Hôm nay,  

Nhìn Xuyên Giả Dối

31/03/202300:11:00(Xem: 2321)
 
To-tell-a-lie
 
Nói dối là một đặc tính trong thời đại hôm nay, đầu thế kỷ 21. Có ba loại người: Nói dối chuyên nghiệp vì có mục đích. Nói dối luôn miệng vì thói quen. Nói dối khi cảm thấy cần thiết hoặc sợ hãi. Nói không đúng sự thật nhưng tưởng mình nói thật, cũng là một cách dối. Nói thật và nói dối trên căn bản đối nghịch nhau, nhưng đôi khi, cả hai là một.

Vì hầu như vô tình hay cố ý, ít ai thực sự nói thật. Chẳng phải thích thú khi nhìn rõ tim đen của người đang ba hoa cố thuyết phục mình một chuyện gì có lợi cho anh ta? Chẳng phải tức cười khi biết anh này muốn tán tỉnh, nhưng cố nói những lời nghiêm túc? Lào sao biết được? Hãy tập nhìn xuyên giả dối
Tìm người nói thật và đúng sự thật là chuyện hiếm hoi, trước hết, vì ngày nay, sự thật lớn là gì, không ai biết. Còn sự thật nhỏ, chỉ thật một cách tương đối, mỗi người tin khác nhau. Do sức tưởng tượng, do mức độ hiểu biết, nhất là do lợi ích riêng mà sự thật tương đối sẽ khác biệt trong mỗi người, rồi có khi hai sự thật tương đối lại đối nghịch nhau.

Tuy nhiên, không phải hoàn toàn tuyệt vọng. Loại người nói dối chuyên nghiệp và nói dối vì thói quen, hết thuốc chữa và nên tránh xa, ngoại trừ không thể nào. Loại người nói dối vì cần thiết, hoặc nói dối vì tin mình nói thật, họ có sự trung thực. Trung thực là nói đúng với suy nghĩ và tâm tư của minh. Trong khi thành thật là không nói dối với người khác. Trung thực là không nói dối với chính mình. Số người nói dối đông gấp ba số người trung thực. Có những xã hội, 90% là người dối.

Làm sao để phân biệt người nói dối và người trung thực? Có vài phương pháp. Hôm nay, chúng ta chia xẻ cách thứ nhất: Nhìn Xuyên giả dối.
Nghĩa là chúng ta không nghe lời nói bằng tai, mà nghe cử chỉ, hành vi, hành động của người đang nói hoặc sắp nói bằng mắt.

Picture5Picture6Picture7
Người ta nói, hình ảnh không nói dối. Hành vi là một chuỗi hình ảnh nối nhau, tất nhiên gần như trung tín. Ngoại trừ điệp viên và những ai lão luyện giang hồ, đám đông còn lại thông thường họ biểu lộ ý nghĩ, ý muốn một cách trung thực qua cử chỉ và hành vi. Tâm lý xã hội học gọi là ngôn ngữ thân thể.

Trong việc giao tiếp hàng ngày, người ta có một số thái độ chung và một số thái độ riêng bộc lộ cá tính, tâm tình, ý đồ, và dự tính. Câu nói, coi mặt bắt hình dong, phải cẩn thận khi áp dụng, vì ngày nay, giả dạng, giả vờ rất nhiều, thấy vậy mà không phải vậy.

1. Ngôn ngữ mắt.

Nhìn thẳng và lắng nghe đôi mắt của những người đối diện. Trước hết, lời nói từ ánh mắt mình cho họ biết mình đang theo dõi, tìm hiểu, thậm chi, trong vài trường hợp là thẩm vấn. Vì vậy một lúc sau, những đôi mắt khác sẽ bắt đầu trả lời. Ví dụ như những kẻ đang nói dối, mắt sẽ láo liên; dù nói dối lì lợm, vẫn e dè khi nhìn thẳng vào mắt người đang theo dõi; những ai si tình, ánh mắt khờ dại; những ai muốn làm thân, ánh mắt cười cười; những ai không ưa mình, ánh mắt lạnh lùng nhìn sang hướng khác; Còn như ánh mắt dịu dàng hoặc e lệ, đố các bạn, mắt đang nói gì? Ngôn ngữ mắt cho chúng ta biết nhiều trung thực hơn lời nói. Nhìn mà hai mắt thỉnh thoảng chớp là họ đang lắng nghe mình nói; nhìn mà nháy một mắt là chọc ghẹo; nhìn mà lơ là, người đó sắp bỏ đi. Tuy nhiên phải cẩn thận, chúng ta không nên nhìn người khác đăm đăm quá lâu, mất lịch sự, hoặc họ tưởng mình đã say mê. Đừng chú ý quá mức khiến mắt tự nhiên trợn trừng, trông hung ác.

Đôi mắt là nơi tâm tình thể hiện nhiều nhất. Vui buồn thương giận ghét yêu đều phát quang mãnh liệt. Ngay cả suy nghĩ, cũng có thể tiết lộ qua mắt nhìn. Nắm bắt được ngôn ngữ này, biết rõ hơn nghe nói.
 
2. Ngôn ngữ miệng.

Môi ngậm mím lại, đang tập trung tinh thần; môi hở với mắt nhìn, nghĩa là say mê; mím môi bạnh miệng, đang chê bai thầm; thè lưỡi liếm môi nhiều lần, đang nghĩ chuyện khác.

Muốn phân tích nụ cười phải viết một cuốn sách. Trong phép sống lâu, nụ cười của phụ nữ là nguy hiểm nhất. Nụ cười con nít là thân ái nhất. Nụ cười đàn ông là mưu đồ nhất. Và không có nụ cười nào lớn lao, thương mến hơn nụ cười của mẹ.

Picture8
Nụ cười giả thường khi có tính toán, nhưng cũng có khi vì lơ là không muốn theo dõi câu chuyện. Cười rộng nhe răng thường khi vì vui vẻ, cũng có khi vì sợ hoặc cười cầu tài.
Nụ cười ngàn vàng của mỹ nhân Bao Tự. Chu u Vương (774-771 TCN) say mê mỹ nhân Bao Tự nhưng chưa bao giờ thấy nàng cười. Nịnh thần hiến kế đốt phong vũ đài cho chư hầu kéo binh về cứu kinh đô. Ngơ ngác không thấy giặc, chư hầu lầm lũi quay về. Cảnh này khiến Bao Tự bật cười, Chu U Vương thưởng cho nịnh thần 1,000 lạng vàng. Giờ đây cũng có nhiều người trả ngàn lạng để mua nụ cười sòng bạc.

3. Ngôn ngữ đầu.

Cái đầu gục gặc, lúc lắc, vậy mà nói ra rất nhiều chuyện. Gục gặc đầu với mắt nhìn chăm chú là cổ võ. Gục gặc mà lơ đễnh là hết muốn nghe hoặc chuẩn bị bỏ đi. Người nghiêng đầu về hướng mình là tỏ ý muốn theo dõi câu chuyện. Ai gật đầu quá nhiều tỏ vẻ tán thưởng, thường chỉ là giả vờ ngoài mặt, hoặc đang có ý định nhờ vã. Dĩ nhiên phải khấu trừ trường hợp người ngủ gật vì chán nghe.

4. Ngôn ngữ tay.

Người ta thường dùng tay diễn tả kèm theo lời nói, nhưng ngôn ngữ tay trung thực hơn. Hai tay vòng trước ngực, người khép kín, muốn theo dõi người khác; hoặc thiếu tự tin; hoặc phản đối tiêu cực. Hai tay thả dài, bàn tay cầm nhau dưới bụng, người thiếu tự tin, đang chờ đợi. Hai tay thọc túi quần, người tự cảm thấy dư thừa. Hai tay bồn chồn, người muốn bỏ đi hoặc chờ đến phiên mình phát biểu. Hai tay chống nạnh, không cần phải giải thích, ai cũng biết. Hai tay kẹp lại để sau đầu, dựa ngửa, tìm thoải mái, không quan tâm hoặc muốn nhắn người khác, mệt rồi, xin đổi đề tài.

Gõ ngón tay, bẻ ngón tay, dấu hiệu thiếu kiên nhẫn, chán nản. Hay tay khoanh nhưng một tay chống cằm, tỏ sự nghi ngờ, hoặc không vừa lòng lắm. Vuốt tóc, vuốt mũi, ngoáy tai, ngụ ý không quan tâm.
 
Dùng hai tay hỗ trợ cường điệu diễn tả lời nói, lời đó thường không thật. Hai tay bất động khi nói, bày tỏ tình trạng bất đắc dĩ phải lên tiếng. Hai tay chắp lại trước ngực, khi nói, bày tỏ lòng khiêm nhường, nhưng hơi làm cảnh.

5. Ngôn Ngữ Đứng.

Đứng thẳng trên hai chân, tỏ sự trang trọng và tôn trọng người đối diện; Đứng dang hai chân, vòng tay trước ngực, ngụ ý chờ đợi hoặc biểu dương nam tính; Đứng chân trước chân sau, ngụ ý chuẩn bị tiến tới, tham gia, hoặc sắp bỏ đi. Đứng tréo chân, vòng tay, người giữ khoảng cách, hoặc ngầm phản đối. Đứng dang hai chân, chống tay lên bàn, người trong tư thế sẵn sàng tấn công hoặc phản công bằng lời nói.
 
6. Ngôn Ngữ Ngồi.

Picture9
Kiểu A: Vô tư. Dễ dàng theo ý chung của mọi người. Bản tính khôi hài. Không quan tâm người khác nghĩ gì. Có trí tưởng tượng mạnh. Có thế giới riêng để sống. Là bạn tốt.

Kiểu B: Người có ý tưởng lành mạnh nhưng ít tin người khác. Muốn chiếm lòng tin của họ khá khó khăn. Họ sâu sắc và thú vị khi trò chuyện.

Kiểu C: Lòng tự tin cao. Lòng tự hào cũng cao. Hiểu rõ mình là ai. Thích đám đông. Thích được chú ý. Đam mê việc làm.

Kiểu D: Người hòa nhã, thân thiện, trung thực. Đôi khi yếu lòng. Khi yêu, người này không có điều kiện.

Kiểu E: Người linh hoạt, dễ thích nghi. Hiểu biết sâu rộng. Tính kiên trì. Khi đã quyết định, ít chịu bỏ cuộc. Có thể ngoan cố nhưng tạo được thế lực trong đám đông.
 
Dĩ nhiên, đây chỉ là những điều khái quát. Những hành vi, cử chỉ chung chung sẽ thay đổi hoặc gia giảm bởi cá tính. Ví dụ, ánh mắt giận dữ của người nóng tính khác với ánh mắt giận dữ của người thánh thiện. Muốn trở thành chuyên gia hoặc cao thủ, phải quan sát, thu nhận, suy nghĩ, và áp dụng hàng ngày.

Trước hết là quan sát chính mình. Khi nói dối, phản ứng mặt mày tay chân ra sao. Sau đó, theo dõi người thân, bạn bè gần gũi, vì dễ nhận ra khi nào họ nói dối, khi nào trung thực, và phản ứng đi kèm với những trạng thái này.

Một thời gian sau, bạn có thể trở thành một người nhạy cảm với phương pháp nhìn xuyên giả dối. Tuy nhiên, phải suy nghĩ kỹ, vì khi bạn thành chuyên gia, bạn sẽ cô đơn, vì sợ hãi tâm địa con người xung quanh.

Nếu chồng hoặc vợ hoặc người thân quen là những người thường xuyên hay chuyên nghiệp nói dối, xin chia buồn với nỗi khổ đau của bạn. Không có gì mệt mỏi và trầm cảm cho bằng sống chung với người nói dối như nói thật.

Thế giới hôm nay cần thêm nhiều những người trung thực.
 
Ngu Yên
         (Đón đọc bài tiếp theo: Nhìn Xuyên Tâm Lý.) 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hằng năm, cứ đúng ngày 15 tháng Chạp, dù bận cách mấy vợ tôi cũng không hề quên việc lặt lá cho cây mai trong sân nhà. Nếu thời điểm này trời tạnh ráo, thường là cây mai sẽ nở hoa thật đẹp vào Tết nguyên đán.
Năm nay, 2020 đánh dấu 200 năm thi hào Nguyễn Du qua đời (1820-2020). Trang Từ Điển Bách Khoa www.newworldencyclopedia.org đã xếp thi hào Nguyễn Du ngang hàng với thi hào Homer của Hy Lạp và thi hào Shakespeare của Anh Quốc.
Trong năm 2020, thế giới sẽ chào mừng 250 năm ngày sinh của Ludwig van Beethoven (1770-1827) trong khi người Việt Nam chúng ta thì nhớ tới Nguyễn Du, đã tạ thế đúng 200 năm về truớc.
Trong cương vị của một cá nhân, một người học sử và hiểu rõ tầm quan trọng của lịch sử, ngày Tết tôi nghĩ về sự mất mát của lịch sử, của kinh nghiệm, của trí ức. Thành vậy nên dịp Tết này tôi thành tâm kêu gọi mọi người quan tâm đến lịch sử và hãy kể hoặc viết lại lịch sử của mình hầu góp phần duy trì lịch sử cho thế hệ mai sau cũng như góp phần dệt nên một bức tranh lịch sử Việt Nam và con người Việt Nam đa dạng và phong phú hơn những gì đang có trong sách sử.
Thi hào Nguyễn Du (1766–1820) mang trong tâm rất nhiều nỗi buồn sâu thẳm… Đó là điểm nổi bật khi đọc lại thơ Nguyễn Du, nơi đó từng trang sách, từng câu văn là những suy nghĩ rất buồn.
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ sinh ngày Mùng Hai Tết Quí Hợi, nhằm ngày 17/02/1923. Từ lâu, ông đã là vị niên trưởng của văn giới Việt Nam. Năm nay, Canh Tý 2020, Ông đã qua 8 con giáp và tròn 97 tuổi vào đúng ngày mùng 2 Tết, nhà văn ung dung tự tại, có mặt tại các chương trình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trong cộng đồng.
Lời tòa soạn: Từ Franz Kafka đến Milan Kundera, hai nhà văn kiệt xuất của thế kỷ XX. Cả hai đều có chung một nền tảng văn hóa, một khảo hướng và một chủ hướng văn học: làm mới văn chương và dùng tiểu thuyết để nói những điều chỉ tiểu thuyết mới nói được. Cả hai đều để lại cho hậu thế những kiệt tác văn học, ảnh hưởng bao trùm gần như toàn thể nhân loại. Kafka sống vào đầu thế kỷ, Kundera vẫn còn tại thế dù năm nay, 2020, đã trên 90 tuổi. Việt Báo hân hạnh gửi đến độc giả Việt bốn phương ít dòng tiêu biểu của hai nhà văn lừng lẫy này qua phần chuyển ngữ và giới thiệu của dịch giả Trịnh Y Thư.
Nhà văn Dương Hùng Cường sinh ngày 1/10/1934 tại Hà Nội. Ông gia nhập Không quân và học về cơ khí tại Pháp năm 1953. Ông là hạ sĩ quan phục vụ ở nhiều đơn vị từ 1955, đến những năm 1960 mang cấp bậc Chuẩn úy, làm việc tại Phòng Tâm lý chiến, Bộ Tư lệnh Không quân VNCH.
Thứ Hai, ngày 20 tháng 1 năm 2020, nước Mỹ ăn mừng sinh nhật lần thứ 91 của Mục Sư Martin Luther King, Jr., nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào nhân quyền và dân quyền Mỹ trong 2 thập niên 1950s và 1960s.
Vào một sáng mai thức sớm, ông già vừa ngâm nga câu hát “…Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về/Mùa bình thường/Mùa vui nay đã về…”. Nhìn qua khung cửa, mặt hồ Michigan mênh mông băng giá, gió và tuyết, ông nói một mình, mới đó mà đã 42 năm, mùa xuân trong suốt 42 năm ấy lặng lẽ qua khung cửa này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.