Hôm nay,  

Gà Tây và Ngày Lễ Tạ Ơn

25/11/202200:00:00(Xem: 7668)
Hình Gà Tây
Mt chiếc xe diu hành gà tây khng l mang ch đ Người Hành Hương trong Cuc diu hành Ngày L T ơn Macy hàng năm ở New York.  

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao Lễ Tạ Ơn lại xoay quanh gà tây mà không phải giăm bông, thịt gà, thịt nai, thịt bò hay ngô bắp?
 
Gần 9 trên 10 người Mỹ ăn gà tây trong bữa ăn lễ hội này, cho dù đó là món gà tây quay, chiên giòn, nướng, hầm hay nấu theo bất kỳ cách nào khác cho dịp này.
 
Bạn có thể nghĩ rằng đó là vì những người hành hương và những vị khách Wampanoag bản địa của họ đã ăn trong bữa tiệc tạ ơn đầu tiên của họ vào năm 1621, một năm sau khi họ đặt chân đến bang Massachusetts ngày nay. Hoặc đó là vì gà tây có nguồn gốc từ Châu Mỹ.
 

Nhưng thật ra nguồn gốc của gà tây liên quan nhiều hơn đến cách người Mỹ ăn mừng ngày lễ vào cuối những năm 1800 hơn là loại gia cầm mà người hành hương đã ăn vào thời điểm đầu tiên.

 

Người hành hương cùng người bản địa thời xưa ăn gì?

Turkey
Thịt gà tây nướng (hình minh họa).

 

Nhắc lại ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên được cử hành ở New England, bữa tối gà tây nổi tiếng nhất trong lịch sử đã được phục vụ tại đồn điền Plymouth vào năm 1621, khi 50 người hành hương sống sót sau một năm gian khổ tàn khốc đã cùng 90 người Mỹ bản địa tham gia bữa tiệc kéo dài ba ngày. Gà Tây không phải là món ăn duy nhất được phục vụ. Viết trong Lịch sử Đồn điền Plymouth của mình, Thống đốc William Bradford lưu ý rằng người Mỹ bản địa đã mang đến “cá tuyết, cá vược và các loại cá khác” và những người khác mang đến nước và thịt nai. Nhưng ông đã đặc biệt có ấn tượng sâu sắc với “những con gà tây hoang dã.”

Bản ghi chép trực tiếp duy nhất về những món người hành hương đã ăn trong bữa tiệc tạ ơn đầu tiên từ sử gia Edward Winslow cũng nhắc đến việc thủ lĩnh của Wampanoag, Massasoit, đã đến cùng 90 người đàn ông và hai cộng đồng đã cùng nhau tổ chức tiệc tùng trong ba ngày. Winslow viết rất ít về thực đơn, ngoài việc đề cập đến năm con nai mà Wampanoag mang đến và bữa ăn bao gồm "gà", có thể là bất kỳ loài gà vịt hay loài chim hoang dã nào được tìm thấy trong khu vực, bao gồm vịt, ngỗng và gà tây.
 
Các nhà sử học biết rằng các thành phần quan trọng của các món ăn truyền thống ngày nay không có trong bữa tiệc lễ tạ ơn đầu tiên đó hoặc ngược lại, như các món khoai tây và đậu xanh. Khả năng không có bột mì và khan hiếm đường ở New England vào thời điểm đó đã loại trừ bánh bí ngô và nước sốt cranberry. Một số loại bí, một loại thực phẩm chính trong chế độ ăn của người Mỹ bản địa, gần như chắc chắn được phục vụ vào hôm đó cùng với ngô và một số cá biển.
 
Truyền Thống Được Phục Sinh

Các nhà sử học chuyên nghiên cứu về sự tích và nguồn gốc của thực phẩm phát hiện ra rằng hầu hết các truyền thống của ngày Lễ Tạ Ơn hiện đại bắt đầu vào giữa thế kỷ 19, hơn hai thế kỷ sau lễ kỷ niệm thu hoạch đầu tiên của những người hành hương.

Việc tái tạo ngày lễ kỷ niệm của người hành hương đến New England như một ngày lễ lớn trên toàn quốc gia phần lớn là công việc của Sarah Hale. Sinh ra ở New Hampshire năm 1784, khi còn là một góa phụ trẻ, bà đã làm thơ để kiếm sống. Đáng chú ý nhất, bà đã viết bài đồng dao "Mary Had a Little Lamb."
 
Năm 1837, Hale trở thành chủ biên của cuốn sách Lady’s Book của tạp chí nổi tiếng Godey’s. Đặt nặng tôn giáo và truyền thống gia đình, một cách quyết liệt, họ đã vận động để tạo ra một ngày lễ quốc gia hàng năm “Lễ Tạ Ơn và Ngợi Ca” để kỷ niệm lễ tạ ơn của những người hành hương.

Hale và các đồng nghiệp của bà dựa vào truyền thuyết năm 1621 để biện minh cho lịch sử. Giống như nhiều người cùng thời, bà cho rằng những người hành hương đã ăn gà tây trong bữa tiệc đầu tiên của họ vì có rất nhiều gà tây hoang dã ăn được ở New England.

Chiến dịch khôi phục kỷ niệm ngày lễ này đã phải kéo dài hàng thập kỷ, một phần là do người miền Nam da trắng thiếu nhiệt tình. Nhiều người trong số họ coi một ngày lễ kỷ niệm khác sớm hơn của những người thuộc địa Virginia để vinh danh các tàu tiếp tế đến Jamestown vào năm 1610 là tiền lệ quan trọng hơn.

Sự vắng mặt của người miền Nam phục vụ trong Quốc hội trong cuộc Nội chiến đã cho phép Tổng thống Abraham Lincoln tuyên bố Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ quốc gia vào năm 1863.

Chiến Dịch Quảng Cáo Gà Tây

Tạp chí Godey's, cùng với các phương tiện truyền thông khác, đã chào đón ngày lễ, viết đầy các trang báo của họ các công thức nấu ăn từ New England và thực đơn nổi bật với món gà tây.

“Chúng tôi dám nói rằng hầu hết Lễ tạ ơn sẽ diễn ra dưới hình thức thú vui ẩm thực,” Tờ Augusta Chronicle của Georgia đã chạy tít to như thế vào vào năm 1882. “Mỗi người có đủ khả năng mua hoặc sở hữu gà tây sẽ hy sinh loài gia cầm cao quý vào ngày này.”

Một lý do chọn gà tây là vì: Một con gà tây nướng sẽ trở thành tâm điểm hoàn hảo cho lễ kỷ niệm.

Điều thứ hai là gà tây cũng rất thiết thực để phục vụ cho một đám đông lớn. Gà tây lớn hơn các loài chim khác, được nuôi hoặc săn bắt để lấy thịt và sản xuất một con gà tây rẻ hơn so với bò hoặc lợn. Các thuộc tính của loài chim đã khiến người châu Âu kết hợp gà tây vào chế độ ăn của họ sau khi họ thuộc địa hóa châu Mỹ. Ở Anh, vua Henry VIII thường xuyên thưởng thức món gà tây vào ngày lễ Giáng sinh, một thế kỷ trước bữa tiệc ngày lễ của những người hành hương.

Gà Tây Gắn Liền với Giáng Sinh và Các Ngày Lễ Hội ở Châu Âu

Gà tây đã củng cố vị trí là món ăn Giáng sinh được ưa chuộng ở Anh vào giữa thế kỷ 19.

Một lý do cho điều này là vì Ebenezer Scrooge trong “A Christmas Carol” của Charles Dickens đã tìm cách chuộc lỗi bằng cách thay thế con ngỗng gầy còm của gia đình Cratchit nghèo khó bằng một con gà tây khổng lồ.

Được xuất bản vào năm 1843, bức tranh mô tả bữa ăn gia đình cầu nguyện của Dickens ngay lập tức bán chạy nhất truyền cảm hứng cho Lễ Tạ Ơn được lý tưởng hóa của Hale.

Mặc dù hồ sơ lịch sử không nhắc tới, nhưng cũng không phủ nhận người hành hương có ăn ăn gà tây hay không vào năm 1621. Điều chắc chắn là gà tây đã được phục vụ tại các lễ kỷ niệm ở New England trong suốt thời kỳ thuộc địa và loài chim này đã trở nên gắn liền với những bữa tối ăn mừng mùa thu hoạch đến nỗi ngày Lễ Tạ Ơn còn được là Ngày Gà Tây,  ít nhất là kể từ năm 1870.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bánh tráng cuốn là một món ăn phổ biến ở Việt Nam, thịnh hành khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Người mình có thể dùng món cuốn để khai vị, nhấm nháp cùng rượu, bia hay ăn thành bữa hẳn hòi với một món cuốn duy nhất cũng được.
Sau khi phong trào phản Thanh phục Minh thất bại, hàng triệu người Trung Hoa dùng tàu bè chạy xuống phương nam trốn sự truy sát của nhà Thanh. Trong số họ có một bộ phận kéo đến vùng đất thuộc miền nam nước ta ngày nay. Ban đầu họ tụ tập lại ở vùng Cù Lao Phố (Biên Hòa – Đồng Nai), sau vì trợ giúp Nguyễn Ánh nên bị Tây Sơn triệt hạ. Họ lại kéo về vùng đất Gia Định. Có thể kể hai nhóm tiêu biểu nhất của những người Hoa chạy nạn này là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên. Họ mang cả gia tộc, gia nhân và quân binh theo...
Khu nghỉ dưỡng Harrah's Resort Nam California thông báo hiện đang nhận đặt chỗ cho buổi khai trương rất được mong đợi của nhà hàng mới Gordon Ramsay HELL'S KITCHEN, được sáng tạo bởi đầu bếp nhiều sao Michelin cũng là nhân vật truyền hình nổi tiếng, Gordon Ramsay. Nhà hàng sẽ chính thức khai trương, bắt đầu phục vụ vào Thứ Sáu, ngày 12 tháng 8 năm 2022, lúc 4:00 chiều. Nhà hàng Gordon Ramsay HELL’S KITCHEN đầu tiên và là địa điểm lớn nhất cho đến nay tại California sẽ có sức chứa lên đến 332 thực khách.
3. Cơm hến – Huế Người Việt Nam bao giờ cũng ăn cơm nóng, còn cơm hến của xứ Huế lại được chế biến từ cơm nguội đánh tơi nhưng cơm hến được nấu từ thứ gạo ngon nên vẫn mềm dẻo. Ăn cơm hến tưởng như là một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà đơn giản như hến luộc, nước hến, hoa chuối thái rối, khế chua, rau răm... Cơm hến hòa cùng vị bùi của đậu phộng, vị cay của ớt, vị đậm đà của mắm ruốc, tạo nên một món thanh đạm. Cơm hến là món khá cay, có mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon của cơm hến. 4. Cơm Âm phủ - Huế Cơm Âm phủ là một món ăn có từ lâu đời của đất cố đô, rất đậm “chất Huế” gồm nhiều nguyên liệu tạo thành, đa màu đa sắc nhưng lại rất bình dân. Cái tên nghe rất lạ,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.