Hôm nay,  

Hương Sen, Thơ và Nhạc - Lotus Fragrance, Poem and Music

19/09/202117:31:00(Xem: 1630)

Dịch sang Anh Ngữ: THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG

Nhà Xuất Bản Hương Sen, USA

Nhà Xuất Bản Hồng Đức tháng 12/2019

Lời giới thiệu 

Tác giả bài viết trong tập sách mỏng này là Nguyễn Hiền [Nguyễn Hiền-Đức], pháp danh Nguyên Tánh, làm việc tại Tòa Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, trong 10 năm, (1965-1975), là cựu Trưởng phòng Tu Thư, Thư ký tòa soạn Tạp chí Tư Tưởng Viện Đại học Vạn Hạnh. Ông là người đã chép lại bản thảo, sửa lỗi bản in thử, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, mỹ thuật, góp phần hoàn thành việc xuất bản Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh và Kinh Lời Vàng do cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ Pali ngữ, cùng nhiều tác phẩm Phật học khác do Tu Thư Vạn Hạnh xuất bản.

Nguyễn Hiền-Đức tự nhận mình chỉ là một người say mê đọc sách; là một người yêu cái đẹp của văn chương chữ nghĩa và các giá trị văn chương học thuật có tính nhân văn. Từ hai mươi năm nay, sau khi nghỉ hưu, ông có thời gian đọc Kinh, sách Phật học và đã thực hiện được nhiều bộ Tuyển tập Phật học.

Nguyễn Hiền-Đức cho rằng mình đang bước đầu tập tễnh học Phật, với cái trình độ sơ học của mình về nhiều mặt. Vì thế, ông đã chọn cách tiếp cận tác phẩm Phật học một cách chậm rãi, thận trọng, cẩn mật với lòng tôn trọng và kính quý rất cao đối với tác giả và tác phẩm; đôi khi ông chỉ chọn một cách nhìn, một góc nhìn nào đó về tác giả mà ông đã thật thà trình bày trong bài viết của mình. Như về Ni sư Giới Hương, theo lời ông, thì ông đọc những bài thơ của Ni sư, nghe nhiều lần trong tĩnh lặng những đĩa nhạc của Hương Sen, đọc những bài về hành hương đất Phật, về Ni giới của Ni sư. Và, tiếp theo là bài giới thiệu những tác phẩm quan trọng của Ni sư Giới Hương do Hòa thượng Thích Như Điển viết cùng một số ý kiến của Chư tôn thạc đức, cư sĩ tán thán công đức hoằng pháp của Ni sư Giới Hương.

Cuối cùng, qua bài viết Hương Sen Thơ Và Nhạc này, Nguyễn Hiền-Đức đã thưa trình với Ni sư Giới Hương rằng đây chỉ là một vài cảm nhận ban đầu từ một câu rất giàu đạo vị và thơ mộng của Ni sư: “Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc…”, rằng đây chỉ là một đề nghị chân thành và kín đáo với mong ước Ni sư Giới Hương thuận lòng để chư Ni chùa Hương Sen, Học trò và Phật tử cùng nhau thực hiện Tuyển tập “40 Năm Tu Học Và Hoằng Pháp Của Ni sư Thích Nữ Giới Hương”. Theo ông, đây là một việc cần làm vì “Lợi cho mình, lợi cho người và lợi cho cả hai” như lời dạy trong Kinh Phật. Tác phẩm Hương Sen Thơ & Nhạc này đã được Chùa Hương Sen dịch ra Anh Ngữ để phổ biến cùng bạn đọc.

Cảm kích tấm lòng từ tốn và chân thành của Nguyễn Hiền-Đức, chúng tôi trân trọng giới thiệu cuốn sách mỏng này đến quý độc giả thân quý của Tủ Sách Bảo Anh Lạc.

Hoa tháng 10 thành phố Perris,
ngày 28, 2019

 Hương Sen Press, USA

LỜI CUNG KÍNH ĐẾN
TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG
Trụ trì Chùa Hương Sen, tiểu bang California, Hoa Kỳ

 

Nguyễn Hiền-Đức

Thế giới xung quanh chúng ta

sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc… 

Thích Nữ Giới Hương


Cách đây hơn một tuần, trong khi tìm kiếm tài liệu để viết lại tiểu sử tóm tắt của Ni sư Thích Nữ Giới Hương với các chi tiết chọn lọc, cần thiết, đã được cập nhật, theo ý của chúng tôi, chúng tôi bỗng nhớ ra rằng: Năm 1978, lúc Ni sư mới 15 tuổi, Ni sư xuất gia với Sư bà Hải Triều Âm (Đại Ninh - Việt Nam). Như vậy, tính đến năm 2018 này, là năm kỷ niệm 40 năm xuất gia của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương.

Tuy mới biết và được hầu chuyện Ni sư chỉ năm mười phút ngắn ngủi tại Chùa Hương Sen, rồi sau đó đọc một số tác phẩm, những bài pháp luận, thuyết trình… của Ni sư. Chỉ ngần ấy thôi, nhưng chúng tôi vẫn luôn lưu giữ những cảm nhận rất chân thành và nghiêm túc: Rằng Ni sư Thích Nữ Giới Hương là người rất mực khiêm cung, suy nghĩ cẩn mật; rằng Ni sư là người kiên tâm trì chí tu học và hành Đạo suốt 40 năm ấy; rằng Ni sư Thích Nữ Giới Hương là “Người gieo duyên Phật pháp, gieo duyên Đạo”* không ngừng nghỉ và không biết mỏi mệt. Và rất nhiều đức khác mà chúng tôi kính trọng, ngưỡng vọng và kỳ vọng…

Viết đến đây, chúng tôi bỗng nhớ một cách thấm thía và tâm đắc những lời dạy của Đức Phật: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”; “Hãy tự mình là hải đảo của chính mình…”; “Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ tồn tại lâu dài” (Yo sàro so thassati.) Và, Đức Phật cũng dạy rằng: “Hãy ra đi này các tỳ-kheo! Vì sự an lạc và hạnh phúc cho số đông, vì sự tốt đẹp cho đời, vì an lạc và hạnh phúc cho chư thiên và loài người.” Vâng, 40 năm qua, Ni sư Thích Nữ Giới Hương đã ra đi, đã lên đường... để góp phần mình “vì sự an lạc và hạnh phúc cho số đông, vì sự tốt đẹp cho đời, vì an lạc và hạnh phúc cho chư thiên và loài người.”

Với tâm niệm như vậy, chúng tôi tạm quên đi một đề cương chi tiết về chương trình… dự định sẽ thưa trình với Ni sư, nhưng thôi. Thay vào đó, chúng tôi viết bài ngắn “Hương Sen, Thơ và Nhạc” này, và sẽ cố gắng viết thêm vài bài nữa để gọi là một chút Quà Tặng nho nhỏ, khiêm tốn, cung kính tặng Ni sư Thích Nữ Giới Hương vào ngày sinh nhật và kỷ niệm 40 năm xuất gia này...

* * *


Chủ nhật, 27 tháng 5, gia đình chúng tôi cùng bốn người bạn đến chùa Hương Sen. Đến và biết, và là lần đầu đảnh lễ Ni sư Thích Nữ Giới Hương. Khi lễ Phật Đản kết thúc là “thủ tục” chúc mừng Sinh Nhật Ni sư Thích Nữ Giới Hương do Phật tử Chùa Hương Sen tổ chức. Đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh gọn mà sao chúng tôi cảm nhận được sự ân cần, ấm áp của nghĩa tình Thầy-Trò trong kỷ niệm đáng nhớ này.

Dịp này, Ni sư Thích Nữ Giới Hương tặng mỗi người trong nhóm chúng tôi 2 cuốn sách: Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm và Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma XIV. Giữa trưa nắng nóng rát da, trên đường đến Thiền viện Pháp Thuận, cách chùa Hương Sen hơn một giờ xe, chúng tôi nhớ lại điều này: Chúng tôi đã “làm quen” với Ni sư Thích Nữ Giới Hương cách đây hơn một năm khi chúng tôi “làm” 3 tuyển tập gồm những bài viết về Phật tích.

Chúng tôi rất thích đọc những bài về chuyên đề này của GS Hoang Phong, TS Nguyễn Tường Bách và Ni sư Thích Nữ Giới Hương. Rồi đến khi viết Lời bạt cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa của Thầy Như Điển, chúng tôi lại đặc biệt “chú ý” đến bài Nét Bút Bên Song Cửa của tác giả Thích Nữ Giới Hương. Đúng là chúng tôi có “tò mò” nhưng tò mò một cách chân thành và thích thú. Từ nhan đề đến nội dung bài viết quả là một bài thơ. Vâng, rất thơ và rất hay! Vì thế, đến nay chúng tôi vẫn tin rằng Ni sư Giới Hương sẽ làm nhiều thơ về một hình tượng đẹp của Nét Bút Bên Song Cửa và sẽ có nhạc sĩ, ca sĩ thân tình với Ni sư phổ nhạc và trình bày bài thơ này.

Tuy đây chỉ là những cảm nhận ban đầu nhưng đọng lại trong chúng tôi rất sâu và rất lâu. Từ những cảm xúc đó, chúng tôi tiếp tục cảm nhận và thưởng thức chất thơ trong 2 cuốn sách mà Ni sư đã tặng.

Trong Lời Đầu cuốn Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm, Ni sư Thích Nữ Giới Hương viết: “Có một đêm Đức Phật đứng lặng lẽ trầm mặc bên dòng sông bạc. Tôn giả Xá Lợi Phất cũng đứng phía sau và nhìn xuống ánh trăng lung linh óng ánh trên mặt nước, bất giác tôn giả buồn bã than rằng:

- “Bạch đức Thế Tôn! Thật đáng thương thay! Có những kẻ mò trăng đáy nước đến nổi chết chìm.”

- “Đúng thế! Thật đáng thương xót! Nhưng đáng thương hơn nũa là những kẻ chấp rằng vũ trụ không trăng.”

Có người tìm trăng đáy nước, thấy ánh trăng lung linh ảnh hiện trên mặt nước, nên lao đầu xuống nước mò kiếm, nhọc sức luống công mà còn cái khổ phải bị chết chìm mà không biết rằng rất đơn giản chỉ cần ngước đầu lên thì sẽ thấy được ngay chị hằng xinh đẹp thật. Rồi lại có người cho rằng trên đời không có trăng dù rằng mặt trăng tròn vằng vặc vẫn đang tỏa ánh sáng huyền diệu bao trùm vũ trụ không gian... Đây là những người thật đáng thương, trong kinh Thủ Lăng Nghiêm gọi là những chúng sinh luân hồi.” 

Trong Chương XV. Kết Khuyến, chúng tôi đọc đi đọc lại trang cuối sách:

“Đức Phật nhắc để chúng ta tỉnh ngộ, quan trọng là lúc nào cũng quay về mình, sáng suốt mà làm chủ lấy mình. Tam giới và luân hồi trong thất thú chỉ vì một chút vọng mà ra. Tự tánh bồ-đề của chúng ta vốn không có vọng, cũng chẳng có chân.

Bầu trời trong sáng

Không trăng, có trăng

Bóng trăng ảnh hiện

Đâu chẳng là trăng

Mỏi gối tìm trăng

Ngập nắng hoàng hôn

Không đợi trung thu 

Vầng trăng chiếu sáng. 

Chúng tôi đọc tiếp ở bìa sau:

“Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa, rất nhiều tư tưởng thâm áo ẩn tàng trong kinh.

Như một vườn hoa có rất nhiều hoa nở đẹp. Tuyệt diệu nhất là hoa cúc trắng tinh khiết nói về Tạng tánh Như Lai tạng, hoa cúc vàng nói về mặt luân chuyển của tỉnh thức nguyên minh và nhiều hoa nữa.

Nội dung cuốn sách này chỉ nói về mặt ý nghĩa “luân hồi” mà trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến, như người làm vườn chỉ xin nhặt hoa cúc vàng để mời người xem…” 

Trong cuốn Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma XIV, Ni sư Thích Nữ Giới Hương viết:

“Hãy thiền quán, trầm tư những thiền ngữ của Ngài [Đức Đạt-Lai Lạt-Ma XIV] để thấm vào thân khẩu ý của chúng ta, để chúng ta thật sự hưởng lợi ích của pháp vị, để thật sự chuyển hóa nếp sống của chúng ta. Chúng ta được may mắn sanh đương thời cùng Ngài, được diện kiến, đảnh lễ Ngài, được hưởng những châu ngọc từ kim khẩu của Ngài - một vị Lạt Ma tái sanh. Vô số chúng sinh đau khổ đang cần cầu sự an tĩnh tâm hồn và sự an lạc trong cuộc sống.

Đáp ứng sự cầu cứu đó, Ngài đã tái sanh thị hiện như một Hóa thân Quan Âm, một nhà lãnh đạo tôn giáo lớn, một bậc thầy tâm linh vĩ đại, một hiện thân của niềm hạnh phúc thiện mỹ và một sứ giả mang lại sự an lạc nội tâm cho thế giới bằng ánh sáng Phật pháp.

Ngài như một ngôi sao sáng trên bầu trời!

Một vị thần tượng cho Phật giáo thời nay hướng đến!

Đức độ cảm hóa và sự nổi tiếng của Ngài là một cống hiến lớn của Phật giáo Tây Tạng hay của Phật giáo nói chung cho thế giới con người.

Kính nguyện Đức Quan Âm Tenzin Gyatso lưu gót mãi ở Ta-bà như ngọn Tuyết sơn vững chãi luôn sống mãi cùng với năm tháng.” 

Cách vinh danh, ca tụng Phật Sống Đạt-Lai Lạt-Ma XIV như vậy của Ni sư Thích Nữ Giới Hương quả là siêu tuyệt. Điều này khiến chúng tôi lục tìm trong các cuốn sổ tay ghi chép những điều mình tâm đắc. May thay, hình như có cơ duyên nào đó, một lực hộ trì nào đó, chúng tôi tìm được lời ghi này của nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng ghi lại cảm nhận ngắn gọn của mình về Chuyến đi của đức Đạt-Lai Lạt-Ma ở quận Cam, tiểu bang California, như sau:

“Sự đơn giản chinh phục người ta dễ hơn là sự bác học. Và bất cứ ngôn ngữ nào bắt được hơi thở của đời sống đều dễ mở cánh cửa của trái tim ta hơn. Tuy nhiên, đừng hiểu nhầm sự đơn giản với điều thông tục. (Tạp chí Văn tháng 7/1997)

Và tiếp theo, ngay cả trong Thư mời tham dự Lễ Phật Đản tại Chùa Hương Sen ngày 26 & 27 tháng 5 năm 2018. Ni sư Thích Nữ Giới Hương cũng viết rất “sáng tạo”, “mới” và nhất là rất “thơ” như sau: “Ô hay! Một mùa Phật đản nữa đang đến với mọi người con Phật chúng ta. Khắp nơi tưng bừng rộn rã đón mừng Bậc Thánh Nhân xuất hiện ở thế gian. Ngài đã mang ý nghĩa của Khai, Thị, Ngộ, Nhập Tri Kiến Phật, mở đường đi vào nếp sống thánh thiện từ bi, trí tuệ để tất cả chúng ta nhận ra mình là Phật sắp thành…”

Cụm từ “… nhận ra mình là Phật sắp thành” chúng tôi đã đọc và đã nghe rất nhiều lần rồi, nhưng trong ngữ cảnh tâm linh của đoạn văn trên đây của Ni sư Thích Nữ Giới Hương đã làm cho chúng tôi bồi hồi xúc động, khiến chúng tôi thấy nhớ, thấy thương, thấy quý, thấy kính Bồ Tát Thường Bất Khinh (Sadāparibhūta Bodhisattva) quá! Vì rằng, Bồ tát Thường Bất Khinh hễ gặp bất cứ ai, Ngài cũng đều cung kính mà rằng: “Xin chào, xin kính lễ cô/dì/bác…, vì quí vị là vị Phật sắp thành.” Qua đó, Bồ Tát Thường Bất Khinh đã đánh thức Phật tính trong mỗi người chúng ta, đã tin tưởng một cách tuyệt đối vào khả năng chuyển hóa tâm từ, tâm thiện vốn có trong mỗi chúng ta… 

Lại thêm điều này nữa, chúng tôi được đọc những dòng cuối trong Lời Đầu mấy cuốn sách biên khảo, chuyển ngữ của Ni sư Thích Nữ Giới Hương, thấy Ni sư ghi như vầy: “Nắng phố Milwaukee, ngày…”; “Mùa Thu lá đỏ tại…”; “Mùa Xuân trên thung lũng Moreno Valley…” Và, cả khi thuyết trình một đề tài mang tính thời sự, lịch sử, tính khoa học và sự cấp thiết của nó: Tương lai - Cơ hội - Thách thức cho Ni giới Việt Nam tại Hải ngoại, Ni sư Thích Nữ Giới Hương đã mở đề như thế này: “Hôm nay Cali trời đẹp nắng ấm của ngày 26 tháng 06 năm 2018 tại Trường Hạ Điều Ngự, Đại tăng và Sư bà TN Nguyên Thanh sai con là TKN Giới Hương vì đại tăng mà nêu lên vài ý về Ni giới trong buổi thuyết trình hôm nay. Con xin y giáo phụng hành và mạn phép chia sẻ với đề tài…”

Những dòng trên đây của Ni sư mách bảo chúng tôi rằng, ở Ni sư ngoại cảnh và nội tâm gắn kết nhau, cần nhau và có nhau một cách hài hòa đến không ngờ!

Ngày 9 tháng 9 năm 2018 tới đây, Chùa Hương Sen ra mắt CD số 9 Hương Sen Ca và CD số 10 Về Chùa Vui Tu từ thơ của Ni sư Thích Nữ Giới Hương do hai nhạc sĩ Nam Hưng và Nguyên Hà cùng các ca sĩ nổi tiếng sẽ sắp sửa “trình làng.” Như vậy chỉ trong vòng 5 năm, từ 2013, những đĩa nhạc Phật giáo đã phát hành từ thơ của Ni sư Thích Nữ Giới Hương: 

1. Đào Xuân Lộng Ý Kinh, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 1, năm 2013.

2.Niềm Tin Tam Bảo, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Hoàng Y Vũ & Hoàng Quang Huế, volume 2, năm 2013.

3. Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Võ Tá Hân, Hoàng Y Vũ, Khánh Hải, Khánh Hoàng, Hoàng Kim Anh, Linh Phương và Nguyễn Tuấn, volume 3, năm 2013.

4. Ánh Trăng Phật Pháp, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Uy Thi Ca & Giác An, volume 4, năm 2013.

5. Bình Minh Tỉnh Thức (Piano Variations for Meditation), Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Độc Tấu Dương Cầm và Hòa Tấu: Nữ Nhạc Sĩ Linh Phương, volume 5, năm 2013.

6. Tiếng Hát Già Lam, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 6, năm 2015.

7.  Cảnh Đẹp Chùa Xưa, Nhạc: Hoàng Quang Huế, Hoàng Y Vũ, Võ Tá Hân, & Khánh Hải, volume 7, năm 2015.

8. Karaoke Hoa Ưu Đàm Đã Nở, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 8, năm 2015.

9. Hương Sen Ca, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 9, năm 2018.

10.Về Chùa Vui Tu, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nguyên Hà & Nam Hưng, volume 10, năm 2018. 

Như vậy, chúng ta đã đến, đã thấy, đã biết rằng Ni sư Thích Nữ Giới Hương (Thanh Hương) rất yêu, rất quý, rất say mê THƠ - NHẠC. Nhưng, may mắn và đáng khâm phục thay, Ni sư, với lòng chân thành và tâm huyết sâu sắc, tinh tế đã trao truyền, mời gọi, lôi cuốn, thuyết phục đại chúng cùng đồng hành với Ni sư để lĩnh hội, để cảm nhận được những thông điệp của yêu thương từ Ánh Đạo Vàng, từ Những Thấp Thoáng Lời Kinh; từ Như Vầy Tôi Nghe....

Sau đây là những lời gởi gắm, những mong ước, những tin yêu và thậm chí là những kỳ vọng mà Ni sư Thích Nữ Giới Hương gởi đến tất cả chúng ta, trong đêm nhạc gây quỹ xây dựng Chùa Hương Sen tại nhà hàng Seafood World ở Westminster, California, hôm Chủ Nhật ngày 6 tháng 10-2013:

“... Chúng ta thường nghe câu: “Văn dĩ tải Đạo”. Văn là ngôn ngữ, là phương tiện để chuyên chở Đạo, như ngón tay để chỉ ánh trăng chân lý. Trong nhà chùa, chúng ta cũng dùng phương tiện bằng nhiều cách như: ngâm vịnh, tán tụng, lời kinh, tiếng kệ với nhiều loại pháp khí để âm thanh hài hòa, rung động lòng người. Trừ một số ít Phật tử thuần thục chuyên sâu trong các pháp học, pháp hành và có nguồn Pháp Hỷ thực lớn lao; còn hầu hết là hàng Phật tử đang từng bước trên đường tu tập, mới biết về Phật Pháp, thì Phật tử thường dùng phương tiện âm nhạc Phật giáo như là món ăn tinh thần, để thư giãn trong nhịp sống bận rộn hằng ngày, hoặc âm nhạc Phật giáo là những bài pháp ngắn cảnh tỉnh nhanh gọn không cần dài dòng mà lại có năng suất hiệu quả rất cao vì nhờ có giai điệu trầm bổng của lời ca tiếng hát.”

 “Như vậy, âm nhạc Đạo hay âm nhạc Phật giáo như là phương tiện để chuyển tải nội dung Phật Pháp và giúp quần chúng Phật tử thâm nhập Phật pháp rất nhanh vì quần chúng Phật tử không phải đợi lúc rảnh đến chùa hay hội trường mới nghe được pháp mà trong nhiều hoàn cảnh không gian, thời gian khác nhau, âm nhạc Phật giáo đều có thể được tận dụng như: trong lúc lái xe, nấu ăn, khi chờ đợi, khi căng thẳng, khi buồn phiền hoặc trước khi ngủ, vv... Âm nhạc trở thành một phương tiện, một nhịp cầu từ tâm đến tâm, tràn đầy tình Đời ý Đạo, là niềm vui, niềm an ủi, động lực chung thủy gắn bó với chúng ta trong mọi hoàn cảnh để giúp chúng ta tiếp tục đứng vững và vươn lên trong cuộc sống.” 

“Năm đĩa CDs Ca Nhạc Phật giáo Chùa Hương Sen với các tựa đề: Đào Xuân Lộng Ý Kinh, Niềm Tin Tam Bảo, Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai, Ánh Trăng Phật Pháp và Bình Minh Tỉnh Thức là những bài hát về sinh hoạt hằng ngày trong chốn Thiền Môn như dâng hương, niệm Phật, chuỗi tràng hạt, tâm bồ-đề, xứ Phật, uống trà, thiền hành dưới ánh trăng, núi đồi, v.v... Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc nếu chúng ta biết lắng sâu, chiêm nghiệm, quán sát, suy tưởng thể nhập và rung động thăng hoa... Tác giả lồng những cảnh sắc thanh hương đó với những ý tưởng Phật Pháp để gieo duyên Phật pháp, gieo duyên Đạo cho những người sơ cơ, nhắc nhở và làm đề tài chuyên sâu Thiền quán cho các hành giả, cũng như gợi ý ứng dụng Phật Pháp trong các sinh hoạt thường ngày.

Những vần thơ trong năm đĩa CDs này chưa trau chuốt văn hoa mỹ ngữ như những nhà thơ chuyên nghiệp, chỉ là những nét chấm phá mộc mạc chân tình chia sẻ ý đạo, nhưng đã được các nhạc sĩ tài hoa như Nam Hưng, Võ Tá Hân, Hoàng Quang Huế, Hoàng Y Vũ v.v…và các ca sĩ nổi tiếng như Đan Kim, Bảo Yến, Bích Hồng, Châu Khánh Hà, vv... chế tác thêm các tiết tấu âm điệu, ngân nga trầm bổng thu hút và đi sâu vào lòng người, để trợ duyên cho quý Phật tử sống với Đạo và tiếp thêm năng lực hành trang tinh thần cho cuộc sống…” (...)

Chúng tôi đã nghĩ, ngẫm những lời tâm huyết này của Ni sư Thích Nữ Giới Hương, và thấy không cần thiết phải trích dẫn thêm nhiều lời nữa, của bất cứ ai!

Chúng tôi dừng đột ngột ở đây vì bỗng nhớ bài Hạt Bụi Theo Về của nhà thơ Huyền Không (Hòa thượng Mãn Giác). Một bài viết ngắn nhưng với tấm lòng bi mẫn và ngôn ngữ thi ca tuyệt diệu của Ôn Mãn Giác đã làm cho chúng ta cảm nhận được khá nhiều về tấm lòng yêu thơ của Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải.

Nhà thơ Huyền Không viết: 

“Một lần mới đây thôi, Ni sư kể cho tôi biết rằng Ni sư đã viết và đem treo những câu thơ của Huyền Không trong vườn chùa. Cho thơ nói chuyện với hoa cỏ lá cành, cho thơ cùng thở với gió mưa, cho thơ đi vào mắt rồi ở lại trong lòng người, cho thơ sống với chút đất trời quê hương. Tôi ở xa mà cũng được ấm lòng vì những dòng thơ viết ra từ ngày nào đã tìm thấy một tâm hồn bè bạn.”

Chúng tôi xin trở lại với nội dung chính.

Chúng tôi lại nghĩ rằng có nhiều phương tiện, nhiều cách thức để trao gởi cho đại chúng những nội dung Phật pháp. Tám vạn bốn ngàn Pháp môn mà! Riêng bản thân mình, chúng tôi đến và “nhập” vào Phật Pháp chưa phải là từ những bộ kinh dày cộm, từ những tác phẩm biên khảo, dịch thuật rất thời danh về Phật pháp, mà bước đầu tập tễnh học Phật, chúng tôi học Phật bằng một tập sách mỏng của Ôn Minh Châu: Những Mẩu Chuyện Đạo mà Ôn viết từng kỳ trên báo ở Huế năm nào trước khi Ôn du học, từ nhạc phẩm Phật giáo Việt Nam của Nhạc sĩ Lê Cao Phan, từ Ánh Đạo Vàng của Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Võ Đình Cường; từ bài Nhớ Chùa và nhiều bài thơ khác của nhà thơ Huyền Không (tức Ôn Mãn Giác); từ những bài thơ dành tặng các em nhỏ của Ni sư Trí Hải (ký tên Phùng Khánh); từ những bài thơ và tiếng đàn piano của Thầy Tuệ Sỹ; từ những bài thơ của nhà nghiên cứu Phật học, nhà thư pháp hàng đầu Việt Nam: Trụ Vũ, từ những nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; những họa phẩm của họa sĩ Đinh Cường, những tác phẩm về kiến trúc chùa Việt Nam của nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường... Và còn rất nhiều nữa.

Chúng tôi cũng là người bạo gan tha thiết đề nghị Thầy Như Điển hãy tiếp tục viết tiểu thuyết sau hai cuốn Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa thượng và Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa vì thể loại này dễ đi vào lòng người nhanh hơn và sâu hơn.

Có lẽ sẽ không cần phải thưa thêm điều gì về việc vì sao chúng tôi thực hiện tập Thiền Sư Nhất Hạnh Bình Thơ và kèm theo một Hoa Cúc Vàng và một Hoa Cúc Trắng để cung kính tặng Ni sư Thích Nữ Giới Hương. Thời gian tới, chúng tôi sẽ kính tặng Ni sư tập Thiền Sư Nhất Hạnh Bình Nhạc. Cả hai tập này đều từ nguồn Làng Mai. Riêng tập sau, chúng tôi xin phép sẽ thêm phần Phụ Lục với những ảnh chân dung của các nhà thơ và nhạc sĩ đều do chúng tôi chèn vào, không có trong nguyên bản của Thiền sư Nhất Hạnh.

Để sớm kết thúc bài viết nhiều chữ mà ít nghĩa này, chúng tôi xin phép được trích dẫn một đoạn trong Lời Giới Thiệu sách Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm của Hòa thượng Thích Như Điển. Chúng tôi rất xúc động, vui mừng và tâm đắc về sự ghi nhận, đánh giá đầy đủ, chính xác về quá trình tu học; về tâm huyết phục vụ Đạo pháp của Ni sư Thích Nữ Giới Hương. Trong đoạn văn đáng đọc và đáng nhớ đó, Hòa thượng Thích Như Điển viết như sau:



“… Đọc lời tựa của lần xuất bản thứ nhất cũng như tái bản lần thứ năm này, chúng ta thấy Ni sư đã học Kinh này từ Ni trưởng Hải Triều Âm trong những năm 1984, 1985. Sau đó Ni sư còn học 4 năm tại Học viện Vạn Hạnh, rồi sang Ấn Độ ở hơn 10 năm để lấy bằng Tiến sĩ Triết học Phật giáo tại đó. Kế tiếp là 10 năm học văn chương Mỹ ở trường Đại học Riverside, Califnornia, Hoa Kỳ, để rồi hôm nay đang đứng trên bục giảng của Đại học Phật giáo tại Việt Nam, trao truyền những kiến văn mà mình đã thu thập được qua việc tu, học trong hơn 30 năm qua cho các Tăng, Ni Sinh trẻ. Thật là một phước báu vô ngần. Không dừng lại ở đó, Ni sư còn dịch quyển sách “Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm” này ra Anh văn “The Cycle of Life in Śūrangama Sūtra” nữa. Đây cũng có thể nói là sự tiến bộ đầu tiên của Ni giới Việt Nam, kế tiếp con đường văn hóa của Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải đã kinh qua. Riêng tôi vô cùng hoan hỷ để viết nên lời giới thiệu này.” 

Về phần mình, chúng tôi xin viết rõ chữ TS đặt trước tên Thích Nữ Giới Hương ở đầu bài viết này. Cách viết, cách cảm nhận của chúng tôi như sau: TU SĨ-TIẾN SĨ-THI SĨ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG.

Cung kính;

Santa Ana, CA ngày 12 tháng 8 năm 2018

Nguyên Tánh Nguyễn Hiền -Đức


LOTUS FRAGRANCE - POEMS AND MUSIC

By Nguyễn Hiền Đức

English Interpreter, Venerable THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG

Hương Sen Press, USA

Dedicated to Venerable Dr. Thích Nữ Giới Hương

Abbess of Hương Sen Temple, California, USA

The world around us is an interesting, 

poetic, and musical place. 

Venerable Thích Nữ Giới Hương 


While searching for materials to update the biography of Venerable TN Giới Hương, we discovered that in 1978 at the age of fifteen, she became a student of Master Hải Triều Âm (Đại Ninh from Việtnam). Thus (in 2018), we realized that this is the 40th ordination anniversary for Venerable TN Giới Hương. 

Although my wife and I faced and talked only few short minutes with Venerable Thích Nữ Giới Hương, we had read some of her works, articles, and presentations. We have a deep respect for her and admire her as a humble and thoughtful Buddhist person. She is a devout, diligent, and intelligent nun who has persisted in cultivating Dharma for forty years. She has contributed much in Buddhism, especially in the educational field of writing and teaching.

We suddenly remembered deeply and attentively the Buddha’s teaching, “Be a lamp unto yourself, be a refuge to yourself,” and “Whatever is of essential worth will remain.” “What is a tree core, that will last for long.” (Yo sàro so thassati.) For forty years, Venerable TN Giới Hương has served Buddhism and dedicated her health, time, and mind to spreading Buddhism as the Buddha ordered his ordained disciples: “Come out, monks! Because of peace and happiness for the sake of many, for the good of life, peace and happiness for gods and men.” 

We wrote this article, “Lotus Fragrance, Poems and Music” and a few other writings as a gift to offer on her birthday and the fortieth anniversary of her ordination.

* * *


Sunday, May 27, 2018, our family and four friends visited Hương Sen Temple to attend Vesak (the Buddha’s Birthday). This was the first time we visited. After the ceremony, a surprise party was held for Ven. Thích Nữ Giới Hương’s birthday by the Buddhist followers. The ceremony was simple and gentle and the kindness, warmth, sincerity, and affection in this master-disciples relationship was evident.

On this occasion, she gifted two books to each of us: The Cycle of Life in Śūrangama Sūtra (Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm) and The Awakened Mind of the 14th Dalai Lama (Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma XIV). In the afternoon, under the burning hot sunlight of this desert area, on the way to Pháp Thuận Monastery, more than an hour away from Huong Sen Temple, we suddenly recalled that we were already acquainted with Venerable TN Giới Hương. Over a year ago, when we were gathering information about Buddhist holy places for an article, we came into contact with her teachings. We were looking forward to reading the articles written by Prof. Hoang Phong, Dr. Nguyễn Tường Bách, and Venerable TN Giới Hương. Then, when we did the introduction for The Affection of Huyền Trân Princess (Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa), written by the Most Venerable Như Điển, we paid special attention to one chapter mentioned, “Reflections at the Temple Window” (Nét Bút Bên Song Cửa) by the author, Thích Nữ Giới Hương. We were interested with a sincere and excited curiosity. From the title to the content of the article, indeed, all of it is poetry. Venerable Giới Hương will make many more poems from this icon, “Reflections at the Temple Window” and the musicians, as well as the singers, have an abundance of talent and will transform it into a beautiful song. 

This was our initial feeling and it has remained in us deep and strong. From these emotions, we continue to enjoy the poetry from her two books that she gave us.

In the Introduction of The Cycle of Life in the Śūrangama Sūtra, Venerable Thích Nữ Giới Hương wrote:

One night, the Buddha stood contemplating quietly at the bank of a glistening river. Venerable Śāriputra, who was behind, looked down at the moonlight shimmering on the water and suddenly lamented, “Blessed One! It is pitiful! There are people who drowned by jumping into the deep water to look for the moon.”

The Buddha replied, “Yes! It's pitiful! But even more pitiful, there are those who never believe there is a moon in the world.”

Some people search for the moon at the water bottom. They who have seen the moonlight shimmering on the water’s surface dive into the water looking for the moon and risk drowning. They are not aware that it is quite simple—all they have to do is raise their heads up and the moon is always there in the sky. Then there are other people who believe that the world is without the moon, although the full moon is radiating light covering the entire world. The Śūraṅgama Sūtra called these miserable people human (manussa) beings who are trapped in the cycle of birth and death.” 

In the Chapter XV Concluson, we read and reread the last page of the book: 

The Buddha reminds us of it to help be awakened. It is important that we must always turn introspectively within to master ourselves. 

Three worlds and reincarnations in seven realms are generated due to just a word of “illusion” (samohaṃ). Our bodhi essence (bodhicitta) is originally neither illusion nor truth.

The sky is clear

Moon or non-moon

The shadow of moon presents

Where is not the moon?

Tired of finding the moon

The sunset’s light pervades

Do not wait for the full moon

The moonlight has ever shined. 

 Venerable Thích Nữ Giới Hương

 We read on the back cover:

Rebirth Views in the Śūraṅgama Sūtra examines the profound philosophical ideology contained in the Śūraṅgama Sūtra. It points to the mind of illusion that leads to reincarnation and suffering and shows us how to escape.

Just as a gardener selects the most beautiful flowers that she knows will please the recipient, contents of this book mention only rebirth views in the Śūraṅgama Sūtra. 

In the book, The Awakened Mind of the 14th Dalai Lama (Nếp Sống Tỉnh Thức of Dalai Lama XIV), Ven. Thích Nữ Giới Hương wrote:

“Let us mindfully reflect on the key words of the Dalai Lama XIV to penetrate our body, heart, and mind so that we truly enjoy the benefits of Dharma and connect with and transform our lives. We are fortunate to live in the same century with many teachers.

Countless suffering beings seek the way to reside in this peace of mind and life. Responding to these difficulties, the Buddha was born again as Avalokiteshvara Bodhisatva, a noble religious leader, a great spiritual master, an embodiment of bliss, and a messenger to bring inner peace to the world with the light of Dharma. 

He is like a bright star in the sky! 

An icon for Buddhism is approaching!

The aura and popularity of His Holiness the 14th Dalai Lama are a great contribution for Tibetan Buddhism and for Buddhism around the world.

May Tenzin Gyatso Lord stay in the saha world forever, like a mountain that lasts for years.” 

That is the reason Ven. TN Giới Hương collected the famous words of the 14th Dalai Lama and translated them to Vietnamese to exalt with honor the Living Buddha. Her work is excellent. The journalist Nguyễn Xuân Hoàng recorded his thoughts about the Dalai Lama’s trip to Orange County, California:

“Simplicity conquers more people than pundits. Any language that catches thebreath of life makes it easier to open the door of our heart. However, do not mistake simplicity with the customary.” (Văn Magazine, July 1997)

And next, in the Letter of Invitation to attend the Buddha's Birthday at Huong Sen Temple on the 26th & 27th of May 2018, Ven. TN Giới Hương writes: “Oh wow! Another season of the Buddha is coming to all of our Buddhist disciples. Everywhere in the jubilant celebrations, we honor the Holy Honored One who appeared in the world. He brought the meaning of Opening, Showing, Enlightening and Entering the Buddha's Mind, paving the way into the insight and compassionate path so all of us can realize that we have the great inherent potential to be a Buddha...”

The phrase “realize that we have the great inherent potential to be a Buddha” we have read and heard many times, but in the spiritual context of the above passage of Ven. TN Giới Hương, she awakened new understanding in us. 

In addition to this, we read the first transcripts of her translations, transliterations, and yearbooks. We loved her soft and delicate way of describing the natural world, as in a “Sunny day in Milwaukee,” or “Red Autumn Leaves,” and “Spring in the Moreno Valley.” Even when she presented a report on an historical topic, she used poetic words to make her writing gentle. For example, in the essay “Future–Opportunity–Challenges for Vietnamese Nuns Overseas,” she opened with the words, “On June 26, 2018, California is sunny and beautiful. At Điều Ngự Temple, Sangha and the Most Venerable Bhikkhuni Nguyên Thanh requested me, Bhikkhuni Giới Hương, to present some ideas about the nuns abroad. I must obey and humbly share my information on this subject with the Sangha...” She knows how to connect while staying in harmony with nature, mind, and environment. 

On September 9, 2018, Hương Sen Temple released their ninth CD, Hương Sen Ca (Hương Sen Songs) and the tenth CD, Về Chùa Vui Tu (Happily Go to the Temple for Spiritual Practices) in which musicians Nam Hưng and Nguyên Hà turned Ven. TN Giới Hương's poems into songs. Many famous singers have performed these poems. These CDs will be offered to the public soon. In just five years, from 2013 to 2018, ten Buddhist music CDs have been released containing Ni sư TN Giới Hương’s poems: 

1. Đào Xuân Lộng Ý Kinh (The Buddha’s Teachings Reflected in Cherry Flowers), Poems: Thích Nữ Giới Hương. Music: Nam Hưng, Volume 1. 2013.

2. Niềm Tin Tam Bảo (Trust in Three Gems), Poems: Thích Nữ Giới Hương. Music: Hoàng Y Vũ & Hoàng Quang Huế, Volume 2. 2013.

3. Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai (Who is the Full Moon Waiting for over a Thousand Years?). Poems: Thích Nữ Giới Hương. Music: Võ Tá Hân, Hoàng Y Vũ, Khánh Hải, Khánh Hoàng, Hoàng Kim Anh, Linh Phương và Nguyễn Tuấn, Volume 3. 2013.

4. Ánh Trăng Phật Pháp (Moonlight of Dharma-Buddha). Poems: Thích Nữ Giới Hương, Music: Uy Thi Ca & Giác An, Volume 4. 2013.

5. Bình Minh Tỉnh Thức (Awakened Mind at the Dawn, Piano Variations for Meditation). Poems: Thích Nữ Giới Hương. Solo Pianist: Linh Phương, Volume 5. 2013.

6. Tiếng Hát Già Lam (Songs from the Temple). Poems: Thích Nữ Giới Hương. Music: Nam Hưng, Volume 6. 2015.

7. Cảnh Đẹp Chùa Xưa (The Magnificent Ancient Buddhist Temple). Poem: Thích Nữ Giới Hương. Music: Võ Tá Hân, Nam Hưng, Hoàng Quang Huế, volume 7. 2015.

8. Karaoke Hoa Ưu Đàm Đã Nở (An Udumbara Flower is Blooming), Poem: Thích Nữ Giới Hương and Musician Nam Hưng, Hương Sen Temple. 2015.

9. Hương Sen Ca (Hương Sen’s Songs), Poem: Thích Nữ Giới Hương, Music: Nam Hưng, volume 9, năm 2018.

10. Về Chùa Vui Tu (Happily Go to Temple for Spiritual Practices), Poem: Thích Nữ Giới Hương, Music: Nam Hưng & Nguyên Hà. Volume 10. 2018. 

So, we see and know that Ven. TN Giới Hương (aka Thanh Hương) is interested in Zen poems and music. With deep and subtle sincerity and devotion, she has skillfully used poetry and music to spread the beauty of Buddhism, Dharma, Sangha, Temple, Buddhist relationships, practice, meditation, nature, and Zen gardens. Listeners can approach, perceive, comprehend, and penetrate her Buddhist messages from each meaningful song, such as the “Buddhist Moonlight,” “Scripture Sound”, “As I Heard the Buddha Taught”, and many others.

Following are the words, wishes, love, and expectations that Ven. TN Giới Hương sent to all of us on the night of fundraising to build Huong Sen Temple in Westminster, California, on Sunday, October 6, 2013:

“... We often hear the phrase, ‘Words can convey the meaningful religious tradition.’ Literature is a language, a means to express great religion. It is like a finger that points to the moon. In a temple, we use many skillful means such as reciting, tempo, melody, intonation, rhythm with many kinds of ritual intruments (wooden bells, bamboo tocsin, drums, whistle, trumpet) to make the scripture sound gentle and rise to touch the listeners’ hearts. Only the Zen practitioners or masters who fulfilled the Dharma knowledge course, practiced, and had the great experience of Dharma and now enter the meditation state or enlightenment are allowed to use the music. The majority of lay Buddhists are beginners on the path of learning Buddhism and are busy working in home, in society, and interested in elevator rhythm music as a spiritual food to relax in the busy daily life. This is reflected in their approach to Buddhism. A Buddhist song plays the role as a short Dharma lecture, but it is highly effective...

Thus, religious music or Buddhist songs are a means to convey the Buddha-Dharma and help the masses penetrate Buddhism quickly, because they do not have the free time for going to temple or lecture hall to listen to Dharma. While driving, cooking, waiting, being stressed, while feeling sad or before sleeping, in different spaces, times, they can listen to music on the cellphone, TV, computer, radio, or YouTube. Music becomes a necessary means, a bridge from mind to mind, and expresses a love of life and religion. Music brings encouragement, joy, comfort, and a faithful motivation in all circumstances to help us continue standing and progressing.

The first five music CDs of Hương Sen Buddhist Temple are Đào Xuân Lộng Ý Kinh, Niềm Tin Tam Bảo, Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai, Ánh Trăng Phật Pháp, and Bình Minh Tỉnh Thức (Piano Variations for Meditation). They contain songs about daily living in Zen practice, such as offering incense, reciting the Buddha's name, use of prayer beads, Bodhi mind, Buddha field, tea art, meditation under the moonlight, so on. The world around us is interesting and filled with poetry and music if we deeply contemplate, observe, think, and enter the sublime in Zen. . . . 

Form, sound, and fragrance of natural scenes combine with the Buddha’s teaching to express the wonderful Dharma. Music CDs help beginners and practitioners apply Dharma in everyday activities. The poetry of these five CDs shares the simple emotions of a Buddhist practitioner. Talented musicians like Nam Hưng, Võ Tá Hân, Hoàng Quang Huế, Hoàng Y Vũ, and famous singers such as Đan Kim, Bảo Yến, Bích Hồng, Châu Khánh Hà and others turned the poems into rhythmic Buddhist songs that touched deeply the listeners’ hearts. The songs created more energy for listeners to live actively in the spiritual practice. . . .

We thought that these thoughtful words of Ni sư TN Giới Hương are just emough to express the beautiful Buddhist music. It unnecessary to quote more words from anyone else!

We stopped abruptly here because we suddenly remembered the writing, “A Dust Flying Back” (Hạt Bụi Theo Về) by the poet, Huyền Không. It’s a short article, but with the talented pen of the Late Most Venerable Thích Mãn Giác (aka the poet, Huyền Không) we understood the love of poetry felt by Venerable Bhikkhuni TN Trí Hải. Huyền Không wrote:

“Just recently, Venerable Thích Nữ Trí Hải told me that she wrote and hung the poems of Huyền Không at the temple garden. Let the poems talk with the flowers and leaves, let the poems breathe with the wind, and wind, let the poems go into the eyes and stay in the hearts of the people, let the poems live with the warm land of the homeland. Although I stay far away from my homeland, I feel a connection because of her poetry. The day I found her poetry, I felt she became my poetry friend.”

are 84,000 means and Dharma doors to convey Buddhism to the masses. Personally, we come and “enter” into Dharma not from the thick sutras, the great writings, or the well-known Dharma translations, but from writings like “The Stories on Buddhism” (Những Mẩu Chuyện Đạo) in the Huế Newspaper, written by the Most Venerable Minh Châu (before he went abroad to study). Other works that inspired us were the “Vietnamese Buddhist Song” composed by musician Lê Cao Phan, The Golden Buddhist Light Book (Ánh Đạo Vàng) created by the leader of the Youth Association, Võ Đình Cường, “Remembering Temple Poem” (Nhớ Chùa) and other poems of the poet Huyền Không, poems for children by Venerable Bhikhuni Trí Hải (her pen name is Phùng Khánh), the wonderful piano poems of Venerable Tuệ Sỹ, the poems of Trụ Vũ, a Buddhist researcher, as well as a calligrapher in Việtnam, songs of the musician Trịnh Công Sơn, the Buddhist paintings of Đình Cường, the Vietnamese Pagoda Architecture of photographer Võ Văn Tường, and others.

We are the ones who boldly proposed that the Most Venerable Như Điển continue writing a novel after his two volumes, The Love Story of the Most Venerable Liên Hoa and The Love of Huyền Trân Princess because these kinds of novels easily enter the hearts of people.

Perhaps there will be no need to say anything more about why we did the book, The Poetic Commentary of Thích Nhất Hạnh and offered it along with a yellow chrysanthemum and a white chrysanthemum to honor Venerable Bhikhuni Giới Hương. Next time, we will honor her by offering The Music Commentary of Thích Nhất Hạnh. Both books are from Plum Village. In the second book, we will add to the the Appendix. The portraits of the poets and musicians were inserted by us but not presented in Thích Nhất Hạnh’s original texts.

We would like to end with a passage from the introduction of the Most Venerable Thích Như Điển for the book, The Cycle of Life in Śūrangama Sūtra by Venerable TN Giới Hương. We are moved and excited by the words that fully describe her knowledge, practice, virtue, and devotion to Buddhism

Reading the preface of the first edition, as well as the reprint of this fifth edition, we see that in 1984 and 1985, she learned this sutra from her master, the Most Venerable Hải Triều Âm. After that, she studied at the Vạn Hạnh Advanced Buddhist Institute for four years. Then, she went to India for more than ten years to get a doctorate in Buddhist philosophy. Next, she again spent another ten years studying literature at the University of California, Riverside, in the United States and today is standing on the podium to teach as a lecturer at the Buddhist University in Vietnam to share with her young monk and nun students her cultivation, knowledge, and study of more than thirty years. What a blessing she is! Without stopping there, she translated the book, Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm into English, The Cycle of Life in the Śūrangama Sūtra. This is the first progress of Vietnamese nuns in the educational field, following the path of the Late Venerable Bhikkhuni Trí Hải. I am extremely happy to write this introduction. 

For our part, we would like to express our deep admiration:

A Nun – A Scholar – A Poet: Venerable Tn Giới Hương.

Respecfully, 

Nguyên Tánh Nguyễn Hiền Đức

Santa Ana, California, August 12, 2018 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vì tình hình và ảnh hưởng của Covid 19 về khả năng họp mặt cũng như khả năng tài chánh, bảo trợ, tham dự… Viết Về Nước Mỹ chính thức thông báo hủy bỏ giải thưởng năm 2020. Tháng Tám năm 2021, Viết Về Nước Mỹ sẽ trao giải năm 2020-2021 gộp chung. Ban tổ chức Viết Về Nước Mỹ xin trân trọng cảm ơn quý độc giả và quý tác giả, mong tiếp tục nhận bài tham dự và xin chúc sức khỏe, an lành.
Nha Trang có nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ, có nhạc sỹ Minh Kỳ, có biển xanh, bãi cát trắng, có nắng ấm đủ hâm nóng ký ức mỗi khi ta xa và nhớ về Nha Trang. Nha Trang có những hải đảo, có đảo Hòn Yến án ngữ từ ngoài khơi vịnh Nha Trang.
Đối với những người viết thuộc thế hệ tôi, gần như ai cũng ít nhiều đọc văn Nhật Tiến ở tuổi đang trưởng thành. Những trang viết trong sáng và nhân ái của ông đã là hành trang cho tuổi trẻ chúng tôi lúc bấy giờ.
- Thầy Thích Phước An trong bài Cụ Quách Tấn, Cụ Đào Duy Anh và Thầy Tuệ Sỹ tại Nha Trang, tháng 6 năm 1976, đã viết: “Khi tiễn Đào Duy Anh xuống núi, ông cứ đi một đoạn là dừng lại bắt tay anh Tuệ Sỹ, những cái bắt tay rất chặt. Cứ như vậy ông bắt tay cho đến khi xuống cuối dốc chùa mới thôi. Điều ấy chứng tỏ rằng Đào Duy Anh rất trân trọng về cuộc gặp gỡ này. “Có một bài thơ của Quách Tấn, mà tôi nghĩ có thể tạm giải thích được. Ít nhất là trong trường hợp Quách Tấn và Tuệ Sỹ. Bài thơ ấy như thế này: Bao phen bến hẹn đổi dời, Làng phong tao vẫn con người thủy chung. Gió lau thổi lạnh sóng tùng, Hương xưa thắm lại cụm hồng ngày xưa.
Tất cả cơn thịnh nộ của địa chấn, cường triều, cuồng phong, hỏa tai... rồi sẽ lắng xuống. Không có gì tự sinh ra, và cũng không có gì sinh mãi không diệt. Lửa không thể cháy mãi. Sóng không thể dâng mãi. Niệm thiện hay niệm ác cũng chỉ là những ba động trên bề mặt bản tâm. Sau cơn thịnh nộ, là im lặng.
Qua tùy bút và tạp bút, Phạm Xuân Đài làm một cuộc hành trình khác, hành trình đi tìm tương quan giữa anh với hiện thực đời sống chung quanh, từ tô mì Quảng mộc mạc cho đến tiếng sáo diều hư tưởng, từ những thiếu nhi thi vẽ tranh ở quận Cam cho đến cái đầu gối bị vỡ trong một tai nạn ở trại tù cải tạo.- Trần Doãn Nho
IRVINE, Calif. (VB) ---Nhà văn Nhật Tiến vừa từ trần tại thành phố Irvine, Nam California, hưởng thọ 84 tuổi, sau trọn một đời không ngừng làm việc trong các cương vị khác nhau: một nhà văn lớn, một nhà giáo dục luôn quan tâm tới các thế hệ trẻ và là một Tráng sinh Lên đường hy hữu của Hướng Đạo VN.
Không hiểu tại sao, ngay từ thời niên thiếu mới tìm hiểu Đạo Phật, Thập Mục Ngưu Đồ ( 10 Bức Tranh Chăn Trâu) đã in sâu vào tâm trí của tôi. Khi tìm đọc sách về Thiền, các bức ảnh của chú mục đồng chăn dắt con trâu qua từng giai đoạn có sức hút mạnh mẽ với tôi, cho dù không hiểu nhiều về ý nghĩa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.