Hôm nay,  

Sách mới "HOA HƯỜNG" và "BỘT CHIÊN"

7/14/202116:34:00(View: 2579)
20210709_100611

Độc giả Viết Về Nước Mỹ đã từng yêu thích văn phong của tác giả ThaiNC nay có thể đón đọc hai tập sách mới: HOA HƯỜNG gồm 27 truyện ngắn, sách dày 180 trang; và BỘT CHIÊN gồm 29 truyện chọn lọc khác, dày 183 trang. Cả hai tập truyện ngắn này đều do Nhân Ảnh xuất bản và phát hành trên hệ thống AMAZON. Tất cả truyện ngắn trong hai tác phẩm này đều đã được đăng tải lai rai từ thập niên 1980’s trên các tạp chí tại hải ngoại: VĂN (Hoa Kỳ), LÀNG VĂN (Canada)… cho đến gần đây trên mục Viết Về Nước Mỹ của tờ VIỆT BÁO (Nam Cali), cùng rất nhiều bài khác mới hơn trên những trang FaceBook mà bạn đọc đã từng đọc qua đâu đó.

Tác giả Giám khảo Viết Về Nước Mỹ Khôi An nhận định: "Đọc Hoa Hường, điều tôi cảm thấy rõ nhất là sự lãng mạn thật thà. Hai tính cách tưởng chừng ít khi đi đôi với nhau, nhưng ai đã đọc nhiều chuyện của ThaiNC chắc sẽ đồng ý với tôi. Cái duyên dáng, thu hút của văn chương ThaiNC là ở đó. Chất lãng mạn trời sinh, có sẵn trong tâm hồn từ tấm bé đã cho ThaiNC những quan sát tinh tế, những xúc động đặc biệt, và những tình cảm đậm đà làm rung lên nỗi bồi hồi trong lòng người đọc. Nhiều câu chuyện rất riêng của ThaiNC đã làm người đọc nhận ra những cảm xúc của chính họ, mà họ chưa bao giờ viết thành lời... Thai NC thấy những điều rất nhỏ và cảm những chuyện rất thường trong đời sống. Chẳng hạn như cử chỉ của cô bé nghèo bán hàng rong trong đêm mưa đưa cả hai tay vuốt hết những giọt nước trên mặt rồi kéo đôi tay ra phía sau túm lại mái tóc, chẳng hạn như bóng trăng trong vũng nước mưa sau nhà, hay ngôi mộ không hoa chiều giáp Tết... ThaiNC viết như đang kể chuyện với một người bạn thân. Và người đọc cảm thấy mình là người bạn thân đó, vì anh chuyên chở các câu chuyện bằng lời văn rất đỗi chân thành..."

Tác giả Khôi Nguyên VVNM 2017 Iris Đinh khi đọc "Bột Chiên" đã cho rằng đây là "Một tập truyện ngắn rất đáng để cho bạn bỏ thì giờ ra thưởng thức. Một món quà quý giá cho tôi và chắc chắn là cả cho bạn nữa."

Việt Báo và Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ xin trân trọng giới thiệu tác giả và tác phẩm. Bạn đọc có thể tìm mua hai tập sách “Hoa Hường” và “Bột Chiên” trên AMAZON theo hai đường link dưới đây:
Và bạn đọc có thắc mắc gì cũng có thể liên lạc tác giả trực tiếp tại [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thật ra, trước 1975, tôi cũng đã đọc nhiều sách, nhiều tạp san văn học ở Sài Gòn, (hay tỉnh lẻ), tôi chưa đọc đến tên Khánh trường, biết tên Khánh Trường. Tên đó (hay bút danh đó) hoàn toàn xa lạ đối với tôi.
Bạn hãy giữ lòng cho thật vui để ra đi. Trang sách cuối của Hợp Lưu bây giờ đã khép lại. Tay của bạn đã thả rơi ngòi bút và cọ màu. Bạn đã nằm xuống sau một đời lặn lội. Hãy gối đầu lên những kệ sách ký ức. Đã tới lúc bạn hãy buông xả hết, để tự thấy đời mình trôi theo dòng sông chữ nghĩa, nơi đã chép xuống những gì đẹp nhất của thế hệ chúng ta. Bạn hãy giữ lòng cho thật vui để ra đi. Cuộc đời luôn luôn là những bước ra đi. Bạn không có gì để nuối tiếc trong đời này. Bạn đã tự vắt kiệt máu trong tim ra để làm sơn cho tranh vẽ và để làm mực cho những trang báo. Nơi đó là ước mơ của yêu thương và hòa giải. Nơi đó là sự ngây thơ nghệ sĩ mà chúng ta đã đem tặng cho đời.
Khoảng thời gian bắt đầu vào đại học, ngoài những lúc phải học những bài sinh hóa khô khan, tôi tìm đến văn chương tiếng Việt qua các tạp chí như Văn Học, Văn, và Hợp Lưu. Khác với Văn và Văn Học vốn mang không khí “cổ điển”, Hợp Lưu, với chủ biên sáng lập là nhà văn Khánh Trường, bung mở một cánh cửa đón nhiều cây bút mang phong cách táo bạo, thể nghiệm, trong cả hai lãnh vực thơ và văn, đến từ trong và ngoài Việt Nam. Gặp nhiều chống đối vào những năm đầu vì có sự góp mặt của những nhà văn trong nước, nhưng Khánh Trường vẫn bất chấp, tiếp tục xây dựng Hợp Lưu thành một diễn đàn văn chương mở rộng vì “các thể chế chính trị rồi sẽ qua đi, nhưng văn học nghệ thuật sẽ còn tồn tại dài lâu, nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là phải tìm cách bảo tồn, xiển dương những giá trị kia, không phân biệt phe phái, chính kiến.” (trả lời phỏng vấn của Đỗ Lê Anh Đào trên damau.org, ngày 22 tháng 9, 2006).
Khu Nursing Home gồm bốn dãy nhà quây thành hình vuông. Mỗi dãy có tám phòng, cửa mở ra chái hiên rộng, lát gạch hoa có tam cấp dẫn vào mảnh vườn trồng nhiều cây trái nhiệt đới: mít, xoài, nhãn lồng, xen kẽ những loại cây và hoa đậm chất đông phương: tùng, liễu, mẫu đơn, phật quả, thiết mộc lan và hồ rộng, thiết kế mỹ thuật. Những con thác từ các mỏm đá cao đổ xuống tung bọt trắng xóa, đàn cá koi nhởn nhơ quanh các bụi thủy trúc, rải rác nhiều khóm liễu vươn ra từ bờ, sà thấp chạm mặt nước. Mùa hè, sáng, chiều, luôn có các lão niên ngồi trên những băng ghế đá, dưới các gốc cây phủ kín bóng mát bởi những tàn lá rộng, hóng gió, tán gẫu hoặc bày trò vui.
Năm 1988, tại Nam Cali có cuộc bầu cử ban chấp hành lâm thời của Văn bút Việt nam Hải ngoại, nhà văn Nhật Tiến làm chủ tịch. Sau đó có các ban ngành này kia truyền thông, báo chí gì đó và tôi được chỉ định làm việc với Khánh Trường. Đó là lần đầu tôi gặp anh, 1 người điệu đà, mặc đồ trắng và quần có giây lưng, tuy dáng dấp khoan thai nhưng có cái gì đó dục giã giấu bên trong và nét bất bình loáng thoáng ở hàng râu mép.
Gần đây tôi tới thăm Khánh Trường (KT) nhiều lần ở trong mấy căn nhà đầu đường rất dễ kiếm trong khu mobile home trên đường Bolsa, nhiều lần tới nỗi mỗi khi xe chạy ngang đây thì Ngọc Ánh nhắc: ‘Hay ta vào thăm KT.’ Không được tiếp xúc với KT khi tôi còn ở bên Texas, chỉ liên lạc nhiều khi đã chuyển về Nam CA thôi, lúc KT đã bị lọc thận hàng chục năm rồi. Lần nào tới cũng thấy KT lọc cọc đẩy xe lăn ra mở cửa, với nụ cười hiền trên môi và cái bắt tay rất thân thiết, chí tình. Trong những lần đó, tôi cố ý nắm tay KT thiệt lâu, lâu hơn thời gian cần thiết của những cái bắt tay bằng hữu.
Tôi chạy tới nhà thương như một quán tính, tìm chỗ đậu xe một cách dễ dàng, nơi đây tôi đã ra vào quen thuộc, nơi đây tôi sắp sống với một cuộc chia ly mới. Tôi quen lắm hành lang phòng ICU, quen lắm với hình ảnh Bác Mai Thảo, Bác Đỗ Ngọc Yến, với Bố, với Mẹ... Và nay hình ảnh một thân quen quá đỗi hiện ra trước mắt - chú Khánh Trường! đang nhắm nghiền mắt, đang thoi thóp thở... Chị Hoà Bình ôm vai tôi, siết thật chặt. Hai chị em chẳng nói với nhau một lời, nhưng tôi hiểu, cả hai chị em, đang lục tìm trong quá khứ, để sống lại những ngày thật đằm thắm bên chú.
Bây giờ thì tôi biết rồi: từ nguồn hợp lưu, những dòng chảy lại tìm về chính mình, đơn hành vào một cõi khác. Như anh Khánh Trường...
Trận đấu giữa Khánh Trường và anh Thần Chết đã qua tới phút 89. Phần thắng nghiêng hẳn về anh thần trang bị bằng chiếc lưỡi hái. Cô cháu Hòa Bình nhắn tin cho tôi vào lúc 3 giờ 45 phút chiều ngày 24/12/2024, giờ Montreal: “Chú vẫn không tỉnh. Chắc gia đình sẽ rút ống soon”. Vậy là tên thần vênh váo chuyên bắt người đang ở thế thượng phong.
Tôi bắt đầu nghe tên anh khi đọc bài viết “Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng” của họa sĩ Đinh Cường vào tháng 1/2012 nhân dịp anh bày 30 bức tranh Thiền...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.