Hôm nay,  

Đối chiếu hai khái niệm “Phản động” và “Đối lập” trong bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay

7/4/202500:00:00(View: 637)
 
Phan Dong
Trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam hiện nay, hai khái niệm “thế lực phản động” và “đối lập chính trị” thường được sử dụng với nội hàm và vai trò khác biệt. Bài viết này nhằm so sánh bản chất và nội dung giữa hai khái niệm này và đồng thời đề xuất một cách tiếp cận khác – hy vọng là sẽ phù hợp hơn với thực tiễn chính trị đang biến chuyển tích cực theo yêu cầu phát triển xã hội và đảm bảo ổn định bền vững của đất nước.

Khái niệm “Phản động”

Nguồn gốc lý luận

Khái niệm “Phản động” không phải là sản phẩm đặc thù của Việt Nam, mà có nguồn gốc từ “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848). Karl Marx và Friedrich Engels chỉ rõ: “Tất cả các giai cấp từng giữ vai trò thống trị trong lịch sử, đến một lúc nào đó, đều trở thành giai cấp phản động, tức là giai cấp cản trở sự tiến bộ xã hội.”

Nhìn trong bối cảnh châu Âu thời hậu cách mạng Pháp, học thuyết Marxist phân loại các giai cấp đối lập với tiến trình cách mạng vô sản như địa chủ, quý tộc, tư sản – những lực lượng gắn chặt lợi ích với chế độ phong kiến hoặc tư bản – là phản động. Bên cạnh đó, các lực lượng "giả cách mạng" hay "cải lương" như dân chủ tư sản và tiểu tư sản, cũng bị xếp vào nhóm phản động vì họ không triệt để xóa bỏ hệ thống bóc lột, mà chỉ muốn cải cách hạn chế.
Diễn giải và áp dụng tại các quốc gia Cộng sản

Tùy theo hoàn cảnh, các nước như Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam có những phương sách riêng về khái niệm này:

  • Tại Liên Xô, Lenin xem phản động là bất kỳ lực lượng nào cản trở cách mạng vô sản, kể cả các đồng minh cũ như Menshevik. Chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng được coi là công cụ cần thiết để tiêu diệt phản động.
  • Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông mở rộng định nghĩa phản động ra mọi lực lượng "chống lại nhân dân", chống Đảng Cộng sản, tư tưởng Mao và con đường xã hội chủ nghĩa. Mao hóa tư tưởng cá nhân dẫn đến việc quy kết hàng loạt tầng lớp xã hội – từ địa chủ đến trí thức – là phản động, và sử dụng đấu tố quần chúng như một biện pháp kiểm soát có hiệu quả.
  • Tại Việt Nam, khái niệm phản động được sử dụng từ thời kháng chiến chống Pháp để chỉ các lực lượng chống phá Việt Minh. Sau này, trong và sau thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, phản động được hiểu là những ai ủng hộ Việt Nam Cộng hòa, “chống Cộng” ở nước ngoài hoặc tỏ thái độ bất mãn với chính quyền.

Phản động trong đời sống chính trị Việt Nam

Hiện nay, “thế lực phản động” tiếp tục được dùng để chỉ các cá nhân hoặc tổ chức đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước – bao gồm tuyên truyền trái với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kích động, lôi kéo người dân, hay hợp tác với các tổ chức nước ngoài để gây phương hại cho chính quyền.

Mặc dù không có định nghĩa cụ thể trong văn bản luật, khái niệm này được áp dụng gián tiếp thông qua:
  • Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
  • Điều 331 về “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Tuy nhiên, Điều 331 gây nhiều tranh cãi vì lý do là không định nghĩa thế nào là “lợi dụng” hay “xâm phạm lợi ích”, dễ dẫn đến lạm dụng và áp đặt chủ quan – nhất là đối với những người bày tỏ ý kiến trái chiều, trong đó có cả các nhà báo độc lập hay người sử dụng mạng xã hội.
Tự do báo chí và nghịch lý pháp lý

Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, biểu tình, nhưng các quyền này chưa có cơ chế thực thi hiệu quả. Các lý do chủ yếu gồm có:
  • Không có báo chí tư nhân tại Việt Nam; toàn bộ hệ thống báo chí thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động theo định hướng của Đảng.
  • Báo chí không đại diện cho công luận, mà phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền do các cơ quan chỉ đạo như Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Các trường hợp bị bắt giữ, kiểm duyệt, rút bài hoặc xử lý hình sự với nhà báo độc lập không còn là điều hiếm thấy.

Điều này đặt ra nghịch lý là khi quyền tự do ngôn luận không được thực thi đầy đủ, thì việc cáo buộc ai đó “lợi dụng” những quyền vốn không tồn tại trên thực tế trở thành vô lý cả về pháp lý lẫn đạo lý.
Hai chỉ số quốc tế minh chứng cho tình trạng này là:
  • Việt Nam được xếp vào hạng 173/180 quốc gia về chỉ số tự do báo chí toàn cầu năm 2024 (theo RSF).
  • Việt Nam là quốc gia có số nhà báo bị giam giữ đứng thứ 7 trên thế giới (theo CPJ, 2024).

Các tổ chức như Human Rights Watch, Amnesty International nhiều lần kêu gọi Việt Nam nên sửa đổi Điều 331 để phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, nhưng đến nay chưa có chuyển biến đáng kể.

Khái niệm
đối lập chính trị”
Đối lập chính trị là một hoạt động thiết yếu trong các quốc gia dân chủ phương Tây. Các đảng phái, tổ chức và cá nhân có cơ hội hợp pháp để phản biện các chính sách của chính phủ đương nhiệm. Trong nghị viện, trên truyền thông hay trước công chúng, họ tranh luận về những ưu và khuyết điểm của chính sách hiện hành và đề xuất các giải pháp thay thế. Đồng thời, họ giám sát chặt chẽ các hoạt động công quyền nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền. Phe đối lập được tự do vận động tranh cử, và nếu giành chiến thắng, họ có thể thay thế chính phủ đương nhiệm thông qua một tiến trình chuyển giao quyền lực ôn hòa và hợp pháp.

Nguồn gốc lý luận
Các hoạt động đối lập chính trị là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài, khởi nguồn từ thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVII-XVIII). Trong tác phẩm Tinh thần pháp luật (1748), Montesquieu (1689-1755) đã đặt nền móng cho tư tưởng đối lập thông qua học thuyết phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ lạm quyền. Cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực mà ông đề xuất giúp cho giới đối lập có vai trò giám sát hiệu quả trong hệ thống chính trị.

Tiếp theo là tác phẩm Chủ thuyết tự do chính trị của John Locke (1632-1704). Ông cho rằng quyền lực chính trị xuất phát từ ý chí của nhân dân, vì vậy người dân có quyền phản kháng khi quyền lợi chính đáng bị xâm phạm. Locke đề cao quyền tự do ngôn luận và lập hội – hai điều kiện cần thiết để phe đối lập tồn tại và hoạt động hợp pháp. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình hình thành Hiến pháp Hoa Kỳ và các nền dân chủ hiện đại.
Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) với tác phẩm Hợp đồng xã hội cũng góp phần quan trọng. Dù nghiêng về mô hình “dân chủ trực tiếp”, Rousseau nhấn mạnh đến vai trò của ý chí chung và sự cần thiết phải chấp nhận ý kiến đa dạng. Theo ông, đối lập chính trị phản ánh sự khác biệt trong xã hội – điều không chỉ là bình thường mà còn cần được tôn trọng.

Diễn giải và áp dụng tại các quốc gia
Những tư tưởng này được thể hiện rõ ràng trong thực tiễn chính trị tại Anh, nơi Quốc hội phát triển khái niệm “đối lập trung thành” (loyal opposition). Theo đó, các đảng không cầm quyền có thể phản đối chính sách của nội các đương nhiệm nhưng vẫn trung thành với các thể chế chính thống như hoàng gia hoặc hiến pháp. Khái niệm này được John Hobhouse đưa ra năm 1826 trong một cuộc tranh luận tại Quốc hội, khi ông khẳng định là phe đối lập luôn trung thành với Vương quốc Anh.

Ở một chiều hướng khác, Hoa Kỳ theo mô hình lưỡng đảng (bipartisanship), trong đó hai đảng chính luân phiên cầm quyền thông qua bầu cử và hoạt động đối lập. Không giống chế độ quân chủ nghị viện như Anh, mô hình tổng thống chế của Hoa Kỳ đòi hỏi sự thoả hiệp để giải quyết mâu thuẫn giữa hai đảng. Dù Hiến pháp Hoa Kỳ không đề cập trực tiếp đến “đối lập chính trị”, nhưng Tu chính án thứ Nhất – bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội và kiến nghị – tạo điều kiện cho sinh hoạt đối lập phát triển mạnh mẽ.

Tại Đức, Điều 21 của Hiến pháp (Grundgesetz) quy định về hoạt động của các đảng chính trị, và Tòa Bảo hiến có trách nhiệm bảo vệ quyền đối lập như một thành phần chủ yếu của trật tự dân chủ.

Nói chung, dù nhiều bản hiến pháp không đề cập rõ đến khái niệm “đối lập”, nhưng các quyền tự do căn bản như lập hội, ngôn luận và bầu cử vẫn bảo đảm làm cho các hoạt động đối lập được diễn ra hợp pháp và hiệu quả.

Còn Việt Nam thì sao?

Dù đất nước thống nhất muộn màng, Việt Nam lại không tiếp thu được những tinh hoa dân chủ nói trên. Điều 4 Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, đồng thời không thừa nhận chế độ đa đảng hay đối lập chính trị hợp pháp.
Hiện nay, câu hỏi được đặt ra là Đảng Cộng sản Việt Nam có nên từ bỏ khái niệm “phản động” để chấp nhận “đối lập chính trị” không? Câu trả lời rõ ràng là không, vì Đảng đang cầm quyền và có ý định duy trì vị thế đó trong dài hạn. Lý do chính là Đảng thiếu ý chí chính trị để xem xét lại bản chất quyền lực và tính chính danh của mình, và cũng chưa nhận thấy cần thiết phải thay đổi nhận thức nhằm mở rộng không gian chính trị. Vậy, ai có thể thay đổi tư duy của Đảng? Có hai tác nhân tiềm năng là một thiểu số trong Đảng và quần chúng nhân dân muốn đổi mới

Đảng đang nghĩ gì và làm gì nước?

S
au 50 năm thống nhất đất nước, dù đã trải qua nhiều biến động, nhìn chung, tư duy chính trị của Đảng vẫn còn bảo thủ với ba biểu hiện rõ nét:
  1. Đồng hóa bất đồng chính kiến với hành vi lật đổ: Đảng thường gộp cả hai vào một nhóm để dễ xử lý. Hệ quả là các ý kiến phản biện nghiêm túc và có thiện chí bị dập tắt, từ đó làm gia tăng mâu thuẫn xã hội.
  2. Tư duy loại trừ theo kiểu thời chiến: Ai không giống mình thì là kẻ địch. Người đặt câu hỏi bị nghi ngờ về lòng trung thành với chế độ.
  3. Tư duy khép kín: Phản biện không được xem là cơ hội cải thiện chính sách, mà đe dọa đến sự ổn định và tính chính danh của Đảng.
Trong bối cảnh mới, khi an ninh chính trị không còn là mối nguy cấp bách, đây chính là thời điểm thuận lợi để Đảng có thể phân loại lại các hình thức phản biện cho phù hợp hơn Người góp ý nên được xem là cộng tác viên; người có tư tưởng khác biệt nhưng ôn hòa nên được đối thoại chân thành; người kêu gọi bạo lực, thù hận cần bị xử lý theo pháp luật.

Việc thay đổi ngôn ngữ chính trị có thể dẫn tới những hệ quả tích cực. Nếu không còn gán cho mọi tiếng nói khác biệt là “thế lực thù địch”, bộ máy công quyền sẽ có thêm đồng minh để cải cách. Thay vì dùng từ “phản động”, hãy nói đến “phản biện xã hội” hay “tiếng nói khác biệt” – nhờ đó mà các tranh luận sẽ dễ đi đến tình trạng đồng thuận và nền chính trị sẽ ổn định hơn trong dài hạn.

Dân chúng đang nghĩ gì và có thể làm gì?

Người dân là đối tượng trực tiếp chịu tác động từ các chính sách và họ đang cảm thấy mình thiếu tiếng nói chính trị thực sự vì không có tự do báo chí. Hậu quả là các sai lầm và lạm quyền khó bị phát hiện, đời sống bị tổn hại toàn diện. Mạng xã hội đã trở thành công cụ hiệu quả để lên tiếng, nhưng chưa tạo ra giải pháp thực chất.

Nếu người dân có hiểu biết chính trị, kỹ năng phản biện ôn hòa và biết tổ chức các yêu cầu về minh bạch và trách nhiệm giải trình, họ sẽ góp phần thúc đẩy sự chuyển hóa tư duy chính trị và xây dựng ổn định trên cơ sở đồng thuận.
Giới trẻ cần hiểu rõ quyền công dân, biết phản biện xây dựng và phân biệt giữa chống đối cực đoan với tranh luận dân chủ. Họ cần khẳng định rằng đối lập không phải là phá hoại, mà là yếu tố giúp tạo nên sự ổn định lâu dài trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa.

Kinh nghiệm tại các quốc gia khu vực

Trong khi các nền dân chủ phương Tây đang đối mặt với sự thoái trào và trào lưu dân túy ngày càng tăng, mô hình chuyển hóa tuần tự tại một số quốc gia châu Á lại mang đến những bài học đáng chú ý. Indonesia dưới thời Suharto, dù từng là chế độ độc tài quân sự, đã chuyển sang đa đảng, đối lập hợp pháp mà vẫn giữ được ổn định và tăng trưởng. Đài Loan từ độc đảng của Quốc Dân Đảng nay đã có nền dân chủ cạnh tranh, nơi đảng đối lập có thể thắng cử nếu được dân tin tưởng. Singapore dù bị xem là “đa đảng hình thức”, vẫn có đối lập trong quốc hội để tạo đối trọng và góp phần cải thiện chính sách.

Kết luận

Việc phân biệt giữa “phản động” và “đối lập” không đơn thuần là vấn đề ngôn ngữ, mà phản ánh một lựa chọn chiến lược về thể chế và văn hóa chính trị. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng và đối mặt với yêu cầu cải cách toàn diện, một cuộc thảo luận nghiêm túc, minh bạch và cởi mở về vai trò hợp pháp của đối lập chính trị là điều cần thiết – nếu mục tiêu chung là xây dựng một nhà nước pháp quyền thực chất, dân chủ và ổn định lâu dài.

Theo chiều hướng này, một vấn đề quan trọng cần được đặt ra là liệu Đảng có đủ thành tâm và thiện chí để đổi mới tư duy cầm quyền không? Và liệu người dân có đủ nhận thức, bản lĩnh và ý chí để nắm bắt cơ hội chuyển hoá, dấn thân vì một tương lai tiến bộ hơn không? Đây là hai điều kiện tiên quyết, nhưng chưa thể trả lời trọn vẹn trong phạm vi bài viết này.

Đỗ Kim Thêm
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
7/7/202300:00:00
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Donald Trump từng nói, “Chúng ta sẽ đặt Nước Mỹ lên trên hết... chúng ta sẽ quan tâm đến chính mình trước để tạo ra sự thay đổi,” và sau đó tuyên bố, “Tôi là một người theo chủ nghĩa dân tộc.” Rồi trong một bài phát biểu khác, ông tuyên bố rằng dưới thời ông, Hoa Kỳ đã “thấm nhuần học thuyết của chủ nghĩa ái quốc.”
7/1/202318:21:00
Thứ Sáu vừa qua, 28 tháng Sáu, 2023, một lần nữa, sáu vị thẩm phán bảo thủ đã vung gươm chặt đứt sự bảo vệ quyền được đối xử bình đẳng dành cho người đồng tính ở Hoa Kỳ, cho phép một nhà thiết kế web người cơ đốc giáo là bà Lorie Smith tại Colorado sử dụng niềm tin tôn giáo để từ chối không làm trang web đám cưới vào tháng 9/2016 cho một cặp đồng tính có tên là Stewart và Mike. Văn bản hồ sơ vụ kiện 303 Creative v Elenis ghi rằng: “Lorie Smith, muốn mở rộng kinh doanh thiết kế website của mình, 303 Creative LLC, bao gồm các dịch vụ dành cho các cặp tình nhân đang tìm kiếm công ty thiết kế trang web đám cưới cho họ. Nhưng bà Smith lo lắng rằng Colorado sẽ sử dụng Đạo Luật Chống Phân Biệt Đối Xử của Colorado để buộc bà ấy phải làm trang web cho các cuộc hôn nhân mà bà không tán thành, vì vậy vi phạm quyền tự do của bà ấy theo Tu Chính An Thứ Nhất—. Để nêu rõ quyền của mình, bà Smith đã đệ đơn kiện yêu cầu lệnh ngăn chặn tiểu bang buộc bà phải tạo
6/30/202300:00:00
Gần đây, hiện tượng TikTok tạo ra nhiều tranh cãi về mặt chính trị cũng như xã hội. Mang đến lợi ích hay tai hại cho người sử dụng, cả hai phe ủng hộ và chống đối đều có lập luận hữu lý, có lẽ tùy thuộc vào cách lệ thuộc của mỗi người đối với TikTok. Tuy nhiên, không thể chối cãi sức phát triển nhanh chóng và phổ biến của TikTok trong một thời gian ngắn. Năm 2022, app TikTok được tải xuống điện thoại di động 13.9 triệu lần. Trên Google Play Store, TikTok được tích lũy hơn 1 tỷ lần cài đặt. Cho đến nay, đã hiện diện trên 154 quốc gia và 75 ngôn ngữ. Điểm nhấn ở đây là 90% người sử dụng lên TikTok mỗi ngày. Điều này nói lên sức quyến rũ và tạo “nghiện” của TikTok (Nguồn Yellow Head, 5 tháng 1, 2023. 15 Surprising TikTok Facts and Stats.) Tại sao TikTok có thể hấp dẫn như vậy? Tại sao TikTok lại bị cấm đoán? Tiktok là một loại app của Trung Quốc, có khả năng tương tự như Youtoube, Facebook, Linkedin, Twitter, Snapchat ….
6/12/202310:57:00
Sau sáu tháng điều tra, Cựu Tổng thống Donald Trump cuối cùng đã bị một đại bồi thẩm đoàn liên bang truy tố về vụ các tài liệu mật, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một cựu tổng thống và cũng là một ứng cử viên tổng thống bị truy tố về tội hình sự. Trump đã phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào và tuyên bố ông hoàn toàn vô tội . Những người bênh vực Trump đã giận dữ tố cáo rằng đây là một đòn phép của Biden nhằm đàn áp và hạ gục đối thủ, ứng cử viên hàng đầu sáng giá nhất của Đảng Cộng Hòa. Nhiều đảng viên Cộng hòa, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã tố cáo Bộ Tư Pháp đối xử bất công với tổng thống thứ 45. Vấn đề những người bênh vực Trump đặt ra là vì sao các vị tổng thống tiền nhiệm khác, khi rời Bạch Ốc đều đóng thùng mang tài liệu theo nhưng không ai bị “sờ gáy”, nhưng với Trump thì mọi chuyện đều khác.
6/10/202309:34:00
Theo bản cáo trạng vừa được công khai hóa, Trump bị truy tố 37 tội trạng, gồm thành 7 tội danh khác nhau. Tội danh thứ nhất có tên “Willful Retention of National Defense Information” (“Cầm giữ Cố ý các Thông tin Quốc phòng”) được gắn vào 31 tội trạng liên quan 31 tài liệu mật đến tuyệt mật bị Trump chiếm giữ. Tội danh này được căn cứ trên Chương 18 Bộ Luật Hoa Kỳ (U.S. Code), điều khoản § 793, tức là Đạo luật Gián điệp 1917. Bản cáo trạng này được đề nghị bởi văn phòng Công tố Đặc nhiệm Jack Smith và được đại bồi thẩm đoàn tại Nam Florida chuẩn thuận.
6/9/202300:00:00
Bài viết sau đây của Jeffrey D. Sachs đã bị công luận khắp nơi phản ứng dữ dội khi ca ngợi các thành tựu kinh tế của Trung Quốc, mà không đề cập đến các tham vọng bá chủ thế giới của Bắc Kinh. Trong khi trào lưu toàn cầu hóa sẽ còn được tiếp tục thúc đẩy bởi những thay đổi ngoạn mục trong những canh tân trong công nghệ, Jeffrey D. Sachs không lên án Trung Quốc có các thủ đoạn bất hảo khi tận dụng trào lưu này. Jeffrey D. Sach không đề cập đến các nguy cơ về an ninh phương Tây khi các doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei sẽ chiếm lĩnh thị trường công nghệ thông tin với các mạng viễn thông 5G. Việc Trung Quốc phát khí thải với hiệu ứng nhà kính có thể dẫn đến mực nước biển dâng lên, làm xáo trộn thời tiết ở Mỹ hoặc châu Âu. Trung Quốc không bày tỏ thiện chí hợp tác với Mỹ về các đối sách cho đại dịch COVID-19 mà hậu quả là cả hai phải chịu chung cảnh gây ra hơn một triệu ca tử vong.
6/3/202305:40:00
Bài này được viết để mừng Đại Lễ Phật Đản. Và trong dịp này, xin ghi vài suy nghĩ về Thiền Tông, một cửa vào đạo thường được chư Tổ sư Trung Hoa và Việt Nam gọi là Cửa Không Cửa – tức Vô Môn Quan.
5/30/202309:38:00
Hiện nay có rất nhiều người than phiền về việc nhiều cô gái dùng chữ “mình” không đúng nơi đúng chỗ và xa lạ với khuôn phép của văn hóa Việt đã có vài ngàn năm nay. Để dùng cho đúng, chúng cần phải tìm hiểu xem chữ mình có bao nhiêu nghĩa và dùng nó trong trường hợp nào....
5/4/202320:28:00
Có một câu chuyện rất hay trong Tiểu Bộ Kinh đề cập về các pháp môn tu có thể giúp chúng ta thực tập để cuộc sống của mình được hạnh phúc và an lạc./ The Collections of Minor Discourses provides an excellent tale about spiritual practices that can help us live happy and tranquil lives.
4/24/202319:49:00
Mấy tháng nay người quen biết với tôi ra đi nhiều tới chóng mặt. Con người ta khi tuổi đời càng cao thì thấy người quen biết của mình “xuống hoàng tuyền” càng nhiều. Lý do là những người không may kia cũng thuộc tuổi cao của tôi (U90) cho nên ‘ra đi’ nhiều thôi...
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.