Hôm nay,  

Đọc Là Nghe Hay Thấy?

28/12/202110:32:00(Xem: 1702)

Bìa TTTN_2

 

Đọc sách là gì? Có bao giờ một ai trong chúng ta tự hỏi như vậy? Câu hỏi ngớ ngẩn. Đọc sách là đọc chữ nghĩa ý tứ trong sách. Đúng không?

Thi sĩ Mark Strand trả lời: “Mực chảy ra khóe miệng. / Không ai sung sướng như ta. / Nhai ngấu nghiến thi ca.” (Eating Poetry.)

Dĩ nhiên, thơ là ẩn dụ. Diễn ý ra văn xuôi, đọc là ăn ngôn ngữ trong sách. Ăn vì đói hiểu biết, vì trí tuệ cần dinh dưỡng, vì tinh thần cần được thuần hóa vẻ đẹp làm người. Ăn để sống. George R.R.Martin nói. “Một người đọc sống cả ngàn đời trước khi chết. Người không bao giờ đọc, sống chỉ một đời.” Chết đói vì thiếu ăn dễ thấy. Chết đói vì thiếu đọc, ít nhận ra.

Đọc sách địa phương và đọc sách ngoại quốc; ăn món ăn quê nhà, ăn món ăn xứ lạ; thám hiểm đất nước và thám hiểm thế giới. Tuy nhiên, không may, các hãng du lịch bị đóng cửa. Đành lên trên mạng tìm hiểu thế giới qua các hình ảnh, video, và bài viết. Đoạn văn gạch bên dưới có nghĩa tương xứng với “đọc sách dịch”. Người đọc nhiều sách dịch qua nhiều ngôn ngữ như nhà văn Anthony Burgess, để lại cho chúng ta kinh nghiệm: “Dịch thuật không chỉ là vấn đề của từ ngữ: Đó là vấn đề làm cho cả một nền văn hóa trở nên dễ hiểu.” (Translation is not a matter of words only: it is a matter of making intelligible a whole culture.) Nói một cách khác, đọc sách dịch là tìm hiểu văn chương vượt qua từ ngữ để đào sâu văn hóa ngoại. Vì lý do này, dịch không phải là chuyển ngữ, vì không chỉ đơn thuần chuyển đổi ngôn ngữ. Câu nói của Burgess đả phá toàn bộ cơ bản của châm ngôn: “dịch là sai.” Dùng để phản đối dịch. Dịch là sai, chủ yếu nói về ý nghĩa giữa bản gốc và bản dịch, trong khi dịch ngày nay xem ý nghĩa ngôn ngữ trong bình diện văn hóa dịch quan trọng hơn. Dịch là một hành động ngu. Không dịch, ngu hơn. Lý do ngu hơn, vì không biết văn hóa thế giới; nghĩa là không thể thông cảm, chia sẻ với người khác màu da, khác địa lý, khác ngôn ngữ; không thể kinh nghiệm được trí tuệ, tâm tư có khả năng kỳ lạ, vượt ra sự hiểu biết của một dân tộc, một cá nhân. Làm người, không ai ở một mình. Ngày xưa, ở với dân tộc, bây giờ, ở với cả thế giới.

Nếu dịch là vấn đề từ ngữ, sát nghĩa, chỉ cần cuốn từ điển dày là đủ. Nếu dịch là “làm cho cả một nền văn hóa trở nên dễ hiểu,” Có nghĩa dịch phải ra ngoài từ điển, hơn nữa, phải theo ý riêng, sở học, và sự chọn lựa của dịch giả, như vậy, dịch đúng là không sát, nếu bắt bẻ, sẽ trở thành sai. Biết sai mà vẫn dịch là ngu. Biết ngu mà vẫn dịch là vì cái gì?

Dịch thuật không phải như đi trên con đường hạn hẹp mà đi trên xa lộ lớn, có nhiều “len”. Muốn đi ở giữa hoặc hai bên hoặc sang len này đổi len kia là tùy người dịch, miễn, xa lộ dẫn đến nơi dự định. Đừng đi lạc ra ngoài. Đừng đi đến một nơi khác. Vì vậy, vào thế kỷ 21, học thuật đặt ra vấn đề dịch thay đổi tùy theo mục đích của bài dịch.

Sự lầm lẫn của người ta về nhiệm vụ cảnh sát công lộ đã quá sâu đậm. Trước công việc bắt phạt những ai phạm luật lưu thông, họ có trách nhiệm khuyến khích và cổ vỏ nhưng người có bằng lái xe và tuân theo luật đi đường. Cảnh sát thừa biết hơn ai hết, luật lệ là lý thuyết và lái xe giỏi có nhiều kiểu khác nhau. Những cảnh sát mang huy hiệu hàn lâm thường chăm bẩm lo phạt lỗi, mà quên ý nghĩa và lợi ích của lưu thông. Cản trở việc đọc sách nên phạt tội gì?  



Còn như, tự cản trở mình đọc sách, phạm tội gì?

Chẳng có tội gì. Nếu có, chắc phải là tội nghiệp.

Đọc để thu hút dinh dưỡng, tất phải nếm đủ ngọt bùi chua cay đắng. Có sách dễ nuốt, có sách khó nhai, sách như The Curtain của Milan Kundera, đọc bảy lần, chưa nát. Philosopher of the Sleepless Night của Lev Shestov, đắng chát hơn nhai vỏ lựu. Cay quá chịu không nổi thì hạ xuống cay vừa vừa, từ Faulkner xuống Hemingway. “Nghĩ trước khi nói. Đọc trước khi nghĩ.” (Think before you speak. Read before you think. Fran Lebowitz.) Thuốc đắng giã tật. Sách chua chát đắng cay giã não.   

Đọc sách là nghe bằng mắt và độc thoại bằng tưởng tượng. Trong thực tế, đọc để hiểu sách, là khi đọc, nghe được âm thanh chữ nghĩa vang lên âm thầm bên trong bộ não, cho đến một lúc, âm thanh đó vang lớn, thu hút sự chú ý, tách lìa người đọc ra khỏi thế giới thường trực, để quyền lực tưởng tượng vừa dẫn giải vừa tiêu hóa những gì ở phía sau chữ nghĩa.

Nghe được chữ gần giống người mù thấy được âm thanh. Hiểu biết đó không còn là kiến thức mà trở thành “kinh nghiệm ý thức” (*) vì kiến thức đó đã được đưa vào bộ tiêu hóa của mạng lưới sống. Tâm tư đó thú vị, say sưa, đôi khi đê mê. Đây không phải là điều gì bí ẩn hoặc mầu nhiệm, chỉ là một chuyện bình thường, tự nhiên, như uống một ly nước lạnh giữa đường đi nóng nực (có khát uống lạnh mới đả); như đang câu cá thấy được cá cắn câu (giật lên, cá trì lại, biết cá lớn, mới đả); như đọc Brief Answers to the Big Questions (kéo ra, Stephen Hawking giữ chặt, giật được ý tưởng hay khỏi tay ông, mới đả).

Gần đây, ngủ mơ, thấy những nhân vật trong truyện dịch đến chơi. Họ khác tác giả, khác thời đại, khác ngôn ngữ, nhưng khi gặp gỡ, tụ họp, chuyện trò, ăn uống, cãi nhau, yêu nhau, đánh lộn … y như người Việt chúng ta vậy, thậm chí họ biết ăn nước mắm. Đời sống ban ngày yên tĩnh, về đêm tưng bừng. Như vậy, làm sao có thể cô đơn?

Họ không bao giờ đến tay không, mỗi khi thăm viếng họ đều mang theo quà: những phẩm chất khác thường trong đời sống. Những món quà trong mơ lại khiến lúc tỉnh thức suy nghĩ, gặm nhắm, bất chợt hiểu ra, đả đời. Đôi khi trong mơ lại có dịp bàn thảo món quà của người này với người kia. Chuyện này trở nên sôi nổi, mở rộng, đào sâu, đồng ý, phản đối … nhưng không ai giận ai, không ai từ ai, không ai chê lén sau lưng. Họ thật sự là những người bạn tốt.

Tôi sẽ gửi những bạn thân thiết của tôi đến bạn đọc. Mong các bạn tiếp đãi họ tử tế. Xin cảm ơn. Tôi chắc rằng họ sẽ mang đến bạn đọc nhiều món quà phẩm chất cao hơn đã tặng tôi.

                                                       
Ngu Yên, 2022.

(*) Albert Eistein: “The only source of knowledge is experience.”

 

Mời đọc và tải xuống miễn phí

Tuyển Tập Truyện Ngắn Thế Giới. Cuốn Hai

214 trang. 19 truyện.

https://www.academia.edu/66142956/Tuy%E1%BB%83n

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong buổi tiếp kiến ban biên tập nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh, trong tuần qua, dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người và nói: “Phụ nữ có khả năng nói ba ngôn ngữ: lý trí, trái tim và đôi tay”. Có phải Đức Thánh Cha muốn nói: Đối với phụ nữ ba điều này là một: Một người phụ nữ thông minh họ có thể dùng đầu óc mình để thành đạt trong học vấn, trong nghề nghiệp nhưng đồng thời với trí óc thông minh, trái tim mẫn cảm, họ cũng dùng thêm đôi tay của mình để tạo ra những sản phẩm đẹp đẽ và đầy trí tuệ, đầy tình yêu.
Trên Văn Việt ngày 16 tháng 2 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (University of New South Wales, Sydney, Úc) cho biết một số độc giả trên mạng đã hiểu một cách sai lầm rằng câu “Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ” là thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Từ chuyện ngộ nhận ấy, nhiều vị viết lời bình luận rằng Vũ Hoàng Chương là một người sắt máu, chẳng khác gì Tố Hữu ngoài Bắc. Cũng qua câu trên, có người cho rằng thơ văn miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà cũng “máu me” lắm chứ chẳng nhân bản, nhân văn gì. Theo Giáo sư Tuấn, “Sự thật có lẽ không phải vậy, mà chỉ là một sự bịa đặt trong một cuốn tiểu thuyết, cuốn Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý” (tức nhà văn, nhà biên khảo, Ủy viên Tuyên huấn Trung ương Trần Bạch Đằng). Giáo sư Tuấn cho biết là câu ấy không có trong bài “Lửa từ bi” của Vũ Hoàng Chương, và chụp lại bài thơ “Từ đây” trong tập thơ Hoa Đăng của thi nhân họ Vũ (Sài Gòn : Văn Hữu Á Châu, 1959) để chứng minh rằng câu thơ ghê gớm ấy cũng không có trong đó:
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Ngày Xuân Phân là ngày chính giữa của mùa Xuân theo âm lịch và cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân ở Bắc bán cầu theo dương lịch (Vernal Equinox). Trong ngày này, thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, nói cách khác là âm dương cân bằng. Nhờ thế vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, hoa sẽ dâng hương cho niệm xuân tình. Trong một ngày lập xuân nhiều thế kỷ trước, Sư Huyền Quang [?] ngẫu nhiên bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ bên song liền viết bài “Xuân Nhật Tức Sự”. Bài thơ tả người thiếu nữ đang thêu thùa, bỗng chim hoàng oanh líu lo từ lùm tử kinh bên ngoài khiến nàng ngừng mũi kim. Không tiếng lời vì xuân tràn trong ngỏ ý, ngoại cảnh cũng như tâm tư. Nói lời gì cũng bằng thừa khi mạch mới tràn dâng. Nụ đang chúm, không chỉ hoa, nụ còn là môi bung cánh sen, đỏ hường xuân thắm. Bởi vì bây giờ đã sang xuân. Xuân đang thì...
Ly dị, thông thường, bắt đầu bằng vết thương lòng. Những vết thương sâu đậm, máu chảy dai dẳng sẽ từ từ ẩn vào tiềm thức và ảnh hưởng vô thức hoạt động đưa ra những ý nghĩ về khuynh hướng ly hôn. Trong một số trường hợp, vết thương nhẹ, rướm máu sơ sài, nhưng bỗng dưng lớn chuyện, vì tự ái, vì tiếp tục tranh cãi, vì giận quá lỡ lời, vì bạo hành thiếu suy nghĩ. Từ đó, ly nước đã đổ xuống đất, làm sao để hốt lên? Trong một số trường hợp khác, có kẻ muốn ly dị vì nhiều lý do, từ tài chánh cho đến người thứ ba; từ xung đột trong đại gia đình đến thành công hoặc thất bại trên đường đời. Những trường hợp này vô cùng phức tạp, khó có thể giải thích cặn kẽ. Khó phân định lỗi phải. Tuy nhiên, có thể kết luận: Nếu yêu nhau đủ thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nhà nhân loại học Paul Bohannan đưa ra lý thuyết về ly dị, trình bày sáu giai đoạn riêng biệt mà một cá nhân sẽ trải qua trên đường ly hôn. Bohannan xác nhận: sáu giai đoạn có thể xảy ra theo thứ tự khác nhau và với cường độ khác nhau
Buổi ra mắt tập thơ “Tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
Đã năm mươi năm trôi qua, nguyên nhân thực sự về cái chết của nhà thơ Pablo Neruda vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với nhiều người trên thế giới. Ông đột ngột lìa đời sau cuộc đảo chánh năm 1973 của Chile. Pablo Neruda không chỉ là nhà thơ từng đoạt giải Nobel danh giá, mà còn là một trong những nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng nhất ở Chile. Pablo Neruda công khai theo chủ nghĩa cộng sản, thẳng thắn ủng hộ và làm việc trong chính quyền của Salvador Allende, vị tổng thống cánh tả của Chile, cầm quyền từ năm 1970 đến năm 1973.
Tôi viết về Nhạc sĩ Phạm Duy, một bài khá dài, nhiều chương, với một tình cảm thân thiết, rõ ràng, đơn giản, như ta nói thân hình ông ta chia làm ba phần đầu mình và tay chân, trong đầu có bộ não, vầy thôi, nhưng/ hẳn sẽ làm rất nhiều người không đồng tình. Thậm chí cay đắng, “Thằng này đã ca ngợi thằng kia”.Đây là những người vốn không thích, chẳng ưa, rất ghét Phạm Duy. Tôi không có quyền bình phẩm đúng sai. Tôi vẫn tôn trọng những người này. Vì tôi hiểu, Tự do phải cần được tôn trọng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2023, vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature). Danh sách được Ủy Ban Nobel công bố trong tháng 2, năm 2023, sau 50 năm giữ kín theo quy định của giải này. Theo đó, Vũ Hoàng Chương là một trong 100 tác giả tên tuổi được đề cử giải Nobel Văn Chương năm 1972...
Vì "một lần mãi mãi", tôi xin được tỏ bày lòng biết ơn đối với nhà văn Nhã Ca và những người cầm bút biết nâng niu bảo bọc chân-thiện-mỹ cho nhân loại như bà. Vì những tác phẩm của họ, sẽ có thêm những niềm hạnh phúc tiếp theo cho người đọc.