Hôm nay,  

An Cư ‘Sạt Nghiệp’

07/06/200800:00:00(Xem: 3378)

Bạn,

Theo báo Lao Động, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành được xem là khu "tam giác vàng" ở miền Đông Nam  phần. Bởi nhẽ 2 huyện này nằm trên "tam giác" giao thông đi 3 tỉnh , thành phố lớn   của miền  Đông: Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu..  Nhưng nơi đây, đang có một hiện tượng làm khổ dân nghèo: Tốc độ đô thị hoá "phi mã" đến đâu thì người bị di dời giải toả cũng là kẻ cuối cùng chịu thiệt thòi nhất. Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên về khu tái định cư  xã An Phước, huyện Long Thành (Đồng Nai), nơi những người dân đòi thay đổi câu đúc kết ngàn năm của cha ông, từ "an cư mới lạc nghiệp" thành "an cư thì... sạt nghiệp". Có thể nói, khó có khu tái định cư nào có vị thế "ngon" như ở đây, khi "mặt" tiếp giáp với  Quốc lộ 51, "lưng" kề khu rừng mát rượi của Trường Giáo dưỡng 4. Hơn 100 nền với đường sá, điện đóm đã phân chia hoàn chỉnh. Cũng gần từng ấy diện tích nữa đang được chủ đầu tư khẩn  cấp thực hiện công trình. Tuy nhiên, bên trong lớp vỏ hoành tráng đó là một bi kịch nhức nhối. Trước khi về đây, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Đoàn ở xã Tam Phước, sống nhờ có rẫy điều hơn 1,6ha. Năm 2006, với hơn 400 triệu tiền đền bù, họ về khu  tái định cư này cất được cái nhà lầu hoành tráng. Hơn 1 năm sống trong nhà to, không nghề nghiệp, sống nhờ vào đồng lương công nhân eo hẹp thời tăng giá, hai ông bà mới chua chát nhận ra, tương lai con cái họ sẽ bết hơn.

"Trước có 1.6 hécta điều, mỗi năm cũng kiếm vài chục triệu, đủ sống, đủ nuôi con ăn học. Sau này con cái lập gia đình, đất đó chia ra thì cả 9 đứa cũng đủ miếng cất nhà cửa. Nay 210m2 đất  tái  định cư này, sao chia đủ cho 9 đứa con. Còn đồng lương công nhân của chúng tôi hơn 1 triệu đồng/tháng, ăn uống không đủ. Không biết... hết đời có kiếm nổi tấc đất cắm dùi không!". Ông Đoàn thở hắt ra cho hay, đang tính bán nhà đi để về vùng sâu hơn mua mảnh đất rộng hơn để còn có "cần câu cơm" và có chút tương lai cho con cái. Kế đó là ngôi nhà trệt (nhưng sẽ là giấc mơ của nông dân) của gia đình anh Trần Văn Dũng. Ra góc sân, lật đống đồ nghề sửa xe, bán xăng dầu đã "thất nghiệp" hơn 1 năm nay, anh Dũng cười chua chát: "Trước hai vợ chồng sửa xe ở xã Tam Phước, ngày kiếm vài chục ngàn nuôi nhau, dù nhà tạm bợ. Nay về đây, nhà hoành tráng đấy, mát đấy, sạch đấy, nhưng... vợ chồng tụi này chỉ biết ăn xong rồi nằm ngủ chứ không có việc gì khác để làm! Tui đang tính bán nhà về Long Khách mua mảnh đất rẫy trồng caosu thì mới có tương lai được!"

Bạn,

Cũng theo báo Lao Động, tài liệu báo cáo của huyện Long Thành, những con số bàn giấy "lạnh lùng" nhưng rát lòng người: Long Thành có hơn 2,000 hécta (chính yếu là đất nông nghiệp) nằm trong diện thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị và công trình hạ tầng công cộng. Có trên 4 ngàn 800  gia  đình với trên 21 ngàn300  người phải di dời đến nơi ở mới,  và phải  đối mặt với bao khốn khó trong đời sống hàng ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.