Hôm nay,  

Trăm Lần Nghe Không Bằng Một Lần Thấy

04/06/201000:00:00(Xem: 7077)

Trăm Lần Nghe Không Bằng Một Lần Thấy

Bùi Văn Đỗ
Ca dao tục ngữ Việt Nam là kết tinh của nền văn hóa Việt từ ngàn đời trước, nên có lẽ đến ngàn đời sau nó vẫn còn giá trị với thời gian, dù cho nền văn minh của nhân loại có thay đổi. Những câu có tính khích lệ những thế hệ sau luôn tìm tòi học hỏi, để biết người biết ta như:
“ Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.
Hay “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
“Trăm lần nghe không bằng một lần thấy”.
Người xưa đã nói những câu này, hẳn là tổ tiên ta đời trước đã chịu tìm tòi học hỏi, đã chịu ra đi để học những cái mới, cái lạ mà ta chưa có, hay đã có mà chưa hoàn chỉnh.
Thật vậy, có đi ra khỏi nhà, khỏi tỉnh, khỏi quốc gia của mình, mới có cơ hội thấy được cuộc sống của nhân gian, mới thấy, ngoài gia đình ta, làng xã, tỉnh thị, quốc gia ta, còn có hàng trăm quốc gia khác trên mặt địa cầu, và có hàng trăm, hàng ngàn phong tục tập quán, nền văn minh văn hóa khác nhau (Theo con số thâu thập được thì trên thế giới hiện nay có trên 200 quốc gia lớn nhỏ).
Khi rời bến trên một con thuyền gỗ mong manh nhỏ bé, đi vào một chân trời vô định, chỉ với mục đích tìm cho được hai chữ tự do, người ra khi không thể biết trước được là mình sẽ ghé bến bờ, quốc gia nào. Hầu như ai nấy đều phó thác cuộc đời mình cho định mệnh, may nhờ, họa chịu. Nhưng nhờ cuộc ra đi phiêu lưu đó đã đưa đẩy tôi tới vùng trời Âu, nơi mà xưa nay vẫn được coi là cái nôi của văn hóa, văn minh nhân loại. Vì nhờ những bước đầu khi con người tìm cách  đóng  thuyền, biết căng buồm, tận dụng gió biển, biết dùng hải bàn để đi tìm những vùng đất lạ ngoài Âu Châu. Tiến đến giai đoạn nghĩ ra máy nổ, máy hơi nước, máy Diezen, để rồi từ đó người Âu Châu nghĩ đến việc đi chinh phục thế giới. Trước đây vài trăm năm, nước nào có đội thương thuyền hùng mạnh là đi chinh phục được nhiều đất đai, thuộc địa, làm bá chủ nhiều phần đất trên mặt địa cầu. Như Anh Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Hòa Lan.
Khi đến vùng trời Âu một vùng đất nhỏ bé so với một nước Liên Sô vĩ đại lớn nhất hành tinh, đến 9 múi giờ; đến nước Canada mênh mông đến 5 múi giờ, và nước Mỹ rộng lớn không kém Canada đến 5 múi giờ, nhưng vì tiểu bang Alaska nằm riêng rẽ nên việc di chuyển trong một quốc gia như Mỹ cũng phải mất nhiều giờ bay qua nhiều kinh độ và vĩ độ khác nhau mới đến được điểm đến dù là cũng thuộc quốc gia USA. Âu châu là một vùng đất nhỏ so với các quốc gia rộng lớn vừa kể, nhưng lại bao gồm thật nhiều nước như: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hòa Lan, Áo, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Hungary, Romania, Bulgaria, Albania, Turkey, Athens, Anh Quốc, Ireland Đan Mạch, Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Estonia, Latvia, Belarus, Ba Lan, Ukraine. . . Một vùng đất nhỏ mà ta có thể di chuyển bằng đường bộ không còn khó khăn. Nhưng lại có nhiều nền văn hóa khác nhau, lối kiến trúc nền văn mình, tổ chức xã hội, nhất là về an sinh xã hội cũng cách biệt giữa nước này với nước khác, không đồng đều như ta tưởng.
Ở Âu Châu những nước hiện nay được coi là có nền công nghiệp và kinh tế vững mạnh, phải kể là Đức, Pháp, Anh, Ý, và các nước nhỏ có nền công nghiệp tương đối, đời sống của người dân cao như Thụy Sĩ, Hòa Lan, Đan Mạch, Na-uy, Thụy Điển, Phần Lan. Những nước nhỏ, dân số không đông nhưng lại có một đời sống rất cao, rất lý tưởng, một xã hội mà mọi người dân đều có một căn nhà để ở, mỗi tháng có một lợi tức cố định để đủ ăn no, mặc ấm, khi bệnh hoạn được chăm sóc tử tế, có bác sĩ gia đình, đủ bệnh viện để điều trị bệnh nhân. Đây là những xã hội lý tưởng, hơn cả những xã hội lý tưởng trong mộng do cộng sản vẽ ra trên lý thuyết, mà không bao giờ thể hiện được dưới ánh sáng mặt trời.
- Nhà ở.
Người Việt Nam ta vẫn có câu: “ sống một nhà, chết một mồ”. Khi một người đã đến tuổi trưởng thành, cần một chỗ ở, có nghĩa là một căn nhà, với những tiện ghi tối thiểu để ở như: có lò sửa ấm về mùa đông, có nước sạch để dùng, có điện, có gas, có nhà vệ sinh, có ít là một phòng ngủ cho một người hay một cặp vợ chồng, và một phòng khách; còn nhà ở của những hộ đông hơn thì phải có cho mỗi người một phòng ngủ nếu đã trên 18 tuổi. Đường dây điện thoại và truyền hình đương nhiên đã có sẵn cho mỗi hộ.
Nhà ở trong một khu vực đông dân cư còn phải có những môi trường xã hội như: trung tâm buôn bán các thứ thực phẩm và đồ dùng cần thiết cho mỗi gia đình; trường học cho người trẻ ở nhiều cấp bậc, bưu điện, bệnh viện, đội cứu hỏa hòng khi có hoả hoạn hoặc tai nạn; phải có đồn cảnh sát để giữ gìn trận tự an ninh, và can thiệp khi có tranh chấp, tranh tụng nhỏ với nhau ở điạ phương; và có toà án ở cấp cao hơn để xử lý các vụ kiện tụng. Mỗi một khu dân cư lại còn cần có những trung tâm để sinh họat văn hóa, xã hội, cố vấn, điền đơn xin trợ cấp với những người có thu nhập thấp, vì có những người chỉ có trình độ văn hóa thấp, không đủ hiểu biết để điền cho đúng các mẫu đơn, hoặc những người mới nhập cư, và họ không đủ khả năng tài chánh để chạy đến các văn phòng luật sư. Phải có những trung tâm để sinh họat thể thao cho nhiều giới như: sân đá banh, sân bóng chuyền, nơi chơi tenis. Các phòng thể thao lớn để sinh họat vào mùa đông. Lại còn phải có nơi thờ tự cho những người có tín ngưỡng đến cầu nguyện vào các ngày cuối tuần hay ngững ngày lễ của mỗi tôn giáo. Nhà hưu dưỡng cho những người cao niên. Tổ chức nơi an táng cho những người qúa cố.


Một thị xã, quận huyện hay thành phố, còn cần có hệ thống cầu đường, trường trung học phổ thông hay chuyên nghiệp các bộ môn, hay trường đại học. Phải dành khu vực cho sinh thái, chỗ cho người dân đi tản bộ để thư giãn. Hệ thống thoát nước phải luôn ở trong tình trạnh tốt, để tránh ngập lụt khi mưa nhiều, hoặc lúc thủy triều lên. Phương tiện giữ rác thải và đổ rác hàng tuần hay hàng tháng, phải được tổ chức chu đáo và đúng hạn kỳ, để trong thành phố không có mùi hôi thối, và những đống rác thải cao ngất nằm rải rác trong các khu đông dân.
“Nhàn cư vi bất thiện”.
Một quốc gia giầu mạnh là một quốc gia trong đó mỗi người công dân đều ý thức về trách nhiệm của mình, mọi người đều xăn tay áo và làm việc. Ở các nước đã phát triển, những người trong tuổi lao động đều đi làm việc, những người bị thất nghiệp đều có lãnh trợ cấp thất nghiệp, và được một cơ quan phụ trách tìm cho những việc làm tạm thời, hoặc lâu dài. Phụ nữ trong tuổi lao động, không vướng mắc con thơ đều cũng đi làm, thường là làm thêm, làm ít giờ trong một ngày, số giờ còn lại lo cho gia đình và săn sóc con đã trên tuổi phải bồng bế. Do đó, từ người có việc làm, đến người thất nghiệp, hay những người phụ nữ phải nuôi con thơ mà không có chồng cũng đều có một nguồn tài chánh cố định hàng tháng để sinh sống. Những trẻ em có cha, mẹ, hay những trẻ em ở với cha hay mẹ, dưới 18 tuổi đều được xã hội trợ cấp mỗi ba tháng một lần.
Việc cắp sách đến trường từ cấp tiểu học đến hết trung học phổng thông cấp I là cưỡng bách và hoàn toàn miễn phí; từ trung học phổ thông cấp II cấp III phải đóng góp chút đỉnh, nếu số thu nhập của cha hay mẹ cao, nếu thu nhập thấp thì số tiền này cũng được bồi hoàn trở lại qua qũy học bổng hay do khai thuế lợi tức hàng năm. Học xong trung học phổ thông cấp I, nếu không đủ khả năng học tiếp lên, phải chuyển sang học nghề thì cũng được hoàn toàn miễn phí. Khi  tốt nghiệp phổ thông cấp II hay cấp III, sẽ được chuyển vào học cao đảng hay đại học, sinh viên phải đóng một số tiền mỗi tam cá nguyệt. Nhưng mỗi sinh viên lại nhận học bổng mỗi tháng, nhiều ít tùy theo nhu cầu, và hoàn cảnh gia đình giầu có hay có lợi tức thấp. Nói chung, con muốn vươn lên và học tới nơi tới chốn, cha mẹ cũng không phải vất vả chạy tiền cho con học, mà do nhà nước hầu như giúp đỡ toàn bộ. Khi đã có bằng chuyên nghiệp ở cấp độ nào thì đều phải đi xin việc để có việc làm, không có cảnh ở không, tụ năm tụ ba, ăn nhậu, trộm cắp hay xì ke ma túy, ăn bám theo gia đình hay xã hội như ở các quốc gia chậm tiến khác.
Từ tổ chức xã hội có qui củ, dựa theo luật pháp có nền tảng dân chủ. Mỗi người đều có việc làm, nhà ở, người trẻ phải đến trường và được hướng nghiệp, mỗi người đều có lợi tức hàng tháng để sống. Tuy xã hội có những người giầu, nhưng những người coi là nghèo nhất trong xã hội cũng có đủ ăn no, mặc ấm, nơi ở tử tế, có bảo hiểm sức khoẻ nên khi bệnh họan được chăm sóc tử tế, khi lâm tử cũng được an táng theo qui cách của xã hội. Không có cảnh sống vô gia cư, tử vô địa táng như ở một số quốc gia hiện nay trên thế giới.
Khi viết về đời sống xã hội tại Hòa lan, một quốc gia nhỏ ở vùng Bắc Âu, tôi không có tham vọng giới thiệu với thế giới về một quốc gia kiểu mẫu. Nhưng sau khi có dịp đến tận nơi, ở nhiều nước Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu, và nước có nền kinh tế thứ hai trên thế giới là Nhật Bản, nhìn tận mắt, nghe tận tai (chưa kể nghe, đọc và nhìn qua hình ảnh hàng ngày ở màn hình của internet), thì ở thực nhiều quốc gia, kể cả một số quốc gia đã tiên tiến, việc tổ chức an sinh xã hội còn thật kém cỏi. Người giầu có, qủa tình ăn không thể hết, người nghèo khó không đủ ăn mỗi ngày, lúc bệnh hoạn không có thuốc để chữa trị, vào bệnh viện không có chỗ cho nằm, chết không có tiền để chôn, phải xin bố thí, thân nhân hay người quen mới chôn cất nổi.
Khi được ngư ông Hòa Lan vớt lên khỏi biển khơi, tôi chưa biết ông thuyền trưởng và con tàu thuộc quốc gia nào, trên đường tàu chạy về trại tỵ nạn Singapore, mới biết được thêm ông thuyền trưởng và chủ con tàu thuộc nước Netherland. Nhưng chưa biết rõ nước Netherland nằm ở nơi nào trên bản đồ thế giới. Khi ở trại ít ngày mới biết ra con tàu cứu mình trên biển khơi nằm ở khu vực Âu Châu, cạnh nước Đức, nước Bỉ, nước Đan Mạch, cách một eo biển là nước Anh. Một đất nước nhỏ bé có 16 triệu dân (vào năm 1983), có những vùng trũng, sâu dưới mặt nước biển đến 4 mét, nên đã có những con đập ngăn biển để giành đất cho dân lập nghiệp và sinh sống.
Nghịch cảnh của đất nước này thật thua xa với đất nước Việt Nam của tôi, có rừng vàng biển bạc nhưng chỉ vì không có tự do và dân chủ, nên qúa nghèo nàn và lạc hậu. Bao nhiêu tiền viện trợ của thế giới tự do, bao nhiêu ngân khoản của các nước gầu có đổ vào để cứu đói giảm nghèo, và khoảng 7 tỷ đô la mỗi năm của những người tỵ nạn chế độ CS gởi về, và của bao người trẻ Việt Nam đi làm lao nô, bán sức lao động để tìm kế sinh nhai cho gia đình đưa vào Việt Nam, thì lại lọt vào tay những người lãnh đạo đất nước tham ô và hối lộ. Vì họ là những người cộng sản, con tim đã thiếu tình người, mà cái đầu thì còn ngu dốt, càng ngu càng dốt thì càng bảo thủ. Tìm hiểu, đọc và biết ra, rồi so sánh thì quả không phải kẻ chín lạng người mười cân, mà hai quốc gia Hòa Lan và Việt Nam là hai nơi có đời sống An Sinh Xã Hội thật tương phản, khác nào Thiên Đường và hỏa ngục./-

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.