Hôm nay,  

Kinh Từ Bi -- Metta Sutta - song ngữ và 2 video

09/11/202403:10:00(Xem: 966)
Kinh Từ Bi: Kinh Metta Sutta
 
Video thực hiện để cúng dường Tam Bảo và tứ chúng. Dựa theo bản dịch của quý Thầy Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh, Thích Thiện Châu, Cư sĩ Hoang Phong, Cư sĩ Phạm Kim Khánh và quý thầy trên hai mạng Sutta Central và Access to Insight.
 
Kinh Từ Bi, xuất phát từ Tạng Pali có tên là Kinh Metta Sutta, còn được gọi là Kinh Karaniya Metta, nội dung dạy tu thiền Tâm Từ, tức là lòng yêu thương vô lượng. Theo bản chú giải, duyên khởi cho Kinh Từ Bi là tích truyện một nhóm 500 vị sư sau khi nhận lời dạy từ Đức Phật đã tới một khu rừng để thiền định.
 
Dân làng dựng 500 chiếc lều dưới các gốc cây trong rừng để các vị sư trú ngụ. Tuy nhiên, quý thầy bị quấy rối cả ngày lẫn đêm bởi các thần cây, vì chư thần bất mãn với các vị sư tới ngụ trên đất của họ. Sự quấy nhiễu liên tục này đã làm phiền các vị sư, khiến họ không thể thiền định. Các vị sư đã trở lại thành Xá Vệ trình bày với Đức Phật và được dạy bài Kinh Từ Bi, để tu tâm từ, lấy tình yêu thương để giải trừ các trở ngại. Nhờ thực hành theo Kinh Từ Bi, các nhà sư đã xa lìa sợ hãi, và chuyển hóa được các vị thần, biến tâm sân hận của chư thần trở thành môi trường bình an và hòa hợp. Vào cuối mùa mưa đó, tất cả năm trăm vị sư đều đạt được quả vị A La Hán.
.
Lời Phật dạy về lòng từ bi
Người tu khéo léo trong thiện pháp, biết rõ con đường tới bình an, hãy giữ hạnh chính trực, khiêm tốn, lời nói dịu dàng. Người tu sống biết đủ, bình an, tĩnh lặng, trí tuệ, khéo léo, sống tiết kiệm, không kiêu ngạo, không đòi hỏi, và không bận việc đời.
Người tu sẽ không làm bất cứ một điều gì mà các bậc trí tuệ có thể khiển trách. Người tu luôn luôn giữ tâm niệm như sau.
Nguyện cho tất cả mọi người và mọi loài chúng sanh đươc sống trong bình an, hạnh phúc, và thảnh thơi.
Nguyện cho an lành tới với tất cả các loài chúng sanh, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh ra và những loài sắp sinh ra.
Nguyện cho đừng ai lừa dối ai, đừng ai khinh thường ai, đừng ai sát hại ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ.
Như một bà mẹ đem thân mạng mẹ che chở cho đứa con duy nhất, người tu đem lòng như thế để đối xử với tất cả mọi loài chúng sanh.
Người tu hướng tâm, đem lòng từ bi không giới hạn để bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên các bầu trời xuống dưới các cõi, từ trái sang phải, lòng từ bi không bị bất cứ những gì làm ngăn cách, trong tâm người tu không còn dính chút nào hờn oán hoặc căm thù.
Người tu nguyện giữ tâm trong chánh niệm từ bi như thế, dù bất cứ khi nào, dù là đang đi, đang đứng, đang ngồi, hay đang nằm, miễn là còn thức. Nếp sống từ bi là nếp sống cao đẹp nhất.
Người tu xa lìa tà kiến, giữ giới, có đủ chánh kiến, nhiếp phục ái dục, không còn phải tái sanh, sẽ không đi đến thai tạng nữa.

 Video dài 3:52 phút:

https://youtu.be/25_IJ9aj1jQ
.
Tham khảo về Kinh Từ Bi:
Thầy Thích Minh Châu (Tiểu bộ kinh Tập 1, trang 20-21): https://thuvienhoasen.org/images/file/FYG2j51G0QgQAEN8/tieubokinh-tapi.pdf  

Thầy Thích Nhất Hạnh: https://thuvienhoasen.org/p15a10456/4/kinh-tu-bi-metta-sutta
Thầy Thích Thiện Châu: https://thuvienhoasen.org/a10458/kinh-tu-bi-metta-sutta-song-ngu-viet-va-anh
Cư sĩ Hoang Phong: https://thuvienhoasen.org/a13444/tim-hieu-kinh-metta-sutta-bai-kinh-ve-long-nhan-ai
Cư sĩ Phạm Kim Khánh: https://thuvienhoasen.org/a10455/kinh-tu-bi-metta-sutta

.... o ....
  
The Metta Sutta
  
This video is made as an offering to the Triple Gem and the fourfold assembly. This English version is translated by Mahathera Dhammananda.
  
The Metta Sutta, also known as the Karaniya Metta Sutta, is a discourse on loving-kindness found in the Pali Canon. According to the commentaries, the background story of the Metta Sutta recounts that a group of 500 monks was sent by the Buddha to meditate in a forest.
Villagers set up 500 tents at the base of trees in the forest for the monks to reside in. However, the monks were harassed day and night by tree devas, who resented their presence. This constant disturbance instilled fear in the monks, rendering them unable to meditate. In search of assistance, the monks approached the Buddha. He taught them the Metta Sutta, which emphasizes the cultivation of loving-kindness. By practicing this teaching, the monks were able to dispel the fear and negative energy emanating from the devas, transforming their hostile environment into one of peace and harmony. By the end of that rainy season, all five hundred monks attained arahantship.
.
METTA SUTTA
English translation by Mahathera Dhammananda
 
He who is skilled in doing good and
who wishes to attain that state of calm
should be able, upright, perfectly upright
obedient, gentle, and humble
Contented, easily looked after,
with few duties, simple in livelihood,
controlled in senses, discreet, not impudent,
not greedily attached to families.
 
He should not commit any slight wrong,
so that other wise men might find fault in him.
May all beings be happy and safe,
may their hearts be wholesome
 
Whatsoever living beings there are;
feeble or strong, long, stout or medium,
short, small or large, seen or unseen.
Those dwelling far or near,
those who are born and those
who are to be born.
May all beings, without exception,
be happy minded.
 
Let not one deceive another nor despise any
person whatsoever in any place.
In anger or ill-will,
let him not wish any harm to another.
 
Just as a mother would protect her
only child at the risk of her own life,
even so let him cultivate a boundless heart
towards all beings.
 
Let thoughts of boundless love pervade the
whole world; above, below and across
without any obstruction,
without any hatred, without any enmity.
 
Whether he stands, walks, sits or lies down,
as long as he is awake,
he should develop this mindfulness.
This, they say is the highest conduct here.
 
Not falling into error,
virtuous and endowed with insight,
he discards attachment to sensuous desires.
Truly, he does not come again; to be conceived in a womb.
 
Video, 3:40 minutes long:

https://youtu.be/3khK-Ub-r-I

Source:
https://thuvienhoasen.org/a10458/kinh-tu-bi-metta-sutta-song-ngu-viet-va-anh

.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
02/12/202408:13:00
Suy nghĩ từ góc độ đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh như vậy sẽ làm thay đổi cái nhìn của người thầy thuốc về bệnh nhân trong quá trình điều trị. Cả người bệnh khi hiểu rõ chất lượng cuộc sống là do mình quyết định cũng sẽ không chỉ biết lệ thuộc vào thầy, vào thuốc, vào xét nghiệm mà còn biết tăng cường sức khỏe, nâng cao sức khỏe của chính mình
28/11/202411:23:00
Khi đứa trẻ chào đời, tất cả vũ khí trong thành phố Savatthi đột nhiên lấp lánh. Vào buổi sáng, vị Bà-la-môn đến cung điện như thường lệ. Nhà vua nói đêm qua vua mất ngủ, vì thấy vũ khí lấp lánh sáng. Vị Bà La Môn nói có lẽ đứa con mới sinh của ông đã ảnh hưởng, làm vũ khí lấp lánh, nhưng tử vi cho thấy đứa trẻ sẽ sống đơn độc. Vua nói, hãy nuôi giáo dục đứa trẻ đúng cách để thiện hóa đứa trẻ.
27/11/202407:44:00
Thế rồi khi dấn bước vào đời ta đã quên bài học ngày xưa đó, mãi mê tìm kiếm một búp sen vàng sen bạc rực rỡ hào quang ở tận chân trời góc biển giữa muôn hồng ngàn tía... Cho đến một hôm giật mình ngó lại: thì ra cái “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” của đoá sen kia rốt cuộc cũng chỉ là « Nhị vàng bông trắng lá xanh » đó thôi. Chẳng thêm chẳng bớt! Trong đầm sen thoảng mùi bùn đất quê hương đó, đóa sen vẫn xòe ra rồi khép lại. Khép lại rồi xòe ra. Từ nghìn xưa cũ. Chẳng sinh chẳng diệt! Đóa sen của thiên thu vẫn lung linh giữa gió và nước, như tủm tỉm cười, tỏa ngát hương thơm…
20/11/202407:01:00
Sau khi tham dự Tang lễ của một người bạn đồng môn vừa qua đời ở tuổi còn tương đối trẻ, về nhà tôi lại nhớ đến bài thơ hài cú Hai Mùa Thu của Nhà thơ người Nhật Shiki diễn tả bối cảnh cùng một thời gian và cùng một nơi chốn mà có hai mùa thu khác nhau
15/11/202408:00:00
Đức Phật nói với ngài Rādha như sau. Hãy quán sát rằng chính Ma đã tạo ra những gì được gọi là sắc -- nghĩa là sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp -- cho dù là trong quá khứ, vị lai hay hiện tại; cho dù là trong, hoặc ngoài; cho dù là thô, hoặc tế; cho dù là tốt, hoặc xấu; cho dù là xa, hoặc gần.
13/11/202408:16:00
Lý Lạp Ông, một triết gia Trung quốc thế kỷ thứ 16 viết trong Nhàn tình ngẫu ký: “Xét cơ thể con người, chỉ có hai cơ quan không cần thiết chút nào cả mà Trời phú cho là cái miệng và cái bao tử, nguồn gốc tất cả những cái lụy của con người từ xưa tới nay. Có cái miệng với cái bao tử nên sinh kế mới hóa ra phiền phức, sinh kế phiền phức mới sinh ra những mưu mô gian trá; mưu mô gian trá mới phải đặt ra hình pháp…”
08/11/202409:17:00
Kinh sách khuyên học Phật dù một câu một chữ cũng… quý! Lục tổ Huệ Năng lúc còn gánh cũi trên rừng chỉ nghe người ta tụng câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà hoát nhiên đại ngộ. Lại nhớ chuyện một thiền sư cho đệ tử mỗi một chữ “Vô” để làm “thoại đầu” mà thiền tập…
31/10/202411:53:00
Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia. Coi Phật đã dạy La Hầu La những gì và cách nào nhe!
28/10/202409:20:00
Phần lớn các chùa hiện nay thường thấy nơi chánh điện có tượng Phật Thích-ca đặt ở giữa, bên trái có Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi, cưỡi sư tử, tay cầm kiếm; bên phải có Bồ Tát Phổ Hiền, cưỡi voi sáu ngà, tay cầm đóa hoa sen.
24/10/202411:46:00
Tôi học Kim Cang không ngờ cũng thấy “ghiền” như khi học Tâm Kinh Bát Nhã ngày trước. Đôi khi giật mình, đôi khi sửng sốt, đôi khi bỡ ngỡ, đôi khi chưng hửng. Các kinh sách dù có nhiều truyền bản, nhưng rõ ràng là có một sự nhất quán, xuyên suốt, chỉ khác cách tiếp cận tùy “đối tượng đích” mà cách truyền đạt khác nhau chớ nguyên lý vẫn là một. Nắm được cái cốt lõi có thể bớt hoang mang, thấy được “chỗ vào” chăng?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.