Hôm nay,  

Quý Vị Là Cú Mèo Thức Đêm Hay Chim Sâu Dậy Sớm?

10/11/202300:00:00(Xem: 3276)

cu dem

Một số người thấy mình hoạt động tốt hơn vào ban đêm, còn một số khác thì cảm thấy nhiều năng lượng hơn vào buổi sáng. (Nguồn: pixabay.com)


Thời gian là tất cả. Dù là người dậy sớm hay thức khuya, việc lắng nghe đồng hồ sinh học bên trong cơ thể có thể là chìa khóa thành công. Từ học hành cho đến công việc và hơn thế nữa, chúng ta sẽ thực hiện tốt các công việc khó vào những thời điểm trong ngày phù hợp với nhịp sinh học của mình.
 
Nhịp sinh học là chiếc máy đo thời gian sinh học mạnh mẽ, điều khiển các hoạt động sinh lý và trí tuệ của mỗi người trong suốt một ngày. Các đỉnh điểm và tối điểm trong nhịp sinh học của mỗi người đều khác nhau. Một số người thuộc kiểu người của ban sáng (kiểu ‘chim sâu dậy sớm’) năng nổ, hoạt động hiệu quả và cảm thấy sảng khoái nhất là vào buổi sáng. Một số khác thuộc kiểu ‘cú đêm’, họ cảm thấy bùng nổ năng lượng nhất là vào lúc chiều sập tối, và hoạt động tốt nhất vào buổi tối hoặc đêm khuya. Cũng có một số người không thể hiện rõ là họ hợp với buổi sáng hay buổi tối, được coi là kiểu trung lập.
 
Vậy, liệu kiểu thời gian sinh học có ảnh hưởng đến hiệu suất và tinh thần của chúng ta hay không? Hiểu được các kiểu thời gian sinh học khác nhau có thể giúp mọi người sắp xếp công việc của mình một cách tối ưu nhất.
 
Tại sao thời gian sinh học lại quan trọng?
 
Quý vị có thể tìm ra kiểu thời gian sinh học của mình bằng một bài kiểm tra với các câu hỏi đơn giản nhằm đánh giá những thứ như mức độ tỉnh táo, thời gian hoạt động và nghỉ ngơi ưa thích cũng như hiệu suất trong suốt cả ngày. Ngay cả khi không làm bài kiểm tra này, hầu hết mọi người đều có thể cảm nhận được mình là chim sâu dậy sớm hay cú đêm, hoặc có lúc này lúc nọ. Quý vị có thức dậy sớm, không cần chuông báo thức, mà vẫn cảm thấy tỉnh táo? Quý vị có mệt mỏi uể oải và sẵn sàng lên giường ngủ trước 9 giờ tối? Nếu có, quý vị có thể thuộc tuýp ‘chim sâu buổi sáng.’ Quý vị có hay thức khuya và thức dậy với cảm giác lờ đờ, uể oải? Quý vị có thấy mình tỉnh táo hoạt động năng nổ nhất vào ban đêm? Nếu có, quý vị có thể thuộc tuýp ‘cú đêm.’
 
Mọi người thực hiện tốt nhất các hoạt động thử thách trí óc – từ chú ý và học hỏi cho đến giải quyết vấn đề và đưa ra những quyết định phức tạp – khi những hoạt động này được đồng bộ hóa với đỉnh thời gian sinh học cá nhân của họ. Điều này được gọi là hiệu ứng đồng bộ. Cho dù quý vị là người kiểm soát không lưu phải giám sát radar, giám đốc tài chánh phải xem xét hàng tá báo cáo hay học sinh trung học đang học thi, hiệu ứng đồng bộ này đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của quý vị.
 
Phần lớn bằng chứng về tác động đồng bộ đến từ các nghiên cứu được thực hiện trên cả những người thuộc tuýp dậy sớm và thức khuya. Những người có kiểu thời gian sinh học mạnh sẽ có cảm giác rõ ràng hơn và có khả năng duy trì sự chú ý tốt hơn trong khoảng thời điểm cao điểm so với thời gian thấp điểm trong ngày. Trí nhớ của họ rõ hơn, khả năng nhớ lại tốt hơn và thành công hơn trong việc ghi nhớ các “việc cần làm” như uống thuốc.
 
Mọi người cũng ít có khuynh hướng suy nghĩ lan man và ít bị phân tâm hơn vào thời gian cao điểm của họ. Thí dụ: một nghiên cứu cho thấy vào các thời gian cao điểm trong ngày, người ta dễ dàng loại ra những thứ không liên quan và tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt hơn.
 
Hiệu ứng này cũng ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức cấp cao như thuyết phục, lý luận và ra quyết định. Các nghiên cứu về người tiêu dùng đã phát hiện ra rằng mọi người sẽ sáng suốt hơn, hay hoài nghi và hay phân tích hơn vào thời gian cao điểm của họ. Họ đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn vào các nhiệm vụ được giao và tích cực tìm kiếm những thông tin quan trọng hơn. Do đó, người ta sẽ đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn, ít thiên vị hơn và dễ phát hiện lừa đảo hơn.
 
Vào những thời gian thấp điểm hay tối điểm, chúng ta sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải quyết vấn đề và có khuynh hướng bất cẩn hơn, đưa ra quyết định nhanh chóng mà không phân tích tính huống một cách kỹ lưỡng, khiến họ dễ lung lay trước những chiêu trò tiếp thị hào nhoáng. Ngay cả hành vi ứng xử liên quan đến đạo đức cũng có thể bị ảnh hưởng vào những khoảng thời gian thấp điểm: người ta có nhiều khả năng gian lận, chơi chiêu hơn.
 
Trong học hành và công việc
 
Các khả năng tinh thần cơ bản bị ảnh hưởng bao gồm sự chú ý, trí nhớ và tư duy phân tích. Đây đều là những kỹ năng góp phần vào sự thành công trong học hành. Mối liên quan này đặc biệt có ý nghĩa đối với thanh thiếu niên, những người có khuynh hướng làm cú đêm nhưng lại thường phải dậy sớm đi học.
 
Một nghiên cứu đã chỉ định ngẫu nhiên hơn 700 thanh thiếu niên làm bài kiểm tra vào sáng sớm, xế trưa hoặc chiều. Nhóm người ‘cú đêm’ có điểm kiểm tra thấp hơn so với nhóm ‘chim sâu’ trong cả hai buổi kiểm tra sáng, nhưng kết quả kiểm tra vào buổi chiều thì lại khác. Thời gian học, thi vào sáng sớm có thể khiến các học sinh ‘cú đêm’ bị chậm một bước so với ‘chim sâu.’
 
Thời gian trong ngày cũng có thể là yếu tố cần cân nhắc khi tiến hành đánh giá các chứng rối loạn nhận thức như rối loạn thiếu tập trung hoặc bệnh Alzheimer. Việc sắp xếp thời gian có thể đặc biệt quan trọng đối với những người cao niên, những người có khuynh hướng dậy rất sớm và thường chịu các tác động rõ ràng hơn so với những người trẻ tuổi. Một số biện pháp tâm lý thần kinh quan trọng dùng để đánh giá tình trạng bệnh trên cũng nên cân nhắc vấn đề thời gian sinh học. Bỏ qua hiệu ứng này có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của chẩn đoán và hiệu quả điều trị.
 
Tất nhiên, hiệu ứng sinh học này không ảnh hưởng đến hiệu suất của tất cả hoạt động hoặc của tất cả mọi người. Những công việc đơn giản, dễ dàng – như nhận diện khuôn mặt hoặc địa điểm quen thuộc, nhớ số điện thoại của người thân hoặc nấu ăn – khó có thể thay đổi theo thời gian sinh học. Hơn nữa, không phải người trẻ tuổi nào cũng là kiểu thức khuya hay dậy sớm rõ rệt, nên hiệu suất của họ cũng không quá khác biệt theo nhịp sinh học trong ngày.
 
Còn đối với những người thực sự là tuýp người dậy sớm hoặc cú đêm, họ nên sắp xếp giải quyết những việc khó khăn nhất vào những thời điểm phù hợp với nhịp sinh học của mình. Đôi khi chỉ cần những cải tiến nhỏ để mang về hiệu suất cao, và để ý đến điều này có thể là một bí quyết dẫn đến thành công.
 
Việt Báo biên dịch

Nguồn: “What’s your chronotype? Knowing whether you’re a night owl or an early bird could help you do better on tests and avoid scams” của Cindi May, được đăng trên trang TheConversation.com.


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Những vụ tai tiếng liên quan đến dối trá xuất hiện nhan nhản trên các trang tin tức dạo gần đây. Hunter Biden bị buộc tội khai man khi mua súng. Dân biểu Đảng Cộng Hòa George Santos bị cáo buộc đã dối trá đủ điều, bao gồm cả việc lừa các nhà tài trợ thông qua bên thứ ba, để lạm dụng số tiền quyên góp được. Rapper Offset thừa nhận đã ‘xạo sự’ trên Instagram về việc vợ mình, Cardi B, không chung thủy.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Cuối thế kỷ 19, những tờ rơi và mẫu quảng cáo Southern California và Florida tràn ngập hình ảnh những vườn cam và các khách sạn mang hơi hướng Tây Ban Nha với vườn cọ xanh mướt, hứa hẹn rằng mùa đông sẽ không còn băng giá. Viễn cảnh về một “nước Ý kiểu Mỹ” đã khiến người người người nuôi mộng tưởng và yêu thích không thôi. Florida và California vẽ ra một khung cảnh đầy ánh nắng thơ mộng, một cuộc sống viên mãn, với khí hậu đẹp như mơ.
Vào năm 2020, tác giả Michael Rosen đã vào bệnh viện vì bị dính Covid-19 và đã ở trong đó 40 ngày trong tình trạng bị hôn mê. Sau đó, ông có một giấc mơ kỳ lạ và sống động: ông ở Land’s End tại Cornwall ngay bờ vực của vách đá nguy hiểm. Ông cố gắng chui qua cái lỗ trên vách để được an toàn nhưng bị mắc kẹt. “Ngay sau giấc mơ, tôi có thể nhớ cảm giác đầu tiên rằng nó rất thật, rằng tôi đã ‘ở đó’ trên vách đá với vợ của tôi, Emma, đã giúp tôi. Tôi thật sự cảm thấy giống như điều đó đã xảy ra,” theo Rosen kể lại. “Điều này ở mãi với tôi. Đôi khi tôi bắt gặp chính mình suy nghĩ rằng thực sự có lúc tôi đã bị mắc kẹt trên đỉnh vách đá phía bên trái của bức tường đá khô cách mặt biển cả trăm feet ở dưới, và rằng có một cái lỗ thông qua mà tôi có thể chui qua và Emma đã đẩy tôi qua.”
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
Ngày 30 tháng 5 năm 2023 đã ghi nhận một kỷ lục mới khi cùng lúc có 17 người bay lên trên quỹ đạo quanh Trái Đất. NASA và các cơ quan hàng không vũ trụ khác đang lên kế hoạch cho nhiều sứ mệnh có chở theo người hơn. Các công ty thương mại cũng đang ấp ủ nhiều dự án đưa con người lên vũ trụ. Cơ hội du hành vũ trụ của nhân loại đang rộng mở.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.