Hôm nay,  

Nguyễn Đình Toàn, người gõ cửa ký ức

1/6/202217:52:00(View: 4477)

Nguyễn Đình Toàn, người gõ cửa ký ức

 

Trịnh Thanh Thủy

 

 

blankChân dung Nguyễn Đình Toàn

 

 

Là một người Việt ly hương, hình như ai cũng có đôi lúc nhớ quê, hình dung lại nơi mình từng sinh ra, quay quắt thương cái chốn mình đã đi về trong tháng ngày quá khứ. Chỉ cần một hình ảnh, một cơn mưa, một vạt nắng, một nhành hoa thơm ngái hương vị quê nhà là lòng người lại bồi hồi tưởng tiếc. Nhất là khi đọc một bài thơ, nghe một khúc nhạc, hát lên một ca từ sóng sánh những âm vang kỷ niệm xưa, ai mà không tự dưng nhè nhẹ mở toang cánh cửa ký ức của lòng mình. Tôi đã làm điều đó khi đọc các bài thơ trong tuyển tập "Thơ và ca từ" của tác giả Nguyễn Đình Toàn.
  

 Là một nhà văn, ông viết dưới nhiều dạng, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm Áo mơ phai của ông đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973. Ngoài ra ông còn là một thi sĩ kiêm xướng ngôn viên của đài phát thanh VTVN trước năm 1975. Chính ông đã phổ những bài thơ của mình thành những bài nhạc được nhiều người yêu thích. Người bạn rất thân lâu năm của ông là Thi sĩ Thành Tôn đã gom góp những bài thơ của ông thành một tập thơ in riêng tặng ông. Gần đây, bạn bè thương mến ông, đã chung lưng giúp ông thiết kế và xuất bản để đứa con tinh thần, tuyển tập "Thơ và Ca từ" được ra đời.

  

Cuốn "Thơ và Ca Từ" được Nhà sách Tự Lực, Culture Art Education Exchange Resource và Văn Học Press cùng hợp lực xuất bản. Bìa in trang nhã do Hoạ sĩ Đào Nguyên Dạ Thảo biên tập, dàn trang và thiết kế bìa. Ảnh chụp bìa trước của Nguyễn Đình Tri. Ảnh chụp bìa sau của Trịnh Thanh Thủy.      

 
blank

 Bìa sách "Thơ và Ca Từ"

 

  

Trong tuyển tập trên trăm bài thơ của ông, nỗi nhớ lúc nào cũng được tô đậm như chim nhớ bạn, nhớ bầy, như người nhớ hơi, nhớ hương. Trong một bài thơ hay nhạc của ông, người ta tìm ra được ít nhất là vài câu nổi trội trong lối dùng từ khác lạ, sáng hẳn lên với sáng tạo mà ông gọi là “nói một cách khác.” Ông tránh ước lệ, sáo ngữ, tránh dùng các từ Hán Việt, tránh lặp lại những gì người ta đã dùng quá nhiều như chiếc diêm quẹt đã bị quẹt nhiều quá rồi, không quẹt được nữa.

 

Chung quanh ta

Lá vàng đã

thành nến trong cây

Hay là thu hắt lại tình phai

từ mắt người

Anh hôn em ngoài phố khuya

Nơi ánh đèn chợt sáng

Chợt khuất đi

(Hà Nội một hôm nào)

 

hay

 

Cố thắp cho em một ngọn đèn
Dù lửa tàn trong anh
Không còn đủ khêu thêm đèn sáng
 
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Để dù trong tăm tối
Có mộng còn biết nơi tìm sang
 
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Rồi thả hồn bay lên
Nơi hẹn hò không tên gặp em
 
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Để dù trong xa vắng
Em còn được cháy trong lòng anh

(Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn)  

 

Nàng thơ, người nữ của ông lúc mờ, lúc tỏ, khi mờ nhạt, khi bùng lên toả sáng, đơm hương trong cái cõi ký ức mịt mù sương khói ấy. "Em" mong manh, lóng lánh, em xanh ngát xuân thì. Trong khi "Ta" thì rũ đau và buồn như lá khô mùa trở gió.

 

Ôi em là giọt sương
Long lanh đầu cành mai
Cho tim ta phút vui ở ngoài cuộc vui
Như hương lan thơm bay đầy thềm nắng mới
 
Từ kiếp đau nào xưa
Tình đã lăn tình đi
Trên môi em còn thấy
Trăm năm câu tình ghi
Trong cung đàn sầu ấy
Ta buồn như lá khô

(Sương Mai)

 

Em như trăng mòn

Chờ mùa đông sẽ tan

Ta yêu em như giòng nước

tối tăm buồn

Còn bao nhiêu tóc xanh

Để thắt cho tình

......................................

Lòng ta như dòng sông đêm

Chan hoà sóng ngân

Có môi em như nụ hoa trôi ngang

Ôi tấm gương mờ ám

(Trăng mòn)

 

Ông bắt đầu làm thơ từ hồi còn bé. Những ca từ trong nhạc khúc của ông nguyên thủy là những bài thơ. Chữ nghĩa được ông dùng giản đơn, tinh tế, cô đọng nhưng sâu sắc, sống động và gợi hình, gợi bóng. Trong văn chương, thi ca, âm nhạc, các giác quan đều được ông tận dụng, ngay cả đến khứu giác. Mùi vị xuất hiện và được trộn lẫn, nào là hương hoa, cây cỏ, mùi thực phẩm quyện vào nhau như một bức tranh sống, ba chiều.

Sống và lớn lên giữa thời tao loạn, tuổi trẻ, thân phận và niềm tin là những hoài nghi đắng chát. Thái độ bối rối, mất định hướng của triết thuyết hiện sinh đã ẩn hiện đâu đó trong thơ, nhạc của ông một thời.

  

Tôi còn trẻ, tôi không muốn bỏ ngang đời
nhưng cuộc đời đã làm tôi sợ hãi
và mặt trời không còn là vàng rơi châu vãi
người với người đã trở thành thiên tai
 
Tôi còn trẻ, tôi không muốn oán trách ai
dù tim tôi đã nhỏ máu thương đời
tôi không còn niềm tin nào cầm cho ấm tay
sống một ngày, sống ngày nào biết ngày ấy thôi 

(Sống Một Ngày)

 

Chiến tranh, tù đày, đâm chồi mọc rễ tầng tầng, lên số phận những người thua cuộc bất hạnh của một chế độ, một chủ nghĩa. Mưa tưới nước, bón nhựa nguyên, rải hạt giống buồn và thống khổ lên những chốn hoang vu, những trại cải tạo, nơi chôn bao tù nhân vô tội sau cuộc chiến.

 

Chiều đứng trên đồi cao

Ta thở dốc

Ta trông mây đục

Trông người người đen

Cây nôn ra rừng gió độc

Bùn lầy dốc mưa trơn

Có con phượng nào không

Cho ta cam phần chim nhỏ

Ta uống lệ riêng ta

Nuốt sầu thiên cổ

Mưa Long Giao mưa đỏ hồn ta

(Mưa Long Giao)

Hay

Một tuần trăng

Có bao nhiêu giòng lệ thương

Một tuần nhang

Biết bao nhiêu linh hồn vấn vương

Vài ngàn năm biết bao nhiêu là thịt xương

Vài chục năm

Với bao nhiêu là đạn bom

Khăn đất còn để tang

Gan núi còn cảm thương

(Một tuần trăng)

 

Hoặc

Tha phương

Ai tha phương cùng ta

Trên chiếc xe già lăn qua xác đạn

Với tâm hồn của người ly tán

Muốn quay về nhìn lại cố hương

(Trên chuyến xe trở lại)

 

Nói đến phần giai điệu của nhạc Nguyễn Đình Toàn, phần lớn người nghe đều tìm ra sự đồng cảm và nghe nhạc bằng cảm tính. Với phần nhạc lý và kỹ thuật nhạc sĩ Jazzy Dạ Lam đã chia sẻ một ít cảm nhận riêng tư của cô .

 

- Nhạc phẩm của Nguyễn Đình Toàn nổi trội ở phần ca từ. Ca từ nhạc của ông vốn dĩ từ thơ nên nó đậm chất thơ và đánh thẳng vào cảm xúc người nghe. Ngôn ngữ của ông sâu sắc và mới lạ nên phần giai điệu không cần quá cầu kỳ cũng đủ ru hồn người nghe bồng bềnh. Tỷ như có rất nhiều ca khúc hấp dẫn, lôi cuốn người nghe do ca từ chứ không phải do âm điệu đặc biệt của nó, tương tự nhạc của Leonard Cohen, hay Billy Joe. Ngoài một số bài được hoà âm phối khí với phong cách tươi mới, bay bổng và không kém phần hiện đại, dễ tiếp cận người nghe, các ca khúc của ông có đặc thù là dù giai điệu quen thuộc trong lối hành âm hay các motiv phát triển giai điệu, những nét giai điệu này không quá đặc sắc, vì có lẽ không chủ ý tạo sự bất ngờ, nhưng đủ mượt mà lôi cuốn, dẫn dắt người nghe đến vùng cảm xúc mà tác giả muốn. Đơn giản mà chạm đến trái tim người nghe. Như vậy cũng đủ gọi là tài tình.

 

 

Sách "Thơ và Ca từ Nguyễn Đình Toàn" có thể mua ở:

  

Nhà Sách Tự Lực

14318 Brookhust St

Garden Grove, CA 92843

 

Mua sách từ xa xin liên lạc với nhà sách Tự Lực

Tel: (888) 204-7749 hay (714) 676-8310

email mua sách [email protected]

 

Trịnh Thanh Thủy

 

 

 

 



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
TQ nói: Trump cố gắng gọi điện cho Tập nhiều lần, nhưng Tập không trả lời. Chưa hề có đàm phán thuế quan nào đang diễn ra giữa Mỹ-TQ như Trump nói. Mỹ phải hủy mức thuế quan đơn phương trước. - Tỷ phú Ken Fisher viết trên tờ The Telegraph: "Tôi là một tỷ phú Cộng hòa. Trump rất ngu ngốc và thuế quan của Trump vô nghĩa." - Giảng viên Đại Học Harvard: Nếu Trump học lớp của tôi, sẽ học cách không làm sụp đổ nền kinh tế.
- Trump đổi giọng sau nhiều ngày chửi mắng ông Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell - Cảnh báo từ IMF: Thuế quan sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn thế giới. - Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent họp các nhà đầu tư: mặt trận áp thuế với TQ sẽ giảm leo thang vì cả Mỹ và TQ đều bất lợi
- Dân biểu Dân Chủ Jamie Raskin đe dọa quốc tế: đừng giúp Trump xây dựng chế độ độc tài ở Mỹ, vì Đảng Dân Chủ sẽ nắm quyền trở lại - 4 Dân biểu Dân chủ bay đến El Salvador để thăm Abrego Garcia, người bị Trump trục xuất nhầm vào nhà tù tử thần Sanvador - TQ nói sẽ trừng phạt các nước ký kết với Mỹ gây tổn hại đến lợi ích của TQ
- Khi các đại học liên minh chống lại, Bạch Ốc lạnh cẳng, nói thư gửi đến Đại học Harvard ngày 11 tháng 4 là "trái phép". Nhưng Harvard nói thư có ký tên 3 quan chức Trump, có tiêu đề đầu trang - Đại học Harvard quyên góp tiền để tự vệ, sau khi Trump đóng băng 2,2 tỷ đô la tiền tài trợ và 60 triệu đô la tiền hợp đồng. Nhiều cựu sinh viên gửi tiền giúp trường cũ. - Liên minh các đại học để bảo vệ tự do học thuật, chống luật phi pháp của Trump, hiện có 18 đại học tham gia
- Tòa Tối Cao sẽ xét từ ngày 15/5 về đề xuất của Trump hạn chế Hiến pháp: quyền công dân theo nơi sinh soạn ra lúc đầu là riêng cho nô lệ da đen - Jonathan Chait của tờ The Atlantic: Trump đã dò ra kẽ hở Hiến pháp, có thể giam vĩnh viễn cả người nhập cư và công dân Mỹ nếu có lãnh tụ nước ngoài (như El Salvador) chịu nhận giam giùm
Tháng tư là tháng kết thúc Cuộc chiến Việt Nam. Kết thúc không hẳn có nghĩa là chấm dứt bạo lực, thù hận, truy bức... Đó là chuyện của nửa thế kỷ trước, và có lẽ còn kéo dài trong tâm nhiều người còn sống hiện nay. Trong khi đó, thế giới chúng ta trong nhiều ngàn năm, tháng nào và ngày nào cũng có chiến tranh, chết chóc, căm thù. Vẫn đang có những cái chết hàng ngày ở Ukraine, Gaza, Myanmar và nhiều nơi khác. Bao giờ thế giới thực sự hòa bình? Đó là câu hỏi muôn đời sẽ vẫn được nêu lên, vì hình như thế giới sẽ không bao giờ ngưng chiến tranh. Tôn giáo yêu chuộng hòa bình nhất là Phật giáo, nơi giáo lý bất hại được dạy trong tất cả các kinh điển, và là giới đầu tiên cho Phật tử. Cách lý giải đôi khi khác nhau, và những lựa chọn hành động hiển nhiên là khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Khi Vua Trần Nhân Tông và các Phật tử nhà Trần, trong đó có Tuệ Trung Thượng Sỹ, quyết định ra trận chống quân phương Bắc để bảo vệ dân tộc cũng là một lựa chọn, cân nhắc theo giáo lý nhà Phật để bảo vệ
- Philip Allen Lacovara (cựu phó tổng cố vấn pháp lý Hoa Kỳ): các hãng luật lớn đầu hàng Trump, ký hợp đồng với Trump đã phạm sai lầm lớn, trong khi Trump chà đạp Hiến pháp và tòa án - Trump yêu cầu chủ tịch Fed giảm lãi suất ngay lập tức. Trump kêu gọi sa thải Powell - Tháng 3: Nhà bán chậm kỷ lục 6 năm. Nhà xây giảm hơn 14%.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.