Hôm nay,  

Sách mới "HOA HƯỜNG" và "BỘT CHIÊN"

7/14/202116:34:00(View: 2578)
20210709_100611

Độc giả Viết Về Nước Mỹ đã từng yêu thích văn phong của tác giả ThaiNC nay có thể đón đọc hai tập sách mới: HOA HƯỜNG gồm 27 truyện ngắn, sách dày 180 trang; và BỘT CHIÊN gồm 29 truyện chọn lọc khác, dày 183 trang. Cả hai tập truyện ngắn này đều do Nhân Ảnh xuất bản và phát hành trên hệ thống AMAZON. Tất cả truyện ngắn trong hai tác phẩm này đều đã được đăng tải lai rai từ thập niên 1980’s trên các tạp chí tại hải ngoại: VĂN (Hoa Kỳ), LÀNG VĂN (Canada)… cho đến gần đây trên mục Viết Về Nước Mỹ của tờ VIỆT BÁO (Nam Cali), cùng rất nhiều bài khác mới hơn trên những trang FaceBook mà bạn đọc đã từng đọc qua đâu đó.

Tác giả Giám khảo Viết Về Nước Mỹ Khôi An nhận định: "Đọc Hoa Hường, điều tôi cảm thấy rõ nhất là sự lãng mạn thật thà. Hai tính cách tưởng chừng ít khi đi đôi với nhau, nhưng ai đã đọc nhiều chuyện của ThaiNC chắc sẽ đồng ý với tôi. Cái duyên dáng, thu hút của văn chương ThaiNC là ở đó. Chất lãng mạn trời sinh, có sẵn trong tâm hồn từ tấm bé đã cho ThaiNC những quan sát tinh tế, những xúc động đặc biệt, và những tình cảm đậm đà làm rung lên nỗi bồi hồi trong lòng người đọc. Nhiều câu chuyện rất riêng của ThaiNC đã làm người đọc nhận ra những cảm xúc của chính họ, mà họ chưa bao giờ viết thành lời... Thai NC thấy những điều rất nhỏ và cảm những chuyện rất thường trong đời sống. Chẳng hạn như cử chỉ của cô bé nghèo bán hàng rong trong đêm mưa đưa cả hai tay vuốt hết những giọt nước trên mặt rồi kéo đôi tay ra phía sau túm lại mái tóc, chẳng hạn như bóng trăng trong vũng nước mưa sau nhà, hay ngôi mộ không hoa chiều giáp Tết... ThaiNC viết như đang kể chuyện với một người bạn thân. Và người đọc cảm thấy mình là người bạn thân đó, vì anh chuyên chở các câu chuyện bằng lời văn rất đỗi chân thành..."

Tác giả Khôi Nguyên VVNM 2017 Iris Đinh khi đọc "Bột Chiên" đã cho rằng đây là "Một tập truyện ngắn rất đáng để cho bạn bỏ thì giờ ra thưởng thức. Một món quà quý giá cho tôi và chắc chắn là cả cho bạn nữa."

Việt Báo và Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ xin trân trọng giới thiệu tác giả và tác phẩm. Bạn đọc có thể tìm mua hai tập sách “Hoa Hường” và “Bột Chiên” trên AMAZON theo hai đường link dưới đây:
Và bạn đọc có thắc mắc gì cũng có thể liên lạc tác giả trực tiếp tại [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
(Orange County, CA) Sau đúng hai tuần hôn mê, họa sĩ/nhà văn Khánh Trường cuối cùng đã bỏ cuộc thế gian vào chiều Chủ Nhật, ngày 29 tháng 12, 2004, lúc 4:33PM giờ California tại bệnh viện UCI Health, thành phố Fountain Valley trong niềm thương tiếc của gia đình và bằng hữu. Hoạ sĩ Khánh Trường tên thật là Nguyễn Khánh Trường, sinh năm 1948, ở Quảng Nam, gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1968, giải ngũ năm 1972 vì bị thương. Khánh Trường vượt biên đến Thái Lan năm 1987, định cư tại Hoa Kỳ năm 1988. Sự đóng góp của anh vào văn học Việt Nam hải ngoại không nhỏ vì ngoài vẽ tranh, triển lãm tranh, anh cũng là một nhà văn tên tuổi, viết với vài bút hiệu khác như Kim Thi, Nguyễn Thị Giáng Châu. Khánh Trường đã xuất bản nhiều tác phẩm và từng là chủ biên của tạp chí Hợp Lưu, Hoa Kỳ, từ 1990 đến 2005.
Một mùa bầu cử tổng thống đã đến và đi ở Hoa Kỳ. Trong khi mọi cuộc đua chính trị đều có ý nghĩa nào đó đối với công dân, thì cuộc bầu cử đặc biệt này có thể tác động đến mọi người theo những cách mới, chưa từng có trong lịch sử Mỹ. Cho dù, đó là các cuộc trục xuất hàng loạt, hay tảng băng chìm thuế quan, hay từng nhân vật “kỳ lạ” trong nội các mới do Tổng Thống đắc cử Donald Trump lựa chọn, thì đều là một ảnh hưởng đến cảm xúc và không khí của mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Khi tác giả người Mỹ Washington Irving từ Anh trở về Mỹ, ông ghi lại những truyền thống lễ Giáng Sinh mà ông đã thấy ở các quốc gia khác trong cuốn The Sketch Book. Trong chương có tên “Christmas Eve,” ông viết: “Cây tầm gửi vẫn được treo trong các trang trại và nhà bếp vào dịp Giáng sinh, và những chàng trai trẻ có đặc quyền hôn các cô gái bên dưới nó, mỗi lần hái một quả mọng từ bụi cây. Khi tất cả các quả mọng được hái hết, đặc quyền đó sẽ chấm dứt.”
Chúng ta kể chuyện để mua vui trong chốc lát, quên đi sự đau khổ nơi trần thế, đi tìm suối nguồn ẩn mật kia và sau đó tìm cách trở lại. Chúng ta kể chuyện để phục hồi những gì đã mất, đã bị đánh cắp, đã bị ngọn lửa hận thù chiến tranh thiêu cháy rụi. Chúng ta kể chuyện để làm nên lịch sử của tình yêu. Để vượt qua sự phản bội và đương đầu với sự thất vọng nơi người khác, kẻ mà chúng ta từng ngây thơ kỳ vọng. Để một đêm nhìn lên bầu trời, nơi sao chổi Halley đi ngang qua trái đất trong những thời điểm cách nhau bảy mươi lăm năm, khi người ta có thể nhìn thấy, nhưng nó chưa bao giờ quét đuôi vào trái đất.
Hình ảnh ban đầu “Buổi chiều, đi chơi thuyền với một người bạn gái Huế vừa quen trên dòng sông Hương... Chiều mênh mông và sâu thẳm trong trời. Đó là một trong những buổi chiều đối với Ninh đáng ghi nhớ nhất. Và Ninh đã nhớ. Nhớ mãi không quên. Khuôn mặt dịu dàng và thanh xuân cửa người bạn gái in lên một nền chảy lặng lờ của con sông tưởng như không bao giờ gợn sóng. Cái đẹp của Huế, nhẹ, đã mất. Thoáng như khói sương, mang mang như một niềm ngờ vực…”
Cuốn "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư" được một Sư cô dịch sang tiếng Anh ... Sư cô đang làm thủ tục đưa qua Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ để làm tài liệu tham khảo về văn hóa Việt Nam thời đó
Rõ ràng ChatGPT/ AI là chưa hoàn hảo nhưng đang có những bước tiến Phù Đổng, nhất là trong khoa học tự nhiên, trong y khoa điển hình nhất là trong lãnh vực quang tuyến (Radiology). ChatGPT/ AI đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng chính xác hơn. AI không chỉ có vai trò hỗ trợ mà có cả tiềm năng ganh đua với sức sáng tạo của chính con người tạo ra nó.
Nói như thế là hơi cường điệu, nhằm nêu lên điểm bi hài. Không phải chạy ra khỏi xứ Phật, nhưng là chạy trốn khỏi bạo lực của chính phủ quân phiệt Miến Điện, khi sắc dân thiểu số Rohingya năm 2017 bị tấn công, đốt làng, xua ra khỏi biên giới vì chính phủ Miến Điện gọi họ là người Hồi giáo Bangladesh. Cũng không xa tới ngàn dặm, chỉ 600 dặm là Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc dựng lều trại cho tạm cư hàng trăm ngàn người Rohingya chạy vào Bangladesh. Câu chuyện tỵ nạn này vẫn còn kéo dài cho tới năm nay, 2024. Mới mấy tuần trước, trong tháng 10/2024, hàng trăm người Rohingya đã đi thuyền vượt biển tới phía Bắc Indonesia, hy vọng tới Malaysia. Trong đó, nhiều người đã thoát nạn diệt chủng ở Miến Điện và thoát điều kiện sống gian nan trong các trại tỵ nạn ở Bangladesh. Nhiều người lên ghe còn có ý muốn đoàn tụ với gia đình đã định cư ở Malaysia, Trong những người Rohingya chạy thoát hồi năm 2017, có một chàng trai sau này trở thành một nhà thơ nổi tiếng: Mayyu Ali.
Lần này không có hy vọng nào cho ông nữa, đó là cú đột quỵ lần thứ ba. Đêm này qua đêm khác, tôi đi ngang qua ngôi nhà (lúc đó là ngày nghỉ) nhìn vào ô cửa sổ sáng đèn, và đêm này qua đêm khác, tôi thấy nó sáng cùng một cách, mờ nhạt, rầu rầu...
Tôi bước lên chuyến xe buýt, đúng với tuyến đường Han Kang đã chỉ cho In-hye, chị Yeong-hye đi. Núi Chuk-sung hôm nay không ẩm ướt. Những gốc cây to không mang vẻ “run rẩy trong mưa.” Ngược lại, nó trầm mặc, bất động, vì hôm nay trời không mưa gió. Bệnh viện nơi Yeong-hye trú ngụ hiện ra giữa những con núi. Ngôi nhà trắng toát, nhỏ bé lọt thỏm giữa thiên nhiên. Thần núi, thần rừng bao quanh, sẵn sàng che chở những linh hồn đi lạc. Nơi này, Yeong-hye và nhiều người khác nữa, tách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Họ sống đúng với bản năng cây cỏ, hào phóng cho mầm sống vươn ra từ bất cứ nơi nào trên cơ thể mình. Nơi này, không ai cần hiểu vì sao “đứa trẻ bé như thế… lúc mới sinh ra ai cũng thế này à?”
“Quê người trên đỉnh Trường sơn Cho ta gởi một nỗi hờn thiên thu.” Lần đầu tiên tôi cảm nhận Tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn ở một góc nhìn mới. Lòng tôi như đứa trẻ thơ được trở về trong vòng tay mẹ hiền sau bao năm lưu lạc. Trường Sơn trước mắt tôi thật thơ mộng, u trầm và hùng vĩ. Núi tiếp núi. Từng đàn cò trắng lượn bay giữa những cánh đồng lúa xanh trải dài bất tận, ngút ngàn. Dường như mây trời và khói núi quyện vào nhau để xoá nhoà đi ranh giới giữa mộng và thực. Theo dấu chân Người, tôi tìm về Trường Sơn. Để nhìn thẳng vào chân diện mục của Trường Sơn và cũng để “gởi một nỗi hờn thiên thu”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.