Hôm nay,  

Văn Học Press Trân Trọng Giới Thiệu Biên Khảo Của Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang: "Các Nhà Văn Nữ Miền Nam Việt Nam"

19/12/202016:41:00(Xem: 3608)


NC_Cover_PreOrder.jpg



CÁC NHÀ VĂN NỮ MIỀN NAM VIỆT NAM


WOMEN WRITERS OF SOUTH VIETNAM [1954-1975]


Biên khảo của | Research article by

CÔNG HUYỀN TÔN NỮ NHA TRANG

Bản dịch của | Translation by TRÙNG DƯƠNG

VĂN HỌC PRESS, 2020

Sách song ngữ | A Bilingual Book

Thiết kế bìa | Cover design by:

ĐINH TRƯỜNG CHINH


224 trang, ấn phí: US$18.00



Tìm mua trên BARNES & NOBLE

Xin bấm vào đường dẫn sau:


Women Writers of South Vietnam [1954-1975] by Ton Nu Nha Trang, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)


Lời nhà xuất bản


Vào đầu thập niên 1980, cơ quan Social Science Research Council (Brooklyn, New York) cùng phối hợp với cơ quan American Council of Learned Societies (New York, New York) thành lập một Ủy ban Liên hợp về Đông Nam Á (Joint Committee on Southeast Asia) trong khuôn khổ chương trình vừa đề ra, có tên là Indochina Studies Program. Họ rao nhận đơn xin tài trợ để nghiên cứu về các vấn đề Đông Dương, gồm ba nước Việt, Miên và Lào, dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của các người tị nạn vừa rời khỏi ba quốc gia này từ sau 1975 và hiện cư ngụ tại Bắc Mỹ. Học bổng gồm 25.000 Mỹ kim, do ba cơ quan Ford Foundation, National Endowment for the Humanities và Henry Luce Foundation đứng ra tài trợ, với thời hạn nghiên cứu là một năm.

    Mười đề án đã được Ủy ban Liên hợp về Đông Nam Á chấp thuận, trong đó hết bốn đề án là của người Việt. Các đề án này gồm có nghiên cứu về báo chí Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975, do nhà báo Đỗ Ngọc Yến đứng đơn, với sự cộng tác của bốn đồng nghiệp, gồm Khoan La-Phạm, Lê Đình Điểu, Phan Huy Đạt và Trần Văn Ngô. Học giả Huỳnh Sanh Thông đề nghị nghiên cứu về công cuộc giáo dục cải tạo (re-education) của chế độ Xã hội chủ nghĩa từ sau 1975. Nhà văn Võ Phiến Đoàn Thế Nhơn nghiên cứu về văn học Miền Nam, 1954-1975. Và Tiến sĩ Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang nghiên cứu riêng về phụ nữ trong văn học Nam Việt Nam, 1954-1975.

    Vì lý do nào đó, dự án nghiên cứu về báo chí Miền Nam của nhà báo Đỗ Ngọc Yến đã không được hoàn tất. Ba dự án còn lại, gồm nghiên cứu của Giáo sư Huỳnh Sanh Thông, khi xuất bản có tựa là To Be Made Over: Tales of Socialist Re-education in Vietnam, gồm bài viết của 10 cựu tù cải tạo mà ông dịch và hiệu đính được xuất bản dưới hình thức tạp chí, Lạc Việt, số 5, ngày 1 tháng Một, 1988; cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan, 1954-1975 của nhà văn Võ Phiến, có tính cách một hồi ký văn học hơn là biên khảo học thuật song chứa đựng các tài liệu văn học quý giá, ra mắt lần đầu vào năm 1986, và trước sau đã tái bản ba lần, 1988, 2000 và 2014; và công trình biên khảo Women Writers of South Vietnam, 1954-1975 của Tiến sĩ Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, xuất bản lần đầu trên tạp chí Vietnam Forum, số 9, 1987, của Đại học Yale, cho tới nay chỉ mới được biết tới trong giới đại học.

    Nhà xuất bản Văn Học Press chọn dịch ra Việt ngữ bài biên khảo này của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang, dưới tựa đề Các Nhà Văn Nữ Miền Nam, 1954-1975 vì thấy đây là một công trình biên khảo công phu, có giá trị vừa văn học vừa lịch sử. Tác phẩm của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang có tính cách văn học vì bài biên khảo gần 30.000 chữ này bao gồm gần toàn bộ các khuôn mặt phụ nữ mà các đóng góp của họ còn được lưu truyền từ đầu thế kỷ 18, hoặc sáng tác một cách tài tử hoặc một cách chuyên nghiệp (như về sau này), trong kho tàng văn học Việt, với trọng tâm khai triển chính của công trình nghiên cứu là 21 năm tại Miền Nam. Công trình nghiên cứu còn có tính cách lịch sử vì nó đồng thời phác họa lại những tiến hóa trong vai trò người nữ trong xã hội Việt, từ chỗ chỉ biết tới sinh hoạt trong bốn bức tường gia đình và khi nhàn rỗi viết văn làm thơ như một trò tiêu khiển, tới việc bước ra ngoài xã hội bươn chải sinh sống và nuôi gia đình bằng nghề viết tiểu thuyết như các năm cuối thập niên 1960 tới 1975 – một hiện tượng chưa hề xẩy ra trong đời sống văn học Việt trước đó.

    Các Nhà Văn Nữ Miền Nam 1954-1975 của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang không phải là tác phẩm duy nhất viết về các nhà văn nữ. Trước 1975, nhà văn Uyên Thao đã xuất bản Các Nhà Văn Nữ Việt Nam 1900-1970 (Nhân Bản, Sài Gòn, 1973). Tuy nhiên, đây là một tập sách phê bình hơn là biên khảo. Ngoài ra, tuy ghi là từ 1900, tập sách chỉ gồm có chín nhà văn, với bốn vị viết từ trước 1945, và năm người từ sau 1954. Rải rác đó đây là những bài tiểu luận hay phỏng vấn một số người nữ cầm bút.

    Do đấy, có thể nói, công trình biên khảo của học giả Tôn Nữ Nha Trang là độc nhất và bao gồm sâu rộng rất cần được phổ biến tới giới độc giả Việt như một gợi ý cho các công trình nghiên cứu tương lai.

    Sinh năm 1941 tại Nha Trang, Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang là con đầu trong số 15 người con của nhà văn B.Đ. Ái Mỹ và nữ thi sĩ Trinh Tiên/Tâm Tấn. Bà theo học Đại học Văn Khoa, Sài Gòn từ 1961 tới 1962 thì đi du học tại International Christian University ở Mitaka, Tokyo. Từ năm 1965 tới 1966, bà phải tạm nghỉ học vì một tai nạn xe hơi làm mất trí nhớ và chấn thương một mắt. Năm sau, 1967, bà đỗ Cử nhân Ngôn ngữ và Văn chương Nhật Bản tại San Francisco State University, California. Sau khi lấy xong Cao học về Văn học sử so sánh, bà tiếp tục theo học tại University of California, Berkeley và đậu Tiến sĩ năm 1973 về Á Đông học. Luận án Tiến sĩ của bà nghiên cứu về vai trò truyền thống của phụ nữ Việt Nam phản ảnh trong văn chương truyền khẩu và văn chương viết. Từ 1975 tới 2007, bà dậy học tại các đại học Hawaii, California, Mã Lai, Nhật Bản, và Thái Lan. Toàn bộ tác phẩm đã xuất bản của bà có thể tìm thấy tại Web-site cá nhân tại http://www.second-sites.com/nhatrang/

    Vào mùa xuân năm 1984, Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang đã bỏ ra nhiều tuần lễ tham khảo các tài liệu về văn học Miền Nam lưu trữ tại các thư viện đại học Mỹ. Sau đó bà liên lạc với các nhà văn, nhà báo Việt tị nạn tại Mỹ để xin gặp và phỏng vấn. Những cuộc phỏng vấn này đều có thu băng, và chụp hình (thời ấy còn sử dụng máy cassette và phim âm bản). Kết quả là công trình biên khảo mà Văn Học Press xin giới thiệu trong  tập sách này qua phần chuyển ngữ  của nhà văn Trùng Dương và hiệu đính của dịch giả Trịnh Y Thư.

    Đối tượng độc giả Văn Học Press nhắm đến khi xuất bản sách là tập thể người Việt, do đó mặc dù công trình của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang viết bằng tiếng Anh, bản dịch được đưa lên phần đầu của sách. Bản nguyên tác tiếng Anh được in kèm theo sau để độc giả tiện quy chiếu, tham khảo thêm.

– Văn Học Press, 2020


******

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rất là gian nan để có sách tiếng Anh lưu hành trên thị trường văn học tiếng Anh. Sẽ rất là gian nan khi được người sáng lập và điều hành mạng âm nhạc Spotify phỏng vấn và đón nhận một ca khúc đơn vào mạng này. Và giọng ca của cô Nguyệt Lãm, với nghệ danh là Milly Mercury, đã chinh phục bà Rebecca Cullen, Chủ Biên mạng âm nhạc Spotify, như một tài năng mới đầy hứa hẹn. Những thành công sơ khởi khi vượt qua gian nan đã là niềm vui cho cô bé Nguyệt Lãm, người liên tục trong 5 năm qua đã vừa đi học, vừa đi làm, vừa sáng tác nhạc, và vừa viết sách. Đó là chặng đường gian nan khi cô bé Nguyệt Lãm tự khám phá bản thân để trở thành Milly Mercury. Chỉ mới vài ngày trước, vào ngày 12/6/2021, vài ngày trước khi tiểu bang California gỡ nhiều hạn chế đại dịch, mạng Amazon bắt đầu lưu hành tác phẩm văn học thiếu nhi, nhan đề “Beethoven The Bear” của tác giả Milly Mercury, bút hiệu của cô Nguyệt Lãm, con gái của nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh. Chỗ này cũng nên mở ngoặc cho các độc giả
“Tập sách cái cười & sự lãng quên” tự gọi là một cuốn tiểu thuyết, mặc dù nó là một phần truyện thần tiên, một phần phê bình, một phần chính luận, một phần nhạc học, một phần tự truyện. Nó có thể gọi bất kỳ cái gì nó muốn, bởi tổng thể cuốn sách là một thiên tài. – John Leonard, New York Times
Nền văn hóa trí tuệ được đầu tư bởi nhiều chất xám, của nhiều cây bút gạo cội, của nhiều tấm lòng ưu tư về nhiều thế hệ mai sau, để nuôi lớn những gì đang cần nuôi lớn, để duy trì, tiếp nối cái truyền thống của Cha Ông. “Phật Việt” ở giữa lòng “Tộc Việt.”
Thực ra, thể thức “văn dĩ tải đạo” ấy, đến một mức độ nào đó sẽ phải đương đầu với tình trạng bế tắc không có lối thoát! Đó chính là sự bế tắc của ngôn ngữ như là phương tiện chuyên chở đạo lý. Bởi vì, đạo lý trong ý nghĩa bản thể luận hay siêu hình học có thể là chân lý cao siêu vi diệu vượt ngoài mọi diễn đạt của danh ngôn. Nếu phương tiện chuyên chở nó không phải là thứ phương tiện thiện xảo tối hảo có khả tính tự vượt mọi biên tế thì không thể nào làm tròn được sứ mệnh khó khăn tột cùng mà phương tiện bình thường có thể đảm đang.Thực tế, cũng giống như văn học tổng quát, người ta khó có thể đưa ra một định nghĩa chắc nịch hay một tiêu chuẩn cố định như thế nào đó về nghệ thuật ngôn ngữ. Nhưng có điều chắc chắn là bất cứ người nào đã từng kinh nghiệm qua việc thưởng lãm văn học cũng có thể cảm nhận ra được một cách minh nhiên hương vị của nghệ thuật ngôn ngữ khi thưởng thức một tác phẩm văn học mà trong đó ngôn ngữ đã thật sự trở thành nghệ thuật đúng nghĩa.
Thế giới giờ này người né người! / Ngồi trên xe bus gắn máy lạnh, hoặc xe bò cọc cạch lăn bánh, / người ngồi xa người, khoảng cách an toàn, một thước rưỡi. / Anh xa tôi! Tôi xa em! Ta xa nhau! Đúng 2 thước. / Giờ này đôi ta hôn nhau nụ hôn gió qua khẩu trang! / Ai đó lỡ miệng ách-xì một, hoặc hai tiếng, hoặc một tràng; / Hết rồi những ánh mắt ái ngại, / những lời nói cảm thông, “God bless,” hoặc “Trời, Phật, Chúa chữa!”
Nhà giáo và nhà văn Bill Martin Jr. nhìn thấy hình con tôm hùm đỏ mà Carle đã vẽ cho một quảng cáo và đề nghị ông ấy cộng tác trong cuốn sách có hình minh họa. Cuốn sách thiếu nhi có hình minh họa “Brown Bear, Brown Bear, What Do You See?” được công ty Henry Holt & Co. xuất bản vào năm 1967 và trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Sự nghiệp của Carle đã bắt đầu như thế như là một họa sĩ vẽ minh họa, và ngay sau đó ông đã viết và vẽ minh họa cho các câu chuyện của chính ông.
Bác sĩ Ngô Thế Vinh từ lâu đã quan tâm sâu xa tới các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ông đã thu thập một khối lượng dữ kiện quý giá liên quan tới con sông Mekong dài hơn 4.800 km bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng chảy ra tới Biển Đông. Rất nhiều bài viết tâm huyết của ông đã cung cấp cho bạn đọc trong nước Việt Nam cũng như ở hải ngoại những thông tin hữu ích về chuỗi các con đập thủy điện khổng lồ Vân Nam cùng với những ảnh hưởng tác hại ra sao trên đời sống của bao nhiêu triệu cư dân ven sông.
Đâu khoảng tám, chín tuổi, lần đầu tiên tôi thực sự "chạm mặt" với sương mù. Thủ Đức, thuở đó, tháng mười hai, sương mù bảng lảng không phải là chuyện hiếm, càng gợi hứng cho chúng tôi rủ nhau chơi năm-mười giữa vườn cây dầu, phân cách ngôi trường và khu đệ tử viện Lasan. Tìm, nhận ra nhau thật khó giữa những thân cây, bóng người mập mờ ẩn-hiện.
Thiên hạ mơ màng với tương lai, vật vã cùng hiện tại và triền miên nâng niu hàng tỉ điều của quá khứ. Dù là những buồn vui hay khổ đau, dịu dàng hay gay gắt.... Đọc Đặng Mai Lan, chị như đặt hết những nỗi niềm, những vương vấn của quá khứ trong tấm hình ngày xưa, mờ và nhỏ xíu. Đặng Mai Lan đã nhắc giùm chúng ta, độc giả, về những điều không thể lãng quên. – Lê Chiều Giang
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.