Hôm nay,  

Kinh Từ Bi -- Metta Sutta - song ngữ và 2 video

09/11/202403:10:00(Xem: 3029)
Kinh Từ Bi: Kinh Metta Sutta
 
Video thực hiện để cúng dường Tam Bảo và tứ chúng. Dựa theo bản dịch của quý Thầy Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh, Thích Thiện Châu, Cư sĩ Hoang Phong, Cư sĩ Phạm Kim Khánh và quý thầy trên hai mạng Sutta Central và Access to Insight.
 
Kinh Từ Bi, xuất phát từ Tạng Pali có tên là Kinh Metta Sutta, còn được gọi là Kinh Karaniya Metta, nội dung dạy tu thiền Tâm Từ, tức là lòng yêu thương vô lượng. Theo bản chú giải, duyên khởi cho Kinh Từ Bi là tích truyện một nhóm 500 vị sư sau khi nhận lời dạy từ Đức Phật đã tới một khu rừng để thiền định.
 
Dân làng dựng 500 chiếc lều dưới các gốc cây trong rừng để các vị sư trú ngụ. Tuy nhiên, quý thầy bị quấy rối cả ngày lẫn đêm bởi các thần cây, vì chư thần bất mãn với các vị sư tới ngụ trên đất của họ. Sự quấy nhiễu liên tục này đã làm phiền các vị sư, khiến họ không thể thiền định. Các vị sư đã trở lại thành Xá Vệ trình bày với Đức Phật và được dạy bài Kinh Từ Bi, để tu tâm từ, lấy tình yêu thương để giải trừ các trở ngại. Nhờ thực hành theo Kinh Từ Bi, các nhà sư đã xa lìa sợ hãi, và chuyển hóa được các vị thần, biến tâm sân hận của chư thần trở thành môi trường bình an và hòa hợp. Vào cuối mùa mưa đó, tất cả năm trăm vị sư đều đạt được quả vị A La Hán.
.
Lời Phật dạy về lòng từ bi
Người tu khéo léo trong thiện pháp, biết rõ con đường tới bình an, hãy giữ hạnh chính trực, khiêm tốn, lời nói dịu dàng. Người tu sống biết đủ, bình an, tĩnh lặng, trí tuệ, khéo léo, sống tiết kiệm, không kiêu ngạo, không đòi hỏi, và không bận việc đời.
Người tu sẽ không làm bất cứ một điều gì mà các bậc trí tuệ có thể khiển trách. Người tu luôn luôn giữ tâm niệm như sau.
Nguyện cho tất cả mọi người và mọi loài chúng sanh đươc sống trong bình an, hạnh phúc, và thảnh thơi.
Nguyện cho an lành tới với tất cả các loài chúng sanh, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh ra và những loài sắp sinh ra.
Nguyện cho đừng ai lừa dối ai, đừng ai khinh thường ai, đừng ai sát hại ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ.
Như một bà mẹ đem thân mạng mẹ che chở cho đứa con duy nhất, người tu đem lòng như thế để đối xử với tất cả mọi loài chúng sanh.
Người tu hướng tâm, đem lòng từ bi không giới hạn để bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên các bầu trời xuống dưới các cõi, từ trái sang phải, lòng từ bi không bị bất cứ những gì làm ngăn cách, trong tâm người tu không còn dính chút nào hờn oán hoặc căm thù.
Người tu nguyện giữ tâm trong chánh niệm từ bi như thế, dù bất cứ khi nào, dù là đang đi, đang đứng, đang ngồi, hay đang nằm, miễn là còn thức. Nếp sống từ bi là nếp sống cao đẹp nhất.
Người tu xa lìa tà kiến, giữ giới, có đủ chánh kiến, nhiếp phục ái dục, không còn phải tái sanh, sẽ không đi đến thai tạng nữa.

 Video dài 3:52 phút:

https://youtu.be/25_IJ9aj1jQ
.
Tham khảo về Kinh Từ Bi:
Thầy Thích Minh Châu (Tiểu bộ kinh Tập 1, trang 20-21): https://thuvienhoasen.org/images/file/FYG2j51G0QgQAEN8/tieubokinh-tapi.pdf  

Thầy Thích Nhất Hạnh: https://thuvienhoasen.org/p15a10456/4/kinh-tu-bi-metta-sutta
Thầy Thích Thiện Châu: https://thuvienhoasen.org/a10458/kinh-tu-bi-metta-sutta-song-ngu-viet-va-anh
Cư sĩ Hoang Phong: https://thuvienhoasen.org/a13444/tim-hieu-kinh-metta-sutta-bai-kinh-ve-long-nhan-ai
Cư sĩ Phạm Kim Khánh: https://thuvienhoasen.org/a10455/kinh-tu-bi-metta-sutta

.... o ....
  
The Metta Sutta
  
This video is made as an offering to the Triple Gem and the fourfold assembly. This English version is translated by Mahathera Dhammananda.
  
The Metta Sutta, also known as the Karaniya Metta Sutta, is a discourse on loving-kindness found in the Pali Canon. According to the commentaries, the background story of the Metta Sutta recounts that a group of 500 monks was sent by the Buddha to meditate in a forest.
Villagers set up 500 tents at the base of trees in the forest for the monks to reside in. However, the monks were harassed day and night by tree devas, who resented their presence. This constant disturbance instilled fear in the monks, rendering them unable to meditate. In search of assistance, the monks approached the Buddha. He taught them the Metta Sutta, which emphasizes the cultivation of loving-kindness. By practicing this teaching, the monks were able to dispel the fear and negative energy emanating from the devas, transforming their hostile environment into one of peace and harmony. By the end of that rainy season, all five hundred monks attained arahantship.
.
METTA SUTTA
English translation by Mahathera Dhammananda
 
He who is skilled in doing good and
who wishes to attain that state of calm
should be able, upright, perfectly upright
obedient, gentle, and humble
Contented, easily looked after,
with few duties, simple in livelihood,
controlled in senses, discreet, not impudent,
not greedily attached to families.
 
He should not commit any slight wrong,
so that other wise men might find fault in him.
May all beings be happy and safe,
may their hearts be wholesome
 
Whatsoever living beings there are;
feeble or strong, long, stout or medium,
short, small or large, seen or unseen.
Those dwelling far or near,
those who are born and those
who are to be born.
May all beings, without exception,
be happy minded.
 
Let not one deceive another nor despise any
person whatsoever in any place.
In anger or ill-will,
let him not wish any harm to another.
 
Just as a mother would protect her
only child at the risk of her own life,
even so let him cultivate a boundless heart
towards all beings.
 
Let thoughts of boundless love pervade the
whole world; above, below and across
without any obstruction,
without any hatred, without any enmity.
 
Whether he stands, walks, sits or lies down,
as long as he is awake,
he should develop this mindfulness.
This, they say is the highest conduct here.
 
Not falling into error,
virtuous and endowed with insight,
he discards attachment to sensuous desires.
Truly, he does not come again; to be conceived in a womb.
 
Video, 3:40 minutes long:

https://youtu.be/3khK-Ub-r-I

Source:
https://thuvienhoasen.org/a10458/kinh-tu-bi-metta-sutta-song-ngu-viet-va-anh

.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
19/10/202414:39:00
Đó là một câu chú, một “đà-la-ni” của riêng tôi mỗi buổi sáng sớm khi ngồi xuống… “diện bích”! Tôi nói diện bích vì chỗ tôi ngồi… thiền cách vách tường chưa tới một mét do nhà chật hẹp quá. Dĩ nhiên thiền không cứ phải là ngồi. Đi đứng nằm ngồi gì cũng thiền được. Nhưng ngồi thì… vui hơn, có lý hơn ! Tôi không ngồi được kiết già, bán già như truyền thống thì ngồi kiểu của… tôi, cũng như có kiểu ngồi của Tây Tạng, kiểu ngồi của Nhật bổn và kiểu ngồi của người Tây phương… Kiểu nào cũng tốt cả !
18/10/202409:42:00
Cuối tháng 11 năm 2024, bà Cindy Chavez, giám sát viên khu số 2 của Quận hạt Santa Clara, sẽ chấm dứt chức vụ và di chuyển về tiểu bang New Mexico để nhận công việc mới. Bà đã trải qua ba nhiệm kỳ hoàn tất công tác nội trợ cho khu vực quan trọng của kinh đô điện tử toàn thế giới.
15/10/202407:37:00
Khi về già, tôi học Phật cách khác. Mỗi kinh sách, bài giảng dài dòng, thêm bớt… tôi chỉ học một câu, một chữ, một bài kệ và tự nghiền ngẫm, đặt câu hỏi, giải đáp và thực hành trong đời sống hàng ngày. Con đường học Phật phải là con đường an lạc, con đường “diệt khổ”, chớ nếu học Phạt mà “khổ thêm” thì chắc học sai!
14/10/202408:01:00
An lạc không phải là hạnh phúc, là sảng khoái nhất thời hay hài lòng, vui sướng… nhất thời, trái lại nó như dòng suối mát tưới tẩm ở bên trong. An lạc là một trạng thái hỷ lạc, một cảm nhận an lành, thanh thản tự bên trong mỗi cá nhân, nhẹ nhàng, bền bỉ, mang lại sự bình an cả thân và tâm cho chính mình và lan tỏa đến người khác. An lạc đến từ tuệ giác, đưa đến sự tự tại, ung dung, cân bằng cả về vật chất lẫn tinh thần…
10/10/202408:13:00
Giữ giới là căn bản của thực hành Phật pháp. Trong Kinh AN 10.176, Đức Phật dạy gia chủ Cunda về cách giữ giới, giữ cho thanh tịnh thân, khẩu, và ý. Sau đây là bản viết lại cho dễ hiểu, dựa theo bản dịch của Thầy Thích Minh Châu và đối chiếu với các bản tiếng Anh.
07/10/202408:53:00
Sau đây là một thiền pháp tổng hợp và đơn giản hóa từ Kinh Pháp Cú và nhiều kinh khác, thích nghi cả cho Phật tử và không phải Phật tử. Nơi đây, người tập có thể quán sát và cảm thọ qua các pháp quán: quán như huyễn, quán vô thường, và quán vô ngã.
08/08/202407:43:00
Bài này trích từ buổi nói chuyện của ngài Jiddu Krishnamurti ngày 23/8/1948 tại Ấn Độ. Krishnamurti nói rằng ngài từng một lần chữa bệnh cho một người bằng phép lạ, nhưng sau đó thì thôi. Nội dung bài nói chuyện: hãy ly tham, không đòi hỏi bất cứ gì trong đời, không để bị trói buộc bởi bất cứ những gì, hãy nhận biết mọi chuyện như nó xảy ra và không khởi tâm bóp méo, hãy nhìn thấy thân tâm đang đổi mới liên tục trong trận gió vô thường không ngừng chảy xiết. Và đó chính là phép lạ.
09/07/202423:10:00
That time we met again was strange. It seems like meeting and parting are predestined. It was around 1999 or 2000, when many people had millennium fever, as if the world was about to end or the sky was about to collapse. I attended the Dalai Lama's teachings in Pasadena, Los Angeles County, and met her again./ Lần đó gặp lại cũng lạ. Có vẻ như những gì gặp gỡ và chia tay đều là tiền định. Lúc đó là khoảng năm 1999, hay 2000; nhiều người lên cơn sốt thiên niên kỷ gì đó, kiểu như sắp tận thế hay trời long đất lở gì đó. Tôi dự buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở thành phố Pasadena, thuộc quận Los Angeles, và gặp lại cô nàng.
11/05/202423:04:00
Anh ngồi ngó rừng hoa lá nửa đêm em tới như trăng lặng lẽ đất trời ngập sáng thở vào hồn anh dịu dàng // I sat, looking across the sky at flowers and leaves. You walked quietly into the moonlight, filling the sky with light, and gently breathed into my soul.
22/02/202407:46:00
Bài viết này của Bhikkhu Bodhi, vị Thầy đã dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Anh, đăng trên trang Buddhists Respond (Người Phật tử đáp ứng) có địa chỉ ở https://www.buddhistsrespond.org/ một trang web tự ghi nhận là có mục đích hỗ trợ các phản ứng khôn ngoan và từ bi của người Phật tử đối với các sự kiện hiện tại. Tác giả Bhikkhu Bodhi cũng là một nhà hoạt động, người sáng lập và chủ tịch của Hội Buddhist Global Relief (Hội Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu), một tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ các cộng đồng trên khắp thế giới đang bị nạn đói và suy dinh dưỡng kinh niên. Bản thân của Bhikkhu Bodhi còn có một vị trí đặc biệt khi nhìn về cuộc chiến giữa Israel và quân Hamas: ngài Bodhi là nhà sư Mỹ gốc Do Thái cao cấp nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.