Hôm nay,  

10 Bức Tranh Chăn Trâu: Từ Nhận Thức Đến Thực Hành

05/09/202010:50:00(Xem: 5749)

10 bức tranh chăn trâu


Không hiểu tại sao, ngay từ thời niên thiếu mới tìm hiểu Đạo Phật, Thập Mục Ngưu Đồ ( 10 Bức Tranh Chăn Trâu) đã in sâu vào tâm trí của tôi. Khi tìm đọc sách về Thiền, các bức  ảnh của chú mục đồng chăn dắt con trâu qua từng giai đoạn có sức hút mạnh mẽ với tôi, cho dù không hiểu nhiều về ý nghĩa.  Có lẽ một phần là vì tôi rất thích bài hát  “Em Bé Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy, với câu hát quen thuộc: “ Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ…”. Sau này tôi còn nghe câu hát này được sửa lời “Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chứ…”. “Chăn trâu” tương đồng với “đi tu”, cũng hay hay!

Một người đàn anh trong Phật học đã từng giải thích cho tôi ý nghĩa của 10 Bức Tranh Chăn Trâu từ 40 năm trước. Đó là tiến trình thấu hiểu được Đạo, hay thấy Phật Tánh của người tu thiền. Nghe anh giải nghĩa, tôi càng thích thú. Một sự say mê hoàn toàn mang tính kiến thức. Thiền Tông thời niên thiếu đối với tôi là một loại triết học cao siêu. Thập Mục Ngưu Đồ là một biểu tượng thật đẹp cho triết lý của Phật Pháp khi nói về thiền. Tôi ngẫm nghĩ, suy tư về nó, nhưng không quan tâm lắm đến việc thực tập ra sao. Có lẽ nó chỉ dành cho các vị thiền sư mà thôi.

Rồi thời gian qua nhanh cùng nhiều vui buồn, đổi thay trong cuộc sống. Ở độ tuổi trung niên trên đất Mỹ, khi phải bắt đầu một giai đoạn cuộc đời mới, tôi có dịp “hội ngộ” cùng 10 Bức Tranh Chăn Trâu qua những lần nghe Thầy Phước Tịnh giảng về chủ đề này. Nhưng lần này thì sự quan tâm của tôi lại được khai mở theo một khía cạnh hoàn toàn mới: thực hành tu tâm. Thầy tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần: thấy được Phật Tánh ngay trong thân này là phần thưởng dành cho mọi Phật tử chịu khó tu tập, thực hành, chứ không phải chỉ dành riêng cho giới tăng ni. Ai có đủ niềm tin, đủ niềm say mê thực tập thì sẽ có lúc nếm được hương vị giải thoát. Khó mà dễ. Vấn đề là phải bắt đầu thực hành. Giống như chỉ khi bắt đầu bước đi thì mới thấy được con đường mở ra đến những chân trời mới ra sao.

Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng 10 Bức Tranh Chăn Trâu là một vở kịch có 10 màn. Chỉ có hai nhân vật chính trong vở kịch: chú mục đồng và con trâu, tượng trưng cho người Phật tử và cái Tâm của chính mình. Giống như chú mục đồng từng bước chăn dắt con trâu của mình để nó biết vâng lời, người Phật tử cũng phải rèn luyện khả năng làm cho tâm mình trở nên tĩnh lặng, từ đó có thể thấy được Phật Tánh ngay trong tâm. Thầy tôi đã từng có 10 buổi giảng, mỗi buổi giảng chỉ nói về một bức tranh chăn trâu. Nay tôi cố tóm tắt đơn giản đủ để bắt đầu thực hành về 10  giai đoạn tu tâm này như sau:

  1. Tìm Trâu: Đa số Phật tử đều muốn có được sự bình an bền vững trong tâm hồn, giống như Tâm của Đức Phật. Một số người muốn khi chết được về cõi Niết Bàn, thoát vòng sinh tử luân hồi. Nhưng mà thực sự thì Phật Tâm, hay Niết Bàn nằm ở đâu? Kinh sách dạy rằng Phật ở tại Tâm, Niết Bàn cũng ở tại Tâm. Làm sao để nhận ra điều này? Đây là câu hỏi mà nhiều Phật tử bỏ cả đời ra để đi tìm. 

  2. Thấy Dấu: Nhờ nghe giảng, tìm hiểu Phật pháp, người Phật tử bắt đầu tin rằng cái tâm tĩnh lặng đó có sẵn ở ngay trong tâm. Thỉnh thoảng  thấy nó xuất hiện trong tâm, nhưng thoáng có rồi mất. Nhưng điều này cũng đủ để người Phật tử khởi sự có niềm tin Phật ở ngay trong tâm mình.

  3. Thấy Trâu: Nhờ có thực hành thiền tập, người Phật tử đã nhận ra trạng thái tĩnh lặng , sáng rỡ hiện tiền của tâm mình.  Có lẽ đúng là Niết Bàn, Phật Tánh nằm sẵn ngay tâm rồi! Chỉ có điều, do chưa thực hành thuần thục, đều đặn, cho nên trạng thái tâm tĩnh lặng này không duy trì được lâu.

  4. Được Trâu: càng chú tâm quan sát tâm của mình kỹ hơn, ta càng nhận ra bản chất của tâm là xao động. Tâm người luôn hướng về quá khứ, tương lai, luôn bị chi phối bởi những cảm xúc, vui buồn, ghét thương. Nhưng cũng nhờ quan sát được tâm, ta nhận ra khi những xao động trong tâm lắng xuống, ta thấy được sự tĩnh lặng bao la là cái nền cho mọi dòng suy nghĩ. Giống như hàng tỉ thiên hà dù to lớn đến đâu cũng vận hành trong khoảng không vũ trụ bao la.

  5. Chăn Trâu: Nếu như người chăn trâu dùng roi vọt để thuần hóa con trâu, không để cho trâu đi ăn lúa của người, thì người tu tâm cũng có cách để làm cho tâm mình bớt xao động. Một trong những phương pháp điều tâm là thực hành Chánh Niệm trong giây phút hiện tại. Hãy tập chú tâm, làm người quan sát mà không phán xét mọi sự việc diễn ra trong tâm mình. Dễ nhất là tập theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra một cách tự nhiên. Hơi thở thì ai cũng có, và hơi thở diễn ra ngay trong giây phút hiện tại, cho nên chú tâm quan sát hơi thở là dễ thực hành. Sau khi đã chú tâm vào hơi thở, ta có thể thực hành quan sát những cảm thọ vui, buồn, ghét, thương… diễn ra trong tâm. Điều quan trọng là khi chúng xuất hiện, hãy đơn giản nhận diện chúng mà không cần phán xét, hay bị cuốn vào những ý nghĩ khởi lên từ những cảm thọ này. Sau khi đã quen với việc quan sát cảm thọ, ta bắt đầu tập quan sát những dòng suy nghĩ liên tục khởi lên trong tâm thức. Ta là người quan sát chúng, mà không đồng hóa vào chúng. Đây là một việc khó, nhưng nếu thực hành chuyên cần thì sẽ làm được. Lúc mới thực tập, ta sẽ thấy thường xuyên bị cuốn hút vào những  suy nghĩ sinh khởi lúc nào mà không hay. Không sao cả! Khi nhận ra điều này, hãy bắt đầu chú tâm trở lại vào hơi thở. Sẽ đến lúc ta có thể làm người quan sát một cách dễ dàng hơn, và tâm dễ lắng đọng hơn.

  6. Cỡi trâu về nhà:  Khi đã thực hành chuyên cần, việc giữ cho tâm ở trạng thái tĩnh lặng, sáng tỏ, an trú trong giây phút hiện tại không còn khó khăn nữa. Giống như chú mục đồng cỡi trâu về nhà, ngồi trên lưng trâu thổi sáo thanh bình mà không cần dùng đến roi vọt. Người tu đến giai đoạn này thư thái, thong dong trong mọi hành động một cách tự nhiên.

  7. Quên Trâu Còn Người: Trong giai đoạn đầu điều phục tâm, ta tập làm người “đứng bên ngoài” quan sát tâm, không bị đồng hóa vào những dòng suy nghĩ liên tục của tâm. Khi tâm đã thực sự thuần hóa, thì  không còn cần có ta quan sát nữa mà tâm vẫn giữ được trạng thái tĩnh lặng.  Lúc đó, trong ta chỉ còn một cái tâm an nhiên tự tại duy nhất.

  8. Trâu Người Đều Quên: Hình ảnh một vòng tròn không tượng trưng cho trạng thái tâm tĩnh lặng mà mọi những người thực hành thiền đều hướng tới, với nhiều tên gọi khác nhau: Chân Tâm,  Tâm Phật Bất Động, Tâm Không Sinh Không Diệt, Tâm Niết Bàn... Đến giai đoạn này, cũng cái tâm xao động ngày xưa nay đã trở thành Phật Tâm.

  9. Trở Về Nguồn Cội: Khi Chân Tâm hiện hữu, người tu cũng nhận thấy rằng Phật Tâm chưa hề nằm bên ngoài cái tâm bình thường  của mình trước đây. Giống như một người đi tìm vật báu ở xa xôi nay thấy nó tại ngôi nhà cũ của mình. Phật tại Tâm là như vậy đó.

  10. Thõng Tay Vào Chợ: Cho dù đã đạt được trạng thái Tâm Niết Bàn, người thấy được Đạo vẫn không thoát ly khỏi đời sống thường nhật đầy dẫy những vui, buồn, ghét, thương. Người tu theo hạnh Bồ Tát vẫn bình thản quay lại với cuộc đời, đem lại bình an, hạnh phúc cho người khác, mà không sợ mất đi sự an tĩnh của tâm mình. 

Khi tóm tắt về 10 Bức Tranh Chăn Trâu như trên không có nghĩa là tôi đã trải qua được tất cả giai đoạn này. Thú thật là tôi chỉ mới đi lưng chừng giữa đường. Còn lại là niềm tin vững chắc vào lời hướng dẫn của Thầy, cũng như theo kinh sách. Tuy nhiên, tôi cũng xin chia sẻ một vài trải nghiệm của chính mình trong khi thực hành tu tâm:

  • Để bắt đầu, phải có được niềm tin vững chắc rằng “Phật ở tại Tâm”. Nhiều giai thoại thiền đã chỉ ra rằng nhiều thiền sinh vẫn không dám nhận là Phật ở trong tâm mình. Đa phần Phật tử đặt niềm tin vào những vị Phật ở bên ngoài để có được sự bình an: Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc… Nếu không có được niềm tin vào năng lực tâm của chính mình, sẽ khó mà bỏ thì giờ để ngồi thiền mỗi sáng, thực hành Chánh Niệm hằng ngày. 

  • Vì con đường thiền tập tìm Phật trong Tâm đòi hỏi nhiều nỗ lực cá nhân, cho nên đó là một con đường khá cô độc. Trong những nhóm bạn đạo mà tôi quen biết, số người tu Tịnh Độ chuyên tụng kinh, niệm Phật vẫn nhiều hơn số người thực hành thiền tập. Hãy nhìn vào 10 Bức Tranh Chăn Trâu mà xem: chỉ có mỗi chú mục đồng và con trâu. Khi chăn trâu chẳng thấy có bạn phụ giúp, hay thầy chỉ bảo. Tất cả phải tự mình làm thôi! Những người tu thiền cũng thế. Tâm mình chỉ có mình biết rõ, cho nên phải tự theo dõi và rèn luyện tâm. Thầy hướng dẫn chỉ có thể cho lời khuyên hữu ích nếu ta đã thấy được những diễn biến trong tâm mình do thực hành, có thắc mắc cụ thể.

  • Có một cách để tạo thêm hứng khởi cho tiến trình tu tâm: hãy đặt cho mình những mục tiêu, thành quả dễ đạt trước. Thí dụ như thực hành Chánh Niệm để có được sự tập trung cao trong công việc, để có một sức khỏe tâm linh vững vàng, để có thể làm chủ được cảm xúc… Những lợi ích do thực tập Chánh Niệm đem lại cho đời sống thường nhật rất nhiều, nên đang được áp dụng ngày càng rộng trong xã hội Mỹ.

  • Tu tâm là một tiến trình. Không nên thất vọng khi thấy tâm mình xao động khi thiền tập. Và cũng không nên cố “đi tắt”, mới bắt đầu thực hành mà muốn “cưỡi trâu về nhà”, hay muốn thấy ngay vòng tròn không. Hãy bắt đầu thực tập, đừng quá mong cầu. Tâm bình an dần dần sẽ hiển lộ.

Một người tâm xao động, đầy cảm xúc như tôi mà cũng đã bắt đầu, và cũng đã đi đến đâu đó giữa đoạn đường của 10 Bức Tranh Chăn Trâu. Chừng nào thì bạn sẽ bắt đầu? Mời bạn bắt đầu bước đi trên con đường mới, với nhiều niềm hạnh phúc mới lạ đang chờ bạn…

Mời bạn nghe 10 Bài Thiền Ca Chăn Trâu, được sáng tác bởi một người đã từng có được hạnh phúc vì đi trên con đường này:

https://www.youtube.com/watch?v=1D8ILXJDSrM&feature=youtu.be 

Tâm Nhuận Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LTS: Chiều Thơ Nhạc Ra Mắt Sách O Xưa | Nhã Ca đã được tổ chức vào chiều thứ Sáu, 10 tháng 2 cuối tuần qua. Gia đình Nhã Ca/Trần Dạ Từ và Việt Báo xin cảm ơn quý bạn hữu gần xa đã đến tham dự sinh hoạt cùng chúng tôi. Cũng xin cảm ơn các thân hữu, độc giả, khách tham dự đã gửi bài viết đến tòa soạn. Chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài quý vị gửi đến.
Nhã Ca làm thơ trước khi viết văn, chị làm thơ từ Huế và khi vào trong Nam chị mới bắt đầu viết văn cùng anh Trần Dạ Từ – cũng là một thi sĩ nổi tiếng với những bài “thơ Tình”. Không biết hai anh chị yêu thơ của nhau trước rồi mới yêu người hay yêu người rồi mới bật ra thơ. Nhưng phải nói là cả hai người làm thơ này đã là hai tác giả nổi tiếng về “thơ Tình” cho những người đang yêu nhau từ thời 1964 cho đến bây giờ. (Nếu người ta còn thích đọc “thơ Tình” như tôi.)
Phạm Duy từng là một anh bộ đội. Phạm Duy từng là một văn nghệ sĩ, một cán bộ văn hóa, phục vụ khắp các chiến trường những năm đầu cuộc Kháng chiến chống Pháp, từ 1945 đến 1951. Chỉ sau hai năm đầu toàn dân cùng một lòng chung nhau chống Pháp đã bắt đầu có sự phân rã, vì lý do ý thức hệ tư tưởng chính trị. Những thành phần Quốc gia hiểu ra họ cần một môi trường chống Pháp không cùng hàng ngũ với Mặt trận Việt Minh. Từ 1947, đã có phong trào dinh tê [rentrer, trở về]. Người Quốc gia cùng nhau rời bỏ hàng ngũ kháng chiến để trở về thành phố, những vùng có quân Pháp chiếm đóng. Năm 1948 đã hình thành Lực lượng Quốc gia Việt Nam, có chính phủ và quân đội riêng, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Vua Bảo Đại đứng đầu.
Chúng tôi chào đời vào buổi không mấy vui. Cái vui chưa đúng là vui, không đáng nhớ. Cái buồn đi lố cái gọi là buồn, phải kèm thêm từ “thảm”. Trốn đi đâu cũng chẳng thể ra ngoái nỗi nhớ. Cuộc đời thì dài dặc, niềm vui biến đâu mất tiêu. Cứ nghe cha đêm khuya thở dài. Mẹ ru con toàn nỗi nhớ // Chiều chiều ra đứng ngõ sau / nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều // Nhớ ai không nhớ, nhớ người thất thế sa cơ // Chiều chiều én liệng truông mây / cảm thương chú Lía bị vây trong thành //
Chúng ta đều rõ là Âu, Mỹ đón Tết Dương Lịch mỗi năm vào ngày 01.01. Hằng năm, người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng đều đón Tết theo Âm Lịch. Như vậy người Á Chân có dịp mừng Năm Mới đến hai lần.
LTS: Trải dài suốt mấy thế hệ, từ thời kháng chiến chống Pháp, cuộc chiến hai mươi năm, và rồi tha hương, tên tuổi Phạm Duy luôn luôn gắn bó với tình tự dân tộc, là một huyền thoại trong khu làng âm nhạc, văn nghệ Việt Nam. Hiếm ai trong chúng ta không cảm thấy lòng dạt dào yêu quê Mẹ Việt Nam hơn khi nghe nhạc và ca từ của Ông. Cả một cuộc đời dài sáng tác, Ông đã để lại cho đời sau một gia sản tinh thần khổng lồ với “ngàn lời ca” mà có lẽ trước và sau Ông khó ai bì kịp. Đúng ngày này 10 năm trước, ngày 27 tháng 1 năm 2013, người nhạc sĩ nổi trôi cùng mệnh nước 93 năm đã kết thúc cuộc hành trình “trên đường về nơi cõi hết”. Nhân ngày giỗ Ông năm thứ 10, Việt Báo hân hạnh đăng tải dưới đây loạt bài của nhà văn Cung Tích Biền. Loạt bài gồm 4 phần, mỗi phần là cái nhìn ở mỗi chặng đường soi giọi bước chân của người nhạc sĩ.
mưa bụi lướt về trong mơ ướt sũng một thời trí nhớ thì thầm cổ tích như thơ bay vào trong con giấc ngủ mẹ ru con lời dịu dàng nguyện cho mưa về tốt lúa nguyện cho khắp cõi bình an nguyện người người xa nhà lửa
Sinh thời, Hemingway, tác giả của “Ngư ông và biển cả” vào bất cứ lúc nào cũng có nuôi chừng vài chục con mèo. Ngôi nhà của ông ở Key West, Florida, trở thành viện bảo tàng có khoảng 40 cho đến 50 con mèo sáu ngón (polydactyl cat). Tất cả đều được đặt tên của những nhân vật nổi tiếng. Đám mèo sáu ngón này là hậu duệ của con mèo Snow White do một vị thuyền trưởng tặng cho Hemingway.
... Nếu thế thì mỗi bài thơ là một sự cách tân, mỗi thi sĩ là một người làm mới sự vật. Có những điều chỉ ngôn ngữ thi ca mới nói được, chỉ thi ca mới có cái “thần” giúp chúng ta thấu thị tận đáy sâu của bản ngã. Người làm thơ là người nắm trong tay quyền năng “soi sáng” sự vật, quyền năng cho sự vật một đời sống mới, quyền năng “đi vào linh hồn của sự vật[1],” và không ai có thể tước đoạt quyền năng đó từ tay hắn...
Ngày nay nhân loại có quá nhiều thú vui không kể xiết. Người ta tìm kiếm, ngụp lặn trong thú vui và cho đó là hạnh phúc. Nhưng này bạn ơi, Thú vui không phải là hạnh phúc, Mà nhiều khi nó là nguồn gốc của khổ đau. Niềm vui lớn nhất của nhân loại ngày hôm nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.