thực hiện, chính phủ Trump đã không chỉ dừng ở tội phạm; cả những cư dân hợp pháp, người có visa hợp lệ, khách du lịch, và thậm chí cả những đang xin visa cũng bị giam giữ.
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.