Hôm nay,  

Lại Chuyện Chữ Nghĩa

09/12/200800:00:00(Xem: 7956)

Lại Chuyện Chữ Nghĩa

Đỗ Văn Phúc
Sắp đến ngày mừng Chúa giáng sinh!
Trong chiến tranh, những ngày lễ trọng thế này, thì quân ta thường tôn trọng lệnh hưu chiến để đồng bào có cơ hội cử hành thánh lễ và an tâm hưởng thụ những giờ phút thiêng liêng đầm ấm.
Vậy chúng tôi cũng theo lệ đó mà tránh bớt những bài xã luận chính trị với lời lẽ “chém đinh chắt sắt” để nói về những đề tài nhẹ nhàng hơn. Tỉ dụ như vấn đề “ngôn từ Việt Cộng” mà lâu nay cũng có nhiều vị từng lên tiếng báo động rằng đã xâm nhập quá sâu trong sinh hoạt văn hóa hải ngoại.
Thật ra thì không có ngôn từ nào là của Việt Cộng cả.  Ngôn từ là di sản văn hoá chúng ta thụ hưởng từ  tiền nhân từ hàng ngàn năm qua, sau khi đã gạn lọc, thêm thắt qua tiến trình sinh hoạt, giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Chỉ có vấn đề xử dụng ngôn từ một cách trong sáng, đúng đắn, hợp lý hay không mà thôi.
*
Ngôn là lời nói, tiếng nói, là phương tiện giao tiếp, truyền thông đầu tiên trong đời sống của con người, cũng như của xã hội loài người vào thời hoang sơ. Thời sơ khai, người chỉ biết đến hình ảnh cụ thể quanh mình (núi, sông, hang động, thú vật…), những động tác (ăn, nói, đi, đứng, làm…), từ từ tiến lên hiện tượng (mưa, bão, ), cảm xúc (vui, buốn, giận…), và cao hơn là ý thức về triết học, chính trị, khoa học kỹ thuật. Thoạt đầu người ta dùng lời nói (Ngôn) để diễn đạt, rồi tiến lên phát minh ra chữ viết (Từ) như là những biểu tượng để sự truyền đạt có thể đi xa hơn về không gian và thời gian.
Sinh ngữ là ngôn ngữ sống vẫn còn được dùng, khác với tử ngữ là ngôn ngữ đã không còn ai dùng tới. Ngôn ngữ Việt Nam là một sinh ngữ có từ nhiều nguồn: tiếng Việt nguyên gốc (nước nhà, khoảng cách, người lính…), tiếng Trung hoa đọc theo âm Việt (quốc gia, cự ly, quân nhân…), tiếng Tây phương được Việt hoá (bom, cà phê, mô tô, vi la…); các thuật ngữ quân sự, kỹ thuật mới được đặt chữ Việt Nam tương ứng nhưng chưa phổ cập (phần mềm (software), phần cứng (hardware), nét (internet)…).  Sau khi những “ngôn” và “từ” này được xử dụng quen thuộc và được đại đa số chấp nhận, nó trở thành tiếng Việt chính thức. và người ta soạn ra Văn phạm là thứ luật để hướng dẫn mọi người biết cách dùng cho đúng và hợp lý để khi nói hay viết ra, ai ai cũng phải hiểu môt cách đồng nhất. Văn phạm được dạy cho học sinh từ những năm tiểu học cho đến đại học. Tuy vậy, Việt Nam chưa có một hàn lâm viện về ngôn ngữ, nên vẫn còn nhiều trở ngại khi muốn cập nhật, điều chỉnh, hay xác định sự chính xác của cách dùng chữ.
Ngôn, Từ, Văn phạm là do con người sáng tạo, nên cũng có thể do con người thay đổi do sự thay đổi môi trường sống và sự tiến hoá chung. Sự đúng sai trong cách dùng chỉ có tính cách tương đối và chủ quan. Ví dụ: trước 1975, mười bảy triệu người miền Nam dùng hai chữ “đơn giản” nghe quen thuộc; thì mười chín triệu người miền Bắc lại dùng chữ “giản đơn” và họ cũng cho rằng xuôi tai. Gạt qua một bên tình cảm chính trị mà có thể làm sự đánh giá của chúng ta sai lệch đi, thì ai" cơ quan nào"  là người có thẩm quyền phân xử chữ nào đúng, chữ nào sai"
Như thế, bất cứ những lời nào, chữ nào nói ra từ miệng người Việt đều là Ngôn, Từ chung của Việt Nam. Việt Cộng không sáng chế thêm chữ mà chỉ xử dụng sai chữ do sự ngu dốt và cố chấp của họ. Trong khi Phạm Văn Đồng (cố thủ tướng VC) viết nhiều bài kêu gọi làm trong sáng tiếng Việt, thì Hồ Chí Minh lại xử dụng lố bịch các chữ “Kách Mệnh”, “giải fóng”, “nhân zân”. Trong khi Cộng sản có khuynh hướng Việt hoá các chữ Hán Việt (Lính thủy đánh bộ, tàu sân bay, xe bọc thép…), thì cũng chính họ lại có khuynh hướng sính dùng chữ Hán Việt trong khi các chữ Việt thuần tuý nghe êm tai hơn.
*
Chúng tôi xin đưa ra vài thì dụ trong hàng trăm, hàng ngàn cách xử dụng sai trái của Việt Cộng.


Chắc quý vị còn nhớ các bảng hiệu “xưởng đẻ”, “nhà đái nam”, “cửa hàng thịt Thanh Niên” trong những năm sau 1975" Nghe mà tởm lợm, dựng tóc gáy.
Các chữ Hán Việt như “cự li” (khoảng cách = distance), “cách ly” (cô lập = isolate), “tiếp cận” (đến gần = approach) ngày trước chúng ta vẫn dùng; nhưng tùy theo từng trường hợp. Cự li dùng trong quân sự, tiếp cận dùng trong toán học. Nhưng khi nói về những chuyện thông thường, người ta nói: “Khoảng cách giữa các xe…”;  “anh B. bị bạn bè cô lập….”; “Việt Nam tiếp xúc với nền văn minh Tây phương”;"anh A. đến gần cô B.” Nghe nhẹ nhàng dễ hiểu hơn nhiều.
*
Khi nói đến “chùm” (cluster, bunch), chúng ta hình dung đến chùm nho, chùm cau, chùm lông (hay túm lông). Nhưng người ta nói một tập thơ, một xấp ảnh, một hợp ca (tam ca, tứ ca, hay đồng ca). Thật là khó chấp nhận khi nghe hay đọc các chữ chùm thơ, chùm ảnh, tốp ca
Trong các bản tin do báo hải ngoại trích từ báo của Việt Cộng chúng tôi đã đọc:
- “Cái bánh chưng vĩ đại (được vào sách Kỷ Lục) này do bà Nguyễn thị X. ‘thể hiện’”.
Đúng ra, phải dùng chữ “thưc hiện” hay đơn giản hơn dùng chữ  “làm”. Thể hiện có nghĩa là biểu lộ (express). Người ta nói “thể hiện sự ưu ái, thể hiện lòng ái quốc… Chính tự điển của VC cũng định nghĩa đúng thế. 
- “Ca sĩ X ăn mặc ‘ấn tượng’”.  Ấn tượng là danh từ (impression). Phải nói cách ăn mặc của ca sĩ X. gây một ấn tượng tốt.
- Điểm nhấn: «Trong cách ăn mặc, chiếc cà vạt là ‘điểm nhấn’». Ý tác giả muốn nói đến điểm nổi bật nhất (focus).
- Bức xúc. Tiếng Việt có các chữ « bứt rứt », « ray rứt» (worry). Chính trong từ điển VC cũng không có chữ « bức xúc » này. Nhưng nhiều nhà hoạt động của người Việt hải ngoại vẫn cứ dùng chữ « bức xúc » một cách ngô nghê.
- Thống nhất ý kiến. Một bác sĩ lớn tuổi, sống hơn nửa đời mình ở miền Nam và có nhiều bài viết trên rất nhiều báo hải ngoại đã viết : « sau khi hội ý, các bác sĩ đã thống nhất ý kiến...». Tại sao không viết « Sau khi bàn bạc, các bác sĩ đã cùng đồng ý...».
Vì lý do chính trị, đối kháng Quốc Cộng, chúng ta có khuynh hướng dị ứng với những chữ do VC dùng dù rằng đó là những chữ rất đúng và có ý nghĩa. Ví dụ các chữ : Giải phóng, hiệp đồng...  Chúng ta nên giành lại những chữ đầy chính nghĩa về tay chúng ta.
*
Sự dùng sai, vay mượn chữ do VC xử dụng bừa bãi của những người viết, của báo chí hải ngoại do thiếu ý thức hay nhân lực đã vô tình đi sai chức năng cao quý « hướng dẫn quần chúng » của báo chí truyền thông. Ngày trước, báo giới Việt Nam Cộng Hoà rất thận trọng. Họ làm báo như một nghề chính thức. Vì thế, các báo Việt Nam có cả một toà soạn, ban trị sự, ban biên tập, người sửa bài. Họ duyệt bài tương đối kỹ, vừa về quan điểm vừa về văn phạm, lỗi hỏi ngã. Và nhất là họ không làm việc cắt dán, cóp py bài vở từ báo khác. Ngày nay, báo chí tại hải ngoại nở rộ. Có báo chỉ cần một người, một máy điện toán là đủ tạo nên một toà soạn, ban biên tập. Bài vở thì phần lớn cắt và dán từ các trang web mà không hề đọc lại thật kỹ. Chính vì sự đói bài vở này, mà những bài viết từ Việt Nam Cộng Sản có cơ hội xâm nhập ồ ạt vào sinh hoạt truyền thông hải ngoại, làm một công cụ tuyên truyền không công cho Việt Cộng. Nếu chịu khó làm công việc « vạch lá tìm sâu » thì chúng ta sẽ thấy đã có nhiều cây viết hải ngoại cũng có ít nhiều lần, xài chữ sai do từ phiá VC .
Nếu khi vì mục dích tuyên truyền mà đối tượng là cán binh VC hay người dân trong nước, chúng ta có thể  phải xử dụng ngôn từ thường dùng của họ để họ hiểu và dần dà, tìm cách giáo dục họ về ngôn từ chính xác của chúng ta. Đó là bài học căn bản về xâm nhập văn hoá, cũng như khi chiến đấu du kích, chúng ta phải cải trang như cán binh VC vậy..
*
Dù sao, những người có lập trường rõ rệt, có ý thức cao, phải luôn luôn cẩn trọng, chẳng bao giờ để bị ảnh hưởng bởi thứ văn hoá be bét của Việt Cộng. Và báo giới lại càng cẩn trọng hơn.
Đỗ Văn Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.