Hôm nay,  

Giới Thiệu Tập San Phật Việt

15/06/202109:04:00(Xem: 1846)

Phat-Viet-1-Cover

THƯ TÒA SOẠN

Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất
tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế,
nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi
sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một
chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó,
con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát
tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các
nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và
Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật
Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ
những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút
viết tâm tình này.

Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua,
đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác,
lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại
Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài
ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận
nước của quê hương mà trả lời rằng:

“Vận nước như dây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh.”

Đây là một chứng minh Đạo Phật cùng song hành với dân
tộc.

Đến triều đại nhà Lý, Thiền sư Vạn Hạnh cũng như các thức
giả, sĩ phu đương thời đã lập Lý Công Uẩn–Lý Thái Tổ lên
ngôi để giữ yên bờ cõi. Trước giờ thị tịch Thiền sư Vạn Hạnh
đã để lại bài kệ chứng đắc:

“Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Thịnh suy, suy thịnh việc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.”

Vua Lý Nhân Tông đã có lời truy tán Thiền sư Vạn Hạnh
như sau:

“Vạn Hạnh thông ba cõi
Thật hợp lời sấm xưa
Quê nhà tên Cổ Pháp
Gậy chống giữ nghiệp vua.”

Thiền sư đã cùng vua giữ gìn sơn hà xã tắc ngày một âu ca
thái bình hơn một trăm năm. Đến triều đại nhà Trần, có vua
Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng điện ngọc lên núi Yên Tử ẩn tu,


chứng ngộ đạo Thiền, thành Thiền Tổ Trúc Lâm Yên Tử mà
người đời tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng Phật Tổ.

“Dòng chảy của Phật Giáo Việt Nam” tiếp tục vượt qua tất cả
mọi chướng ngại, thịnh suy của cuộc đời, đến thời cận đại có
Bồ tát Thích Quảng Đức đã vị Pháp thiêu thân, bằng ngọn lửa
Từ Bi và trái tim bất diệt để bảo vệ Đạo Pháp trong cơn hoạn
nạn tự do tín ngưỡng và giữ vững nền tự do dân chủ nước nhà.

Trên là một vài chứng minh: “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt”
suốt dòng lịch sử Phật Giáo Việt Nam trên quê hương.

Vấn đề còn lại là: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” Chúng ta phải làm
gì? Và làm gì trong giá trị: “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Chúng ta
nhất quán, cùng nhìn về một hướng để góp sức, chung lòng
cho “tuổi trẻ” có phương tiện trau dồi Phật Pháp, học hỏi tiếng
Mẹ đẻ và tuổi trẻ đi bằng đôi chân của chính mình. Tạo ý thức.
Gây hiểu biết xây dựng quê hương, yêu thương dân tộc, giống
nòi như các thế hệ cha ông đã từng trải. Có được như thế thì
quả thật vai trò của “Phật Việt” hôm nay mới đúng nghĩa, trên
hướng đi, “Đạo Phật Việt Nam.”

Thẩm định bằng giá trị bởi chính nó, cho nên nhóm chủ
trương tiếp tục vực dậy những gì đã bỏ lửng trong nhiều năm
qua, nay xin được tiếp tục, ước mong, chư vị thiện hữu tri thức
góp lời và đồng hành với “Phật Việt” ngày thêm tốt đẹp hơn
trên tiến trình phụng sự Đạo Pháp và Tuổi trẻ hay rộng ra là
thế giới con người.

Tư duy mà không “Khởi Đi Từ Hôm Nay” thì cũng chưa thực
nghiệm để có được trải nghiệm trên tiến trình phụng sự, mà
trong nhà Phật có nói là “hạ thủ công phu.”

Nền văn hóa trí tuệ được đầu tư bởi nhiều chất xám, của
nhiều cây bút gạo cội, của nhiều tấm lòng ưu tư về nhiều thế hệ
mai sau, để nuôi lớn những gì đang cần nuôi lớn, để duy trì,
tiếp nối cái truyền thống của Cha Ông. “Phật Việt” ở giữa lòng
“Tộc Việt.”

Trân Trọng
Thích Nguyên Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sĩ Linh Bảo kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi hôm chủ nhật April 14, 2024 và vừa mất sáng sớm hôm qua, April 22, 2024 tại tư gia ở Westminster, nam Cali...
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.