Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Úc Trước Cơn Hồng Thuỷ

15/03/200900:00:00(Xem: 2971)

Thời sự nước Úc: Úc trước cơn hồng thuỷ - Hoàng Đ.Thư

Trong tuần qua, tình hình kinh tế thế giới lại càng trở nên bi đát hơn nữa, điển hình là việc chính phủ tiểu bang California, Hoa Kỳ, đã phải vay thêm nợ để có thể trang trải cho các chi phí của tiểu bang này cho đến hết tháng 6/2009. Tuy cho đến bây giờ Úc vẫn chưa bị lọt vào tình trạng kinh tế suy thoái trầm trọng (recession), nhưng có vẻ như kinh tế Úc cũng khó tránh khỏi tai kiếp mà các nền kinh tế ở những quốc gia khác như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật.v.v. với con số các đại công ty liên quốc gia cắt giảm nhân viên diễn ra gần như hàng ngày. Sau đây, xin mời qúy độc giả theo dõi bản lược dịch bài nhận định về vấn đề này của ông Michael Stutchbury, chủ biên đặc trách kinh tế của nhật báo The Australian, tựa đề “Too Big To Resist - Cơn Hồng Thủy Quá Lớn Để Ngăn Cản”, đăng trên báo này số ra ngày 07/03/09.

*

Mọi nỗ lực tối đa của chính phủ Rudd trong mục tiêu bảo vệ nước Úc thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng của toàn cầu xem ra đã thất bại vì cơn đại hồng thuỷ suy thoái từ ngoại quốc ngày càng to lớn và đột ngột.
Chính sách đắp đê cứu lụt trong nước chẳng hạn như kế sách kích hoạt kinh tế trước Giáng Sinh, sự liên tục cắt giảm mức lãi suất, các bảo đảm về những khoản tiền bỏ vào chương mục ngân hàng và việc cắt giảm giá trị của đồng Úc Kim.v.v. đều không đủ sức để ngăn cản việc nước Úc bị cuốn trôi theo giòng nước lũ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bờ đê đã bị phá vỡ khi cuộc khủng hoảng toàn cầu lại trở nên trầm trọng hơn nữa. Trong tuần lễ mà nước Úc biết rằng nền kinh tế của mình bị thu hẹp 0.5% trong ba tháng cuối cùng của năm 2008 thì tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF (International Monetary Fund), ông Dominique Strauss-Kahn, đã thừa nhận lần đầu tiên rằng nền kinh tế tổng thể trên thế giới, bao gồm luôn cả Trung Hoa, sẽ bị suy thoái trong năm 2009.
Sự kích hoạt kinh tế toàn cầu lớn lao nhất trong ký ức của nhân loại đã thất bại trong việc ngăn chận sự khủng hoảng bành trướng thêm nữa và vì thế đã khiến cho các thị trường chứng khoán bắt đầu suy sụp thê. Các khoản ngân sách khổng lồ được chính phủ Hoa Kỳ và Trung Hoa tung ra cũng như mức lãi suất xuống gần 0% ở Hoa Kỳ, ở Nhật Bản cũng như ở Âu Châu, tất cả đều đã không vực dậy được niềm tin của giới tiêu thụ, của thương nghiệp hay của thị trường tài chánh.
Tuy vậy, nơi khởi thủy của cuộc khủng hoảng này – hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ - vẫn tiếp tục là một cái nhọt ung thối và mức luân lưu tín dụng toàn cầu vẫn còn rất bệnh hoạn yếu ớt. Và đây là động cơ đằng sau sự thẩm định của thủ tướng Kevin Rudd rằng nước Úc, một quốc gia cần vốn đầu tư (capital importing), đang bị hở sườn một cách nguy hiểm bởi kế hoạch bất khả tín của tổng thống Barrack Obama nhằm sạch sẽ hóa hệ thống ngân hàng ở Hoa Kỳ. Sứ mạng kinh tế sắp tới đây của TT Rudd, trước khi ngân sách được công bố vào tháng 5/09, là phải thuyết phục được TT Obama và những nhà lãnh đạo châu Âu để mạnh dạn hơn, năng nổ hơn và nhanh chóng hơn trong việc rửa sạch những tài sản “độc hại” liên quan đến vụ sub-prime – thí dụ như những món nợ nhà được bảo hiểm nhưng không có thực chất trong vụ sub-prime (non-performing securitised sub-prime mortgages) - ra khỏi sổ sách của các ngân hàng của họ.
Ông Rudd sẽ bàn bạc chuyện này trong cuộc gặp gỡ với TT Obama tại tòa Bạch Ốc vào ngày 25/03/09 tới đây rồi sau đó sẽ mang vấn đề ra hội nghị G20 do thủ tướng Anh là Gordon Brown chủ tọa ở Luân Đôn tám ngày sau đó.
Trong tuần qua, ông Rudd đã miêu tả những tài sản độc hại là “chất độc luân lưu trong mạch máu của hệ thống tài chánh toàn cầu”. Ông nhấn mạnh: “Nó như một thứ siêu vi khuẩn mà nếu không được chữa trị rốt ráo sẽ lây lan rộng lớn. Đây là cốt lõi của vấn nạn ở Hoa Kỳ và ở Âu Châu, nơi mà những tài sản độc hại vẫn tiếp tục cản trở việc tái lập lại sự luân lưu của tiền tệ đầu tư từ những nguồn tư nhân. Vì tầm vóc to lớn của hệ thống ngân hàng ở Âu Châu và ở Hoa Kỳ nên việc này cũng quan trọng đối với cả thế giới. Và vì thế, nó cũng quan trọng đối với Úc nữa”.
Trích dẫn bài tường trình của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế, ông Rudd cho biết sự luân lưu tín dụng toàn cầu có thể bị thu hẹp hơn 6% trong năm 2009 nếu không có hành động thích đáng để rửa sạch sổ sách ngân hàng. Chuyện này, theo ông Rudd, có thể cắt mất 2.100 tỷ Mỷ Kim (US$2,1 trillion) - tương đương với 3.5% tổng sản lượng toàn cầu – ra khỏi nền kinh tế thế giới. Nếu xảy ra thì đấy sẽ là một cơn đại họa cho một nền kinh tế như nền kinh tế của Úc, vốn nương dựa vào việc các ngân hàng của mình vay mượn tiền từ những thị trường ngoại quốc. Và chuyện nàysẽ là một mối đe dọa lớn lao cho sự ổn định bất bênh đạt được từ những lời cam kết tài khoản ngân hàng của chính phủ Úc. Theo sự ước lượng của TT Rudd thì chính phủ đã cam kết hơn $75 tỷ Úc Kim ngân khoản mới mà các ngân hàng Úc đã vay mượn để đầu tư từ tháng 10/08 đến nay.
Đối với chính phủ liên bang thì việc đặt trọng tâm vào cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu có thể chuyển sự chú ý của dân chúng ra khỏi sự bất lực về chính sách của họ. Tuy nhiên, sự phân tích nói trên đã được thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới là Wall Street chia xẻ. Wall Street đã bày tỏ thái độ chống lại kế hoạch cứu vớt ngân hàng vốn đã được tổng trưởng kinh tế (Treasury Secretary) của TT Obama là ông Tim Geithner công bố trong tuần qua. Citibank, cho đến gần đây là ngân hàng lớn nhất thế giới với chứng khoán được mua bán trên $550, trong tối Thứ Năm 5/03/09 vừa qua chỉ thu được 1 Mỹ Kim một cổ phần khi Wall Street bị suy sụp thêm 4% nữa.
Sự lo ngại trong giới hoạch định chính sách ở Úc là kế hoạch hồi sinh cho những ngân hàng thuộc loại “cương thi” ở Hoa Kỳ sẽ bị kéo dài quá lâu và sẽ không thể nào kích hoạt được khả năng cho vay mượn trong tương lai gần. Quan điểm về ông Geithner thì quả thật là không được tốt đẹp gì lắm. Cựu thủ tướng Paul Keating trong tuần qua gọi ông ta là một thằng đần độn khờ khạo vì vai trò của ông trong kế hoạch cứu vớt Nam Dương của IMF trong cuộc khủng hoảng tài chánh Á Châu năm 1997.
Thế nhưng, những sự thất bại về chính sách không phải chỉ xảy ra ở riêng Úc hoặc Hoa Kỳ mà thôi. Tối thứ Năm 5/03/09 vừa qua, Ngân Hàng Quốc Gia Anh (Bank of England) đã cắt mức lãi suất chính thức xuống còn vỏn vẹn 0.5%. Khi chính sách tiền tệ cổ điển thông thường không còn hiệu quả nữa thì ngân hàng trung ương này của Anh Quốc cũng tuyên bố thiết lập một qũy trị giá 75 tỷ bảng Anh (tương đương với 166 tỷ Úc Kim) để mua trái phiếu (bonds) của chính phủ cũng như của các doanh nghiệp. Quỹ này sẽ được tài trợ bởi “việc phát hành từ quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương (“issuance of central bank reserves”). Có nghĩa là Ngân Hàng Quốc Gia Anh đang in tiền ảo (electronic money) bởi vì họ khó tài nào khiến tiền thật giảm giá trị thêm nữa. Ông Mervyn King, thống đốc ngân hàng quốc gia Anh, giải thích: “Tổng số lượng tiền không gia tăng thêm tí nào cả và nền kinh tế thì đang ở trong tình trạng suy thoái trầm trọng và vì thế chúng tôi cần phải gia tăng sự cung cấp tiền tệ”. Tổng trưởng kinh tế Anh (Chancellor of Exchequer), ông Alastair Darling, thừa nhận rằng sự việc này là “một cái nhảy trong bóng tối”.
Thống đốc Ngân Hàng Trữ Kim của Úc, ông Glenn Stevens không thích lái máy bay trong lúc bị bịt mắt và đấy chính là lý do mà ngân hàng trung ương của Úc đã quyết định giữ vững mức lãi suất chính thức là 3.25% và không cắt giảm thêm vào thứ Ba tuần qua. Từ tháng 9/08 đến nay mức lãi suất đã được cắt giảm 400 điểm nên ông Stevens không muốn bị thúc đẩy lao vào mức lãi suất nào khác gần số không cả.
Ngân Hàng Trữ Kim đã dự trù rằng bản tổng kê kế toán quốc gia (national accounts) được công bố hôm thứ Tư 4/3/09 vừa qua cho thấy rằng nền kinh tế Úc đang suy sụp. Thế nhưng sự suy sụp 0.5% GDP (tổng sản lượng toàn quốc) quả thật là trầm trọng hơn dự đoán, và thách thức bản thông báo của ông Stevens một ngày trước đó là nước Úc không gặp sự suy sụp quá lớn lao như đã được ghi nhận ở các quốc gia khác.


Lời tuyên bố này đến nay vẫn còn chính xác. Hoa Kỳ (giảm sụt 1,6%), Anh Quốc và khu châu Âu (giảm 1,5%) và Nhật Bản (giảm 3,3%) đều bị sut giảm nặng nề hơn trong tam cá nguyệt cho đến tháng 12/09. Thế nhưng, sự suy sụp 0.5% GDP ở Úc này có nghĩa là dự đoán của Ngân Hàng Trữ Kim hôm 06/02/09 đã bị sự suy thoái kinh tế đè bẹp mất rồi. Thay vì sự phát triển 1% như dự đoán, nền kinh tế Úc chỉ phát triển được có 0.3% cho suốt năm 2008. Sự kiện đáng nhắc đến ở đây là mức phát triển thực thụ của nền kinh nền thấp hơn mức phát triển dự đoán là 0.7%, đặc biệt là khi mức phát triển được dự đoán cho năm 2009 là 0.25%. Chắc chắn ông Stevens phải bắt đầu nhanh chóng cắt giảm thêm lãi suất.
Sự suy sụp của GDP trong tam cá nguyệt tháng 12/08 này cũng là một thách thức cho tổng trưởng kinh tế Wayne Swan, người vốn đang vật vã cố sử dụng bất cứ một danh từ nào để sử dụng thay cho “sự suy thoái kinh tế trầm trọng” . Ông Swan cuối cùng chỉ có thể nghĩ ra cụm từ “một sự thử thách kinh tế lớn lao cho đất nước” mà thôi.
Song song với các ông Rudd và Stevens, ông Swan sẽ đi vào lịch sử như kẻ đang nắm cương điều khiển kinh tế vào giai đoạn cuối cùng của thời đại phát triển kinh tế ngoạn mục, kéo dài suốt 17 năm trời, một sự phát triển vốn đã tạo nên sự phồn thịnh hiện nay cho nước Úc. Sự bàn tán về một vụ trầm thống kinh tế (Depression) tương tự như trong thập niên 1930 rõ ràng là một sự phóng đại quá mức và chỉ làm sự hiểu biết của quần chúng bị rối mù hơn nữa về thời điểm khó khăn kinh tế trước mặt. Thế nhưng, sự suy thoái kinh tế của Úc năm 2009 sẽ ngang hàng với ba cuộc suy thoái lớn trong bốn thập niên vừa qua là vụ suy thoái vì chấn động từ giá xăng dầu trong năm 1974-1975 thời thủ tướng Gough Whitlam, cuộc suy thoái khi giá cả quặng mỏ khoáng sản bị suy sụp năm 1982-1983 dưới thời thủ tướng Malcolm Fraser và cuộc suy thoái vì lãi suất dưới thời ông Keating năm 1991.
Sự tranh luận chính trị bị rối mù vì nền kinh tế Úc chưa lâm vào hoàn cảnh được định nghĩa là suy thoái kinh tế: khi có sự suy sụp suốt hai tam cá nguyệt liên tiếp. Một vài người vẫn khăng khăng cho rằng tam cá nguyệt tháng 12/08 là một sự bất bình thường vốn sẽ được xét lại và gạt đi.
Thế nhưng không ai nghi ngờ rằng nền kinh tế Úc hiện nay đã hội đủ điều kiện theo định nghĩa về suy thoái của Ngân Hàng Trữ Kim là “một giai đoạn đáng kể mà nền kinh tế bị thu hẹp lại”. Cho dù tính toán bằng cách nào đi nữa, cho dù có chia cắt, phân biệt những chi phí, thu nhập và các đo lường sản lượng của GDP thì rõ ràng là nền kinh tế có bị suy thoái trong tam cá nguyệt của tháng 12/08. Nếu không tính ngành nông nghiệp vồn luôn bất ổn, trồi sụt thất thường thì tổng sản lượng toàn quốc của những mặt hàng không thuộc về nông nghiệp giảm sụt 0.8% theo sau sự giảm sụt 0.2% trong ba tháng trước khi cuộc khủng hoảng tài chánh ở Wall Street bùng nổ. Và rõ ràng là nên kinh tế đã bị suy yếu thêm nữa trong tam cá nguyệt của tháng 3/09 hiện nay. Sự thật đáng buồn này sẽ được biểu hiện qua sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong suốt năm 2009 này.
Điều này có nghĩa là chỉ trong vòng bốn tháng mà ông Wayne Swan đã phải xé đi ba lần bản dự đoán kinh tế, sự thậm chi ngân sách và nợ nần của chính phủ. Bản cập nhật ngân sách ngày 3/2/09 của ông dự đoán rằng nền kinh tế Úc sẽ tăng tiến trung bình là 1% trong tài khóa 2008-2009 quả thật đã đi vào quá khứ. Nó đã bị qua mặt trước nhất bởi tình hình ngày càng tồi tệ của cuộc khủng hoảng toàn cầu và sau đó bởi sự dập tắt của niềm hy vọng là người dân Úc sẽ nhanh chóng tiêu xài món tiền tặng lên đến 8 tỷ Úc Kim mà hai ông Rudd và Swan đã tặng cho các gia đình người lao động và những người lãnh trợ cấp hưu bổng. Thay vì tiêu xài thì họ lại cẩn thận dùng món tiền ấy để trả tiền chi phí, trả nợ, và qua đó, nâng mức tiết kiệm trong gia đình lên đến tỷ lệ cao nhất trong suốt hai thập niên qua.
Như cựu thủ tướng Paul Keating đã nhắc đến trong tuần qua, nỗ lực khắp nơi trên thế giới để sử dụng phương cách kích hoạt kinh tế cổ lổ sĩ chỉ có tí ti thành quả mà thôi. Theo lý thuyết của kinh tế gia Keynes thì những người đi làm công ăn lương chỉ cần nhặt được $10 trên đường là đã vội vã tiêu xài nhiều hơn số tiền lượm được ngay lập tức. Và vì thế, chính phủ có thể bơm phồng nhu cầu kinh tế bằng cách mượn tiền để trợ cấp cho các gia đình để những người này, theo phản xạ tự nhiên, sẽ tiêu xài ngay lập tức.
Thế nhưng, Anh Quốc trong thập niên 1930 của ông Keynes là cả một thế giới khác hẳn với thế giới dân chủ của quần chúng sở hữu cổ phiếu trong thời internet hiện nay. Trong lúc sự thiếu hụt tín dụng đã tiêu hủy tài sản của giới sở hữu cổ phiếu khắp nơi trên thế giới, giới tiêu thụ vẫn tiếp tục tiêu xài mua sắm các loại nhu yếu phẩm căn bản. Thế nhưng, họ đã ngưng mua sắm những món đồ to lớn, đắt tiền xa xỉ như xe hơi. Vì thế, số xe bán được ở Úc trong tháng qua đã tụt giảm mất 22% so với 12 tháng trước đó.
Sự sụp đổ của nhu cầu đang thúc đẩy mạnh mẽ hơn cho sự sụp đổ của ngành sản xuất trên toàn thế giới. Giới sản xuất ở Úc cũng có phản ứng nhanh chóng như ở Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản, bán tháo bán đổ những mặt hàng tồn kho và cắt giảm sản xuất đến 4,7% trong tam cá nguyệt của tháng 12/08.
Sáu tháng đầu của năm 2009 có thể sẽ tồi tệ hơn nữa bởi vì nó sẽ cho thấy sự chấm dứt của cuộc đầu tư từ thương nghiệp vào những cơ sở mới, cho thấy sự suy giảm tệ hại của giá bán khoáng sản chưa tinh chế như sắt, và than đá trong tháng 4/2009, cộng thêm vào đó là sự suy sụp của số lượng hàng xuất cảng trên toàn thế giới và sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp.
Những điều nói trên lại càng khiến cho nỗ lực của Thủ Tướng Rudd trong việc làm giảm nhẹ sự thiếu hụt tín dụng trở nên khẩn cấp hơn nữa. Kế hoạch của tổng trưởng kinh tế Hoa Kỳ Tim Geithner được hoạch định dựa trên việc áp dụng “các cuộc thử nghiệm sức chịu đựng” (stress test) đối với các ngân hàng èo uột của Hoa Kỳ trong những hoàn cảnh tệ hại nhất. Những thử nghiệm kiểu này sẽ cung cấp được “một sự bảo đảm” rằng các ngân hàng này có đủ vốn để không bị phá sản. Và từ đó, nó sẽ giúp cho những ngân hàng này tìm được thêm vốn đầu tư, khuyến khích họ không nên vơ vét và thủ vốn, đồng thời khuyến khích họ bắt đầu cho vay mượn trở lại. Ông Geithner đã cương quyết sẽ không quốc hữu hóa các ngân hàng èo uột yếu ớt vì cho rằng đó là “kế sách sai lầm”.
Ít nhất thì TT Rudd có vẻ như công kích mạnh bạo hơn, và có tầm vóc rộng lớn hơn. Ông đồng ý với việc trắc nghiệm sức chịu đựng. Nhưng đồng thời ông cũng muốn tất cả những ngân hàng khó bề cứu vãn (non-viable) phải bị đóng cửa. Ông cũng muốn tất cả mọi tài sản độc hại trong sổ sách của các ngân hàng phải được vô hiệu hóa, có thể bằng cách tống khứ tất cả qua một “ngân hàng xấu” hoặc qua một cơ quan chính phủ mà tổng thống George Bush (Bush cha) đã từng thiết lập để đối phó với cuộc khủng hoảng về ngân hàng tiết kiệm và cho vay trong khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Sau đó thì các ngân hàng sẽ được tái lập vốn đàng hoàng và sẽ bị chính thức yêu cầu giữ vững mức độ kiểm soát trong vấn đề cho mượn tiền nếu muốn được chính phủ bảo đảm.
Ông Rudd nói như sau về kế hoạch toàn cầu của mình: “Chuyện này cần được thi hành nhanh chóng, toàn diện và nếu cần, phải có sự cưỡng bách nữa”.
Thế nhưng, kế hoạch này sẽ không bao gồm luôn cả các ngân hàng của Úc bởi vì các ngân hàng này không bị lây lan căn bệnh của các ngân hàng Hoa Kỳ. Không rõ TT Obama có chịu đón nhận, lắng nghe lời khuyên của TT Rudd hay không. Nhất là trong dịp họp G20 lần trước, thủ tướng Rudd đã gặp rắc rối khi ông đưa ra lời cố vấn cho tổng thống George W. Bush.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.