Hôm nay,  

Nguyễn Mạnh Trinh, Người "Hết Lòng" Với Văn Học Nghệ Thuật

02/09/202111:33:00(Xem: 3744)
Pic 1 chân dung năm 2015
Chân dung NMTrinh (2015)
pic 2
Bìa sách Tạp ghi văn nghệ
Pic 3 TMVH
NMTrinh trong chương trình "Tản Mạn Văn Học"
Pic 4 ManhTrinh NhaLan Xuan 2010
NMTrinh và Nhã Lan trên Hồn Việt TV (2010).
Pic 5 Factory
NMTrinh tại cà phê Factory(1993)

Đứng: Nguyễn Mạnh Trinh, Phạm Xuân Đài (phạm phú minh)

Ngồi:Nguyễn Đình Thuần, Luân Hoán, Thành Tôn, Đặng Hiền.

Pic 6 nha BH
Tại nhà Bích Hạnh. (2014) Nguyễn Hưng Quốc, Bích Hạnh và NMTrinh

pic 7 NMT_NL_NT_2015
NMTrinh, Nhã Lan, Cố nhà văn Nhật Tiến (2015)

pic 8 voi NHQ
Tại nhà Bích Hạnh. (2014). Hàng đứng từ trái qua phải. Nguyễn D Tiến, Nguyễn Mạnh Trinh, Bùi Vĩnh Phúc, Lãng Minh. Hàng ngồi trên: Nhã Lan, Nguyễn Hưng Quốc, Bích Hạnh. Hàng ngồi dưới: Nguyễn Hoàng Nam, Nga Mi, Trịnh Thanh Thủy, Nguyễn thị Ngọc Lan, Thân hữu

pic 9 Factory 2019
Cà phê Factory (2019). Đứng: Nguyễn Thế Đỉnh, Phan Diên, Lê Anh Dũng. Ngồi: Nguyễn M Trinh, Đỗ Tăng Bí, Ngọc Hoài Phương, Lê, Bùi Hồng Sĩ.

Pic 10 ManhTrinh NhaLan HoangNgocTuan 1
Nhã Lan, NMTrinh, Hoàng Ngọc Tuấn



Tháng Tám chưa qua, hạ chưa hết. Thu còn xa lắc, lá chưa kịp chín vàng, mà ông đã rụng rơi. Nguyễn Mạnh Trinh, nhà thơ, nhà biên khảo và truyền thông đã lên đường, đã thong thả rong chơi về miền phương ngoại. (1949-2021).

Xuất thân là một quân nhân thuộc binh chủng Không Quân, văn thơ của ông phản ảnh nhiều suy tư, thao thức về cuộc chiến. Ông yêu thi ca, làm thơ và viết rất nhiều bài nhận định trong những lãnh vực văn học nghệ thuật khác nhau. Ông cộng tác và viết thường xuyên cho các báo nhất là ở Úc, Canada và Hoa Kỳ. 

Tôi mãi nhớ nụ cười hiền của ông, một Nguyễn Mạnh Trinh nho nhã, điềm đạm. Tôi không quên những lần trò chuyện cùng ông, tuy ít ỏi nhưng đầy ấn tượng và sâu sắc. Tôi cũng sẽ vô cùng tiếc nuối cho sự mất mát của một tài hoa, một ngòi viết hết lòng với văn học nghệ thuật tại hải ngoại. Đôi lần tôi được gặp gỡ ông tại nhà chị Bích Hạnh, Thùy Hạnh. Tuy nhiên, có lẽ lần tôi nói chuyện với ông lâu nhất là lần gặp ở nhà chị Bích Hạnh nhân dịp nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc qua Nam Cali để ra mắt sách(2014). Lần ấy có cả nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc với Nguyễn Mạnh Trinh bàn bạc cùng tôi về sự ra đi của diễn đàn Talawas của nhà văn Phạm Thị Hoài. Chúng tôi tiếc nuối cho sự đóng cửa của một diễn đàn văn học có nhiều bàn luận rất sôi nổi về các đề tài chính trị, văn học và xã hội. Ông có nhắc đến những bài viết gây nhiều tranh cãi của tôi là " Cái chết của một ngôn ngữ: "Tiếng Việt Sài Gòn cũ" và một bài viết khác "Cái hĩm có răng" mà tôi viết để phản biện bài viết "Con cặc" của Nguyễn Hưng Quốc(2003). Chúng tôi vui vẻ bàn luận đến cái thời tôi còn hung hăng con bọ xít, cái thời tôi chưa biết đằm thắm là gì, say mê tranh cãi và coi trời bằng vung.

Có lẽ lần đó với tôi, Nguyễn Mạnh Trinh đã "mở miệng", còn phần lớn ông chỉ nói khi cần nói. Bạn bè ông có tâm sự. Ông là người kiệm lời, nghiêm túc, nên khó ai đến gần. Tuy nhiên khi chơi thân với ai, ông rất chí tình. Bản tính cương trực, nên ông ngay thẳng, sòng phẳng, trung thực và rất đàng hoàng cùng đối tốt với bạn bè. 

Ngay cả trong lãnh vực viết nhận định cũng vậy. Ông đọc nhiều, đọc kỹ, kiến thức rộng nên viết hay. Ông viết trung thực, thẳng thắn, sáng sủa rõ ràng, lột tả được tinh thần và ý tưởng của tác giả. Ông rất quý và trân trọng các tác giả. Ông còn chịu khó viết cho những người nổi tiếng hay  chưa nổi tiếng. Ông đã nhìn ra được những tiềm năng đặc biệt còn ẩn tàng của họ. 

Chương trình "Tản mạn văn học" do ông và Nhã lan thực hiện ròng rã từ năm 2009 đến nay trên Hồn Việt TV và đài phát thanh Little Saigon là một nỗ lực và dấu ấn đáng quý. Chương trình đã được đông đảo người Việt tại California theo dõi và yêu mến. Ông chỉ ngưng đến đài vào năm 2019 khi bệnh trở nặng. Mỗi sáng thứ Bảy là mỗi trang lịch sử văn học nghệ thuật được ông và Nhã Lan dở lại, nhắc nhở và phổ biến cho thế hệ trẻ sau này được rõ. Với mục đích chia sẻ những tư tưởng, những tiếng nói tích cực của nền văn học truyền thống, "Tản mạn văn học" còn ước mong, các em sinh viên, học sinh trong nước và ngoài nước xem, nghe và hiểu được cái hay, đẹp của thế hệ cha, ông. 

Xướng ngôn viên Nhã lan, người làm việc sát cánh với ông trong chương trình đã tâm sự:

- NL rất hạnh phúc khi được làm việc với anh NMTrinh, người có cùng chí hướng và sở thích, yêu văn học và ngôn ngữ VN. NL rất kính phục anh, tuy đôi lúc có mâu thuẫn hay bất đồng ý kiến vì hai người ở hai thế hệ khác nhau. NL thuộc về 1 thế hệ không biết gì về văn chương hay biết rất ít về nền văn học của thế hệ trước. Tuy nhiên, anh vẫn hoà đồng, không trịch thượng, khiêm nhường, thân thiện, và luôn chu toàn trách nhiệm. Nói tóm lại, anh là 1 người không ai mua chuộc được bằng tiền bạc, thời gian, hay tình ái lăng nhăng, dù anh là 1 nhà thơ trong binh chủng "Không quân" nổi tiếng là binh chủng hào hoa, bay bướm. 

Ngoài ra, anh là người biết chịu đựng, kiên nhẫn khi làm việc, yêu chữ nghĩa và rất yêu sách. Anh có kể chuyện về tủ sách quý là kho tàng rất lớn của anh. Anh sưu tầm và cố tìm mua những cuốn sách giá trị để làm giàu cho tủ sách của mình. Nhà thơ Thành Tôn, có cùng một sở thích với ông và cũng là bạn thiết của ông cũng tiết lộ, ông có một tủ sách quý thật lớn và đầy đủ. Ông có làm 1 bài thơ tặng thi sĩ Thành Tôn. 

Nói đến kỷ niệm đáng nhớ, NL nhớ nhất là một đêm cô và NMTrinh đến thăm cố nhà văn Nhật Tiến khi ông còn sống trong một dạ tiệc đêm giao thừa. Trong khi trò chuyện về chương trình "Tản mạn văn học", cô nhắc lại lúc Hồn Việt TV mới thành lập, thì bác Nhật Tiến là người đề nghị phải có mảng văn học đầu tiên với Đinh Quang Anh Thái. Sau đó Nhã Lan được mời vào, dù cô là 1 người thuộc thế hệ đàn em, thụ hưởng cả 2 nền giáo dục trước, và sau 75. Khi trò chuyện, cả ba đều ngã ngửa ra cả ba đều tuổi Tý, cách nhau mỗi người 1 con giáp. Ba thế hệ chuột, chuột già(NT), chuột nhỡ(NMT) và chuột nhí(NL) gặp nhau. Thật là thú vị cho cuộc hội ngộ giữa ban tam ca ba con chuột trong đêm giao thừa !!!

Hội ngộ rồi chia ly. Ông đến giữa đời, làm thơ, viết văn, làm truyền thông, thực hiện những hoài bảo làm đẹp, hết lòng với văn học rồi ra đi. Tôi xin thắp nén hương lòng chúc ông lên đường thanh thản ở cõi vĩnh hằng. 

Tiểu sử 

 

Nguyễn Mạnh Trinh sinh năm 1949 tại Hà Nội. Gia nhập Không Quân 1969 tới 1975. Định cư tại Hoa Kỳ 1975, bắt đầu làm thơ, viết nhận định văn học liên quan đến tác phẩm của những tác giả nổi danh như Xuân Vũ, Trần Văn Minh, Dương Hùng Cường, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Vũ Hữu Định, Quang Dũng, Phạm Đình Chương, Phạm Công Thiện, Tô Thùy Yên, Kim Tuấn, Du Tử Lê… Những bài viết của ông xuất hiện trên hầu hết các tạp chí văn học tại hải ngoại.

Ông chủ trương tủ sách tác giả tác phẩm Đời và là thành viên trong nhóm chủ trương Hợp Lưu – Hoa Kỳ. 2009, cùng với Nhã Lan chủ trương chương trình “Tản Mạn Văn Học” trên đài phát thanh Little Saigon. 

Tác phẩm:

Thơ Nguyễn Mạnh Trinh (Người Việt, 1985)

Tập truyện Hai Mươi Ba Người Viết Sau 1975 (Biên tập cùng Trịnh Y Thư, Văn Nghệ Hoa Kỳ, 1989)

Rì Rào Sóng Vỗ – tập truyện ngắn

Tạp Ghi Văn Nghệ

 

Nguyễn Mạnh Trinh viết rất nhiều, các tác phẩm nhận định của ông có thể tìm đọc ở đây :

http://phusaonline.free.fr/ButViet/NMTrinh/0_NMTrinh.htm


Vài bài thơ của Nguyễn Mạnh Trinh 

 

* Chỗ Ẩn Của Loài Sâu

 

Chiều bước khẽ trên ngõ về của gió

Thập tự buồn tay phất phới hạt mưa

Đầy lá úa nẻo vô cùng đã lỡ

Môi đằm đằm sương khói chốn rừng xưa

Ở một chỗ ai cũng hèn như cỏ

Thân sâu đo đếm mãi lối chông gai

Lửa trời nung óc người loang dấu đỏ

Dốc lầy thêm gót mỏi đỡ thân gầy

Giông bão đập nhát roi đời quạnh quẽ

Môi tả tơi bầm tím một hồn sầu

Cây ngả nghiêng vắng bặt loài chim sẻ

Mắt ngại ngùng nhìn đêm tối về mau

Ở một chỗ ai cũng buồn như lá

Dẫm dòn tan tiếng vỡ bóng trời xa

Lán tranh thấp náu nương hình tượng lạ

Ta về đâu mây xuống giữa đời qua.

 

 NMTrinh

* Bài Lục Bát gởi Thành Tôn

 

Gương soi. Bóng cứ hỏi hình

Riêng ta, kẻ lạ dập dình đứng riêng

Cất trong tâm não còn nguyên

Ý ngờ vực chợt cô miên dáng chiều

 

Vấn tra. Tra vấn. Đủ điều

Đỏ. Vàng. Mũ đội đăm chiêu chỗ ngồi

Mấy chục năm biền biệt trôi

Hỏi ta sao ánh trăng soi - một mình

 

Thắp tình, chờ đến bình minh

Mất - còn, một cõi tử sinh vô cùng

Phân vân duyên nghiệp dửng dưng

Thế thân nào giữa muôn trùng bể dâu 

NMTrinh

 


Trịnh Thanh Thủy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng Hai năm 1948, lãnh tụ cộng sản Klement Gottwald bước ra bao lơn tòa dinh thự xây từ thời Baroque thủ đô Praha để hiệu triệu hàng trăm nghìn công dân đứng chật ních dưới quảng trường Phố Cổ. Đó là khúc quành trọng đại của lịch sử xứ Bohemia. Tuyết rơi tầm tã, trời se sắt lạnh, và Gottwald để đầu trần. Cảm thấy trống trải Clementis ân cần lấy mũ mình đội lên đầu Gottwald. Cả Gottwald lẫn Clementis đều không biết trong suốt tám năm trời Franz Kafka mỗi ngày đã trèo lên chính những bậc cấp họ vừa lên để bước ra cái bao lơn lịch sử, bởi dưới thời đế quốc Áo-Hung tòa dinh thự là một trường học Đức. Họ cũng không biết ở ngay tầng dưới chính tòa nhà, cha của Franz, Hermann Kafka, có mở một cái tiệm trên bảng hiệu vẽ hình con quạ ngay bên cạnh tên ông, kafka tiếng Tiệp có nghĩa là quạ. Gottwald, Clementis, và tất cả những kẻ khác chẳng ai biết Kafka từng hiện hữu, nhưng Kafka biết rõ sự ngu dốt của họ. Trong tiểu thuyết của ông, Praha là một thành phố không có ký ức, thậm chí không ai nhớ
Kinh Vu Lan kể rằng ngài Mục Kiền Liên [Maudgalyayana] -- một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật và cũng là người có thần thông cao diệu nhất trong những đệ tử của Đức Phật – sau khi chứng được lục thông đã sử dụng thần thông để tìm cha mẹ đã quá vãng của ngài. Cuối cùng ngài Mục Kiền Liên đã thấy mẹ ngài là bà Moggalī [thường gọi là Thanh Đề] sinh trong loài quỷ đói nơi địa ngục. Ngài bèn mang cơm vào địa ngục cho mẹ ăn. Nhưng khi bà cầm chén cơm lên để ăn thi chén cơm bốc thành ngọn lửa cháy do vì lửa xan tham của bà nổi lên. Ngài Mục Kiên Liên thấy vậy rất đau lòng và đã đến trình lại với Đức Phật về sự việc này để mong Đức Phật dạy cho cách giải cứu mẹ của ngài. Nhân đó Đức Phật đã nói Kinh Vu Lan. Nội dung Kinh Vu Lan tương tự như Kinh Petavatthu Số 14 (Ngạ Qủy Sự Kinh) trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) của Kinh Tạng tiếng Pali. Kinh này kể chuyện về mẹ của ngài Xá Lợi Phất (Sariputta) là vị đệ tử trí tuệ đệ nhất của Đức Phật. Kinh mô tả cách ngài Xá Lợi Phất cứu mẹ
Trong cái nắng oi bức của trời cuối tháng Tám, các con em ở Mỹ lại bắt đầu ngày tựu trường. Nhìn cha mẹ dẫn con nhỏ mỗi buổi sáng đón xe bus màu vàng cam để đi đến trường, lòng tôi lại nao nao nhớ lại ngày khai giảng hằng năm ở quê nhà.
Có phải trong thời đại dịch bạn hay có những giấc mộng bất thường? Không phải chỉ một mình bạn đâu mà nhiều người cũng có những giấc mơ lạ giống như bạn, theo ký giả Gowri S của báo The Hindu cho biết trong bài báo được đăng trên trang mạng của báo này hôm 16 tháng 6 năm 2020. Trong bài phóng sự, Gowri đã đi tìm hiểu nhiều người và họ đều nói rằng họ thường xuyên nằm chiêm bao kỳ lạ vì đại dịch luôn luôn khống chế cuộc sống của chúng ta. Căng thẳng ban ngày sẽ không tránh khỏi nằm mộng ban đêm trong hình thái những giấc mơ rời rạc và dài hơn bình thường, có lúc thì rõ ràng chi tiết có khi thì mơ hồ. Có người mơ thấy rửa tay bằng xà phòng. Có người mơ thấy bị thú rừng tấn công. Có người thấy gặp người thân đã chết từ lâu. Trên cơ bản, những giấc mơ có tính riêng tư và tùy thuộc vào những gì con người nhớ. Để hiểu rõ hơn về giấc mơ, chúng ta cần hiều các chu kỳ của giấc ngủ. “Chúng ta có nhiều giai đoạn khác nhau của giấc ngủ: ngủ mà mắt không chuyển động nhanh (Non-REM)
Chúng ta đang trong mùa Lễ Vu Lan Báo Hiếu. Truyền thống Phật Giáo Việt Nam đón Lễ Vu Lan sẽ là ngày rằm tháng 7 âm lịch, tính theo dương lịch là ngày 2 tháng 9/2020, tức là khoảng hai tuần nữa. Lễ này xuất phát từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, vị môn đồ Đệ nhất thần thông của Đức Phật Thích Ca, nhìn thấy mẹ của ngài thọ khổ dưới địa ngục, nên ngài đã xin Đức Phật chỉ phương pháp cứu mẹ ra khỏi kiếp quỷ đói. Tại Việt Nam, Phật tử đón Lễ Vu Lan Báo Hiếu thường là trọn tháng ăn chay, tụng kinh, làm từ thiện để hồi hướng công đức cho cha mẹ. Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một như đường mía lau... Hình ảnh người mẹ luôn luôn là nguồn cảm hứng thi ca. Lòng mẹ nhìn từ các nhà thơ Châu Á sẽ là chủ đề của bài này. Nhà thơ NHẬT BẢN Jūkichi Yagi (1898-1927) là nhà thơ, nhà văn, nhà giáo. Năm 1925, ông xuất bản thi tập đầu tiên, nhan đề “Autumn's Eye” (Mắt Mùa Thu). Ông gia nhập một nhóm các nhà thơ tại Tokyo, và thơ ông xuất hiện trên nhiều tạp chí văn học. Năm 1926, ông bệnh lao phổi
Ngoài kia nắng chiều vừa xuống. Trước khi nói lời từ giả với cha mình, vị chân tu đưa bằng hai tay cho cha chuỗi tràng hạt, và vị chân tu nghẹn ngào: thưa ba giử lấy chuỗi tràng hạt này, để khi nào ba có băn khoăn điều gì, một cơ duyên gì, xin ba cứ lần tràng hạt tinh thần ba có đủ tĩnh thức, và tâm hồn ba sẽ binh an. Anh đưa tay nhận chỗi tràng hạt, cả hai cho con nhìn nhau trong suốt chiều sâu của tâm thức...
Năm năm sau, vào năm 1844, ông đăng bản dịch tiếng Anh một phẩm của Kinh Pháp Hoa. Đây là bản kinh Phật Giáo Đại Thừa đầu tiên xuất hiện trong Anh ngữ. Đặc biệt, bản dịch được xem là Phẩm Thứ Năm của Kinh Pháp Hoa. Phẩm này được dịch sang Hán văn là “Phẩm Dược Thảo Dụ” và trong tiếng Anh nó chỉ được dịch đơn giản là “Plants” [Cây Cỏ]. Phẩm Thứ Năm trong Kinh Pháp Hoa so sánh lời dạy của Đức Phật với cơn mưa rải xuống khắp mọi nơi và so sánh thính chúng của Đức Phật với các hạng thảo mộc lớn, trung bình và nhỏ. Ở đây Thoreau đã tìm thấy giáo lý tôn giáo đã được phô diễn qua việc mô tả về cây và cỏ. Thoreau đã dành 2 năm sau đó để sống độc cư trong rừng hoang cạnh Hồ Walden Pond tại thành phố Concord thuộc tiểu bang Massachusetts. Ở đó ông đã thực hành việc chiêm nghiệm thiên nhiên về điều mà ông đã đọc trong các sách về tôn giáo Ấn Độ -- đặc biệt Kinh Pháp Hoa nơi dạy con người ngồi trong rừng để chiêm nghiệm thực tại. Sự miêu tả của ông về thời gian ông sống nơi hoang vu, được phổ biến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.